Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

 - Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.

 - Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.

 2. Năng lực :

 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

 - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ.

 3. Phẩm chất: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật trong truyện .

 II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, bài dạy.

2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.

 

doc 5 trang tuelam477 4930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /10/2020 Ngày giảng: , /10/2020
PPCT TIẾT 21, 22 – BÀI: THẠCH SANH ( Cổ tích)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 - Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.
 - Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.
 2. Năng lực :
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
 - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
 3. Phẩm chất: Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật trong truyện .
 II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, bài dạy.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
TIẾT 1
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV:Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biêủ cho kho tàng truyện cổ tích VN, được nhân dân ta yêu thích. Đây là truyện cổ tích về người dũng sĩ cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa, chống quân xâm lược 
HS: Lắng nghe
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về truyện cổ tích.
- GV nhấn mạnh khái niệm về cổ tích.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung .
- GV đọc mẫu- - 4 HS đọc nối tiếp nhau.
- GV: Yêu cầu HS xem chú thích .
Xác định bố cục, nội dung văn bản.
Đ1: Từ đầu đến mọi phép thần thông.
Đ2: Tiếp đến làm Quận Công.
Đ3 Tiếp đến hoá kiếp thành bọ hung .
Đ4: Còn lại.
Tóm tắt ?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn bản 
 Sự ra đời của Thạch Sanh có điều gì bình thường và khác bình thường?
Trước khi kết hôn Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào?
Lí Thông có những suy nghĩ và hành động để hại Thạch Sanh như thế nào?
Em có nhận xét gì về con người của Lí Thông?
 Lí Thông đại diện cho loại người nào?
Lí Thông phải trả giá cho những việc làm của mình như thế nào?
TIẾT 2 :
Hoạt động 4: Ý nghĩa của các chi tiết thần kì
+ Hoá phép giết chăn tinh?
+ Chăn tinh chết biến thành cây cung vàng?
+ Cây đàn thần?
+ Niêu cơm thần?
? Nêu ý nghĩa của tiếng đàn thần kì?
? Tiếng đàn làm quân 18 nước chư hầu đầu hàng có ý nghĩa gì?
GV chốt: Tiếng đàn của Thạch Sanh là tiếng đàn của công lí. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về công lí chính nghĩa.
-Niêu cơm cùng lời thách đố của Thạch Sanh và sự thất bại của giặc chứng tỏ khả năng phi thường của nhân dân ta, thể hiện lòng nhân đạo của nhân dân.
Em có nhận xét gì về kết thúc truyện?
Nghệ thuật?( Tổ 1,2)
Ý nghĩa của câu chuyện ?( tổ 3,4)
Đại diện trả lời .
Nhận xét 
- HS đọc ghi nhớ sgk .
I. Khái niệm về cổ tích : ( sgk) 
II. Tìm hiểu chung :
1. Đọc :
2. Chú thích:
3. Bố cục : 4 đoạn .
Đ1: Từ đầu đến mọi phép thần thông.
Đ2: Tiếp đến làm Quận Công.
Đ3 : Tiếp đến hoá kiếp thành bọ hung .
Đ4: Còn lạị .
4. Tóm tắt 
TIẾT 2 :
III. Tìm hiểu văn bản :
 1. Nhân vật Thạch Sanh.
- Ra đời và lớn lên có nét bình thường song cũng có những nét khác thường.
* Những thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua.
+ Bị lừa đi canh miếu thần -> giết chằn tinh.
+ Xuống hang giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang.
+ Bị hồn chăn tinh và đại bàng trả thù và bị bắt nhốt vào ngục.
+ Sau khi lấy công chúa Thạch Sanh còn phải đối mặt với hoàng tử 18 nước chư hầu.
2. Nhân vật Lí Thông.
- Dối trá, nham hiểm, xảo quyệt, vong ân bội nghĩa
-> Đại diện cho cái ác -> Bị sét đánh chết
3. Ý nghĩa các chi tiết thần kì.
* Ý nghĩa tiếng đàn thần kì
- Tiếng đàn giúp nhân vật giải oan, giải thoát, giúp công chúa khỏi câm, giúp Thạch Sanh vạch mặt Lí Thông, giúp đánh giặc.
- >Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân, là vũ khí đặc biệt chống kẻ thù.
* Niêu cơm thần kì:
- Thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, nhân dân, thể hiện tấm lòng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật :
Sắp xếp các tình tiết tự nhiêm , khéo léo .
Sử dụng những chi tiết thần kì .
2. Ýnghĩa: Thạch Sanh thể hiện ước mơ của người dân về chiến thắng của con người lương thiện ,chính nghĩa .
* Ghi nhớ sgk/67
*Hoạt động luyện tập: 
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 5 :Luyện tập:
Kể một sự việc (Thạch Sanh cứu công chúa) trong truyện Thạch Sanh
2-3 em kể .
Nhận xét
GV bổ sung đánh gía .
4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ.
5. Dặn dò:
- Đọc lại truyện.
- Tập trình bày những cảm nhận, suy nghĩ về các chiến công của Thạch Sanh.
 - Đọc và nghiên cứu bài: Luyện nói kể chuyển
Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................
Ngày soạn: /10/2020 Ngày giảng: , /10/2020
PPCT TIẾT 23, 24 – BÀI: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
 Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 2. Năng lực :
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
 - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, năng lực phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
 3.Phẩm chất :
 - Biết tự lập, mạnh dạn đứng trước đám đông để nói chuyện.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, bài dạy.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài học, soạn bài.
TIẾT 1
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV:Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành luyện nói
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Chuẩn bị
- HS chuẩn bị ở nhà: lập dàn bài 
Đề: 
 - Tự giới thiệu về bản thân.
 - Giới thiệu người bạn em yêu quý.
- GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
- GV yêu cầu HS xem lại dàn bài tham khảo SGK.
- HS đọc
TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện nói trên lớp
* Luyện nói theo nhóm
- GV: chia nhóm, giao nhiệm vụ.
Tổ 1,2 : Tự giới thiệu về bản thân
Tổ 3,4 :Giới thiệu người bạn em yêu quý
- HS chia nhóm luyện nói theo dàn bài.
* Luyện nói trước lớp
- Mỗi nhóm HS cử một đại diện nói trước nhóm của mình.
+ Tự giới thiệu về bản thân
+ Giới thiệu người bạn em yêu quý
- GV: Yêu cầu HS trình bày trước lớp
- 3 HS đại diện cho 3 nhóm trình bày trước lớp.
- Trình bày lần lượt từng đề bài.
- HS các nhóm chú ý nhận xét phần trình bày của các nhóm.
GV bổ sung, đánh giá .
Hoạt động 3: Đọc bài tham khảo.
 HS đọc 3 bài văn tham khảo
 Nhận xét về ngôn ngữ diễn đạt của mỗi bài văn: 
- HS: + Ngắn gọn giản dị
 + Nội dung , mạch lạc, rõ ràng
I. Chuẩn bị ở nhà :
1. Lập dàn ý
 2. Dàn bài tham khảo :( sgk)
II. Luyện nói :
 1. Luyện nói theo nhóm
2. Luyện nói trước lớp
III. Đọc bài tham khảo.
4. Củng cố: 
- GV nhấn mạnh HS yêu cầu nói trước tập thể ( tự tin, tự nhiên, nhìn vào mọi người nói to, dứt khoát, diễn cảm)
5. Dặn dò:
- Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể.
- Tiếp tục luyện nói ở nhà, nói trước người thân trong gia đình.
- Đọc và soạn bài: Em bé thông minh.
Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.doc