Giáo án Sinh học Khối 6 - Bài 6-12

Giáo án Sinh học Khối 6 - Bài 6-12

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào

 Những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào

 Khái niệm về mô

 2. Kỹ năng:

 Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ.

 Nhận biết kiến thức.

 3. Thái độ:

 Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 Tranh phóng to hình 7.1 - 7.5Sgk

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1 Ổn định :

2 Bài cũ :

- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên cho hs nhắc lại đặc điểm tế bào biểu bì vẩy hành

3 Bài mới :Tế bào thực vật có cấu tạo như thế nào?

Hoạt động 1: Hình dạng và kích thước của tế bào

 

doc 16 trang tuelam477 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Khối 6 - Bài 6-12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 NS:18/8
TIẾT 5 ND:26/8
Bài: 6
QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật( tế bào vẩy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).
2. Kỹ năng:
	- Có kỹ nâng sử dụng kính hiển vi.
	- Tập vẽ hình quan sát được trên kính hiển vi.
3. Thái độ:
	- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ.
	- Trung thực, chỉ vẽ những hình quan sát được.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Biểu bì vẩy hành và thịt quả cà chua chín.
	- Tranh phóng to củ hành và tế bào vẩy hành, quả cà chua chín và tế bào thịt quả cà chua.
	- Kính hiển vi.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	Học lại bài kính hiển vi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1 Ổn định : 
2 Bài cũ : 
 Nêu cấu tạo, chức năng, cách sử dụng kính hiển vi. 
3 Bài mới:	 
	 Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
	Giáo viên yêu cầu làm tiêu bản tế bào cà chua hoặc vảy hành.
	Vẽ lại hình khi quan sát.
	Giáo viên phát dụng cụ.
	Giáo viên phân công: 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào vẩy hành, 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua. 
Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc cách tiến hành lấy mẫu và quan sát mãu trên kính.
- Gv làm mẫu tiêu bản đó để hs cùng quan sát.
- Gv đi tới các nhóm giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp thắc mắc của hs.
- Học sinh quan sát H.6.1 Sgk
- Đọc và nhắc lại các thao tác.
- Chọn 1 người chuẩn bị kính, còn lại chuẩn bị tiêu bản như hướng dẫn.
- Tiến hành làm chú ý: ở tế bào vẩy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập, ở tế bào thịt quả cà chua chỉ lấy 1 lớp mỏng.
Hoạt động 2: Vẽ hình đã quan sát được dưới kính 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên treo tranh phóng to giới thiệu:
+ Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành.
+ Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua.
- Giáo viên hướng dẫn hs cách vừa quan sát, vừa vẽ hình.
- Nếu còn thời gian Gv cho hs đổi tiêu bản của nhóm này cho nhóm khác để có thể quan sát được cả 2 tiêu bản.
- Học sinh quan sát tranh,nghe giáo viên giảng.
- Hs đối chiếu tranh với hình vẽ của nhóm mình, phân biệt vách ngăn tế bào.
- Học sinh vẽ hình vào vở.
- Hs đổi tiêu bản, quan sát.
IV.Tổng kết :
1.Củng cố:
 Học sinh tự nhận xét trong nhóm về thao tác làm tiêu bản, sử dụng kính hiển vi, kết quả.
	- Kiểm tra đánh giá:
	Giáo viên đánh giá chung buổi thực hành.
	Cho điểm các nhóm làm tốt, nhