Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

 - Vai trò của sự việc trong văn bản tự sự.

 - Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

2. Năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

 - Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt và nhận diện sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự

3. Phẩm chất: Có ý thức, tự tin khi tìm hiểu tác phẩm tự sự.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, bài dạy. Bảng phụ (máy chiếu) ghi các sự việc trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.

III. Tiến trình dạy học

1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số

2. Kiểm tra bài cũ

- Tự sự là gì?

- Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cho biết nhân vật chính.

 

doc 8 trang tuelam477 3350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2020	 Ngày giảng:21, 22/9/2020
TIẾT 9, 10 – BÀI: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
 - Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ và viết văn tự sự.
3. Phẩm chất: - Giáo dục ý thức kể chuyện có ý nghĩa 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, bài dạy. Bảng phụ (máy chiếu) ghi ví dụ (Phần 1- của I)
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Em hiểu thế nào là giao tiếp?
 - Nêu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
3. Bài mới
TIẾT 1: *Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV:Các em đã được nghe ông bà, cha, mẹ kể những câu chuyện mà các em quan tâm, yêu thích. Mỗi truyện đều có ý nghĩa nhất định qua các sự vịêc xảy ra trong truyện. Đó là một thể loại gọi là tự sự. Vậy tự sự có ý nghĩa gì? Phương thức tự sự là như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
HS: Lắng nghe
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoat động 1: Tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm của phương thức tự sự.
- GV: treo bảng phụ ghi ví dụ .
- HS đọc bài tập 1 chú ý các tình huống 
mà SGK đã nêu.
? Trong những trường hợp như thế người 
nghe muốn biết điều gì và người kể phải
 làm gì?
+ Người nghe: muốn tìm hiểu, muốn biết
 + Người kể: phải kể, thông báo, giải thích...
? Theo em kể chuyện để làm gì?
HS: Để biết, để nhận thức về sự vật, sự
việc, để giải thích khen chê.
? Muốn cho người khác hiểu được chuyện 
của mình em phải làm như thế nào ?
- HS: Phải trình bày chuỗi sự việc theo thứ tự từ trước đến sau.
- HS đọc bài tập 2.
? Văn bản Thánh Gióng kể về sự việc gì?
HS: Chuyện Thánh Gióng thời Hùng Vương thứ 6 xung phong ra trận đánh giặc Ân.
? Em hãy trình bày diễn biến của sự việc 
trong truyện Thánh Gióng:
- HS trả lời, GV đưa ra đáp án
- GV giảng: Chuỗi sự việc là sự việc này
 dẫn đến sự việc kia có đầu đuôi, sự việc 
trước là nguyên nhân của sự việc sau?
- GV chốt, rút ra kết luận ghi bảng
? Việc sắp xếp các sự việc thành chuỗi
 trước sau như vậy có ý nghĩa gì?
- HS: Giúp người đọc, người nghe dễ hiểu
? Vậy tự sự có tác dụng gì?
- HS đọc ghi nhớ ( SGK)
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của
phương thức tự sự :
1. Bài tập 1: 
* Nhận xét:
- Người nghe: muốn tìm hiểu, muốn biết
- Người kể: phải kể, thông báo, giải thích...
2. Bài tập 2 :
* Nhận xét:
 - Diễn biến sự việc trong truyện Thánh Gióng:
1 - Sự ra đời của Thánh Gióng.
2- Thánh Gióng biết nói và xin đi đánh giặc.
3- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4-Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt... xông ra trận đánh giặc.
5-Thánh Gióng đánh tan giặc
6- Thánh Gióng bay về trời.
7- Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
8 - Dấu tích còn lại .
->Kể một chuỗi sự việc theo thứ tự nhất định nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó chính là tự sự.
+Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ khen chê.
 * Ghi nhớ sgk/28
TIẾT 2: *Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập
Học theo nhóm: 
Nhóm 1: Câu 1. Nhóm 2: Câu 2. Nhóm 3: Câu 3a. Nhóm 4: Câu 5
- HS đọc bài tập 1, 2, 3,5
? Điều gì tạo nên nội dung câu chuyện?
HS: Sự thay đổi ý nghĩ của ông già làm 
thành nội dung truyện.
? Phương thức tự sự thể hiện ntn?
? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
- HS kể bằng văn xuôi bài thơ trên
Đại diện trả lời 
Nhận xét .
GV bổ sung và chốt:
 Bài 1. Tình yêu cuộc sống, dù mệt nhọc, vất vả thì sống vẫn hơn chết.
 Bài 2. Chế giếu thói tham ăn của mèo con. 
HS đọc bài tập 3. 
Cá nhân.
Nhận xét 
GVchốt ý và ghi bảng.
Bài 5: Hs lên trình bày, cả lớp nhận xét.
- Bài 4: GV đưa ra các sự việc trong truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, Gv cho trò chơi “Hợp sức”, 4 Hs lên thảo luận và sắp xếp lại cho đúng.
II. Luyện tập :
Bài 1
Mẩu chuyện: Ông già và thần chết.
- Phương thức tự sự thể hiện ở việc kể lại một chuỗi sự việc:
+ Ông già đẵn củi, vác củi kiệt sức.
+ Ông già nghĩ đến cái chết.
+ Thần chết đến
+ Ông già sợ hãi thay đổi ý nghĩ.
- ý nghĩa: Tình yêu cuộc sống, dù mệt nhọc, vất vả thì sống vẫn hơn chết. 
Bài 2: 
Sa bẫy là bài thơ tự sự vì tuy diễn đạt bằng thơ ngụ ngôn nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, sự việc và diễn biến nhằm chế giễu tính tham ăn của mèo con
Bài 3: 
Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự 
- Văn bản 1: là một bản tin kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần 3
- Văn bản 2: là kể về việc người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược
* Vai trò giơi thiệu, tường thuật, thuyết minh. 
*Hoạt động vận dụng 
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Viết một đoạn văn tự sự
*Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Thống kê lại những văn bản tự sự đã học ở lớp 5
4. Củng cố: 
- Em hiểu tự sự là gì?
- Tại sao khi kể chuyện cần trình bày theo chuỗi sự việc?
5. Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Liệt kê chuỗi sự việc được kể trong một truyện dân gian đã học.
- Xác định phương thức biểu đạt sẽ sử dụng để giúp người khác hình dung được diễn biến một sự việc.
- Về chuẩn bị bài mới: Sự kiện và nhân vật trong văn tự sự
Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:23/9/2020	 Ngày giảng:24/9/2020
TIẾT 11, 12 - Bài 3: (TLV) SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 - Vai trò của sự việc trong văn bản tự sự.
 - Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
 - Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt và nhận diện sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự 
3. Phẩm chất: Có ý thức, tự tin khi tìm hiểu tác phẩm tự sự.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, bài dạy. Bảng phụ (máy chiếu) ghi các sự việc trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.	
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ 
- Tự sự là gì?
- Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cho biết nhân vật chính.
3. Bài mới
Tiết 1: *Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV: Sự việc và nhân vật là hai yếu tố cơ bản của tự sự. hai yếu tố này có vai trò quan trọng như thế nào, có mối quan hệ ra sao để câu chuyện có ý nghĩa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
HS: Lắng nghe
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động1: Đặc điểm cửa sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
HS đọc bài tập và trả lời.
Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc.
Cho biết mối quan hệ nhân quả của các sự việc trên? 
 Em hãy chỉ ra 6 yếu tố sau trong truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh.
- Do ai làm? ( nhân vật)
- Xảy ra ở đâu? ( không gian)
- Xảy ra lúc nào ? ( thời gian)
- Vì sao xảy ra ? ( nguyên nhân)
- Xảy ra như thế nào ? ( diễn biến)
- Kết quả như thế nào?
Theo em bỏ yếu tố thời gian và địa điểm của truyện đi được không? Vì sao?
Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Bỏ việc vua Hùng ra ĐK kén rể đi được không?
Thuỷ Tinh nổi giận có vô lí không? hãy giải thích.
Mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh thể hiện ở những khía cạnh nào?
Có thể để cho Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao.
Có thể xoá bỏ sự việc cuối cùng của truyện không ? Vì sao?
 Qua đây em hãy cho biết cách trình bày sự việc trong văn tự sự?
- GV chốt rút ra kết luận 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân vật trong văn bản tự sự.
 Trong truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh ai là nhân vật chính? Có vai trò gì?
Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất . Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không?
Qua đây em thấy nhân vật trong văn tự sự được kể ntn?
- GV chốt lại vai trò của nhân vật trong văn tự sự, vai trò của nhân vật chính, nhân vật phụ ® ghi bảng.
- HS đọc ghi nhớ
I. Đặc điểm cửa sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1. Sự việc trong văn tự sự :
 a. Bài tập
Sự việc trong truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
Sự việc khởi đầu (1)
Sự vIệc phát triển (2,3,4)
Sự việc cao trào (5,6)
Sự việc kết thúc (7)
Sự việc trước là mối quan hệ của sự việc sau là kết quả của sự việc trước và lại là mối quan hệ của sự việc sau nữa.
- Nhân vật Hùng Vương, Sơn Tinh , Thuỷ Tinh.
Địa điểm: Phong Châu đất của Vua Hùng.
- Thời gian: Thời Vua Hùng 18.
- Nguyên nhân: Do sự ghen tuông của Sơn Tinh- Thuỷ Tinh
- Diễn biến: Sơn Tinh- Thuỷ Tinh đánh nhau
- KQ: Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
 b. Nhận xét
Khi trình bày sự việc trong văn tự sự phải cụ thể: thời gian, địa điểm , nhân vật thực hiện sự việc có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Sự việc được sắp xếp một cách thứ tự thể hiện được t2 người kể muốn biểu đạt.
 Ghi nhớ sgk/38
2. Nhân vật trong văn tự sự :
 a. Truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
 b. Nhận xét.
- Nhân vật trong văn tự sự được kể bằng cách đặt tên, giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.
- Kể các việc làm của hành động, ý nghĩ của nhân vật.
- Miêu tả chân dung, trang phục.
- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu, nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
- Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm...
 Ghi nhớ sgk/39
TIẾT 2: * Hoạt động luyện tập
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hướng dẫn học sinh luyện tập( 28p)
Goïi hoïc sinh ñoïc baøi taäp 1.
Cho hoïc sinh thaûo luaän nhoùm 5’.
Goïi ñaïi dieän trình baøy. Nhaän xeùt yù nghóa cuûa caùc nhaân vaät.
Goïi hoïc sinh toùm taét truyeän” Sôn Tinh Thuûy Tinh” theo söï vieäc gaén vôùi nhaân vaät chính.
Goïi hoïc sinh nhaän xeùt.
Theo em, teân truyeän ñöôïc ñaët döïa vaøo ñaâu? Coù theå ñoåi teân khaùc ñöôïc khoâng?
Nhaân vaät chính.
Goïi hoïc sinh ñoïc baøi taäp 2.
Yeâu caàu hoïc sinh laøm trong vôû baøi taäp.
Goïi hoïc sinh trình baøy. Nhaän xeùt.
Bài tập 2: Tưởng tượng để kể
Dự định:
 - Kể việc gì?
 - Nhân vật chính là ai?
 - Chuyện xảy ra bao giờ? ở đâu?
 - Nguyên nhân? Diễn biến? kết quả?
 - Rút ra bài học?
Bài 1: Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện ST, TT đã làm?
 - Vua Hùng: kén rể, mời lạc hầu vào bàn bạc. gả Mị Nương cho ST.
 - Mị Nương: theo chồng về núi.
 - ST: Cầu hôn, đem sính lễ, rước Mị Nương về núi, giao chiến với TT
 - TT: đến cầu hôn...
 a. Vai trò của các nhân vật: 
 - Vua Hùng( nhân vật phụ): nhưng không thể thiếu vỡ VH là người quyết định cuộc hôn nhân 
 - Mị Nương: ( nhân vật phụ): đầu mối cuộc xung đột
 - TT( Nhân vật chính) : thần thoại hoá sức mạnh của mưa gió..
 - ST( nhân vật chính): người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ
 b. Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính:
 Thời vua Hùng Vương thứ 18, ở vùng núi Tản Viên có chàng ST có nhiều tài lạ...ở miền nước thẳm có chàng TT tài năng không kém. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, hai chàng đến cầu hôn. Vua Hùng kén rể bằng cách đọ tài. ST đem lễ vật đến trước lấy được Mị Nương. TT tức giận đuổi theo hòng cướp lại Mị Nương. Hai bên đánh nhau dữ dội. ST thắng bảo vệ được hạnh phúc của mình, TT thua mãi mãi ôm mối hận thù. Hàng năm TT đem quân đánh ST nhưng đều thua gây ra lũ lụt ở lưu vực sông Hồng.
 c. Đặt tên gọi theo nhân vật chính:
 - Gọi: Vua Hùng kén rể : Chưa nói đựơc thực chất của truyện.
 - Gọi: Truyện Vua Hùng..: dài dòng, đánh đồng nhân vật, không thoả đáng.
Bài tập 2: Tưởng tượng để kể
*Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Tìm các sự việc liên quan đến một nhân vật trong một văn bản mà em đã học.
*4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- Khi trình bày sự việc trong văn tự sự cần chú ý điều gì? nhân vật trong văn tự sự hiện ra như thế nào, có vai trò gì?
- Nhân vật trong văn tự sự hiện ra như thế nào, có vai trò gì?
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Khi trình bày sự việc trong văn tự sự phải cụ thể về: ... ,địa điểm, nhân vật thực hiện sự việc có ...., ...., kết quả.
- Sự việc được sắp xếp một cách .... thể hiện được tư tưởng người kể muốn biểu đạt
5. Dặn dò:
- Xem lại bài học.
- Tập phân tích sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự tự chọn.
- Xem lại bài học.
- Đọc và soạn bài: Từ mượn.
Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.doc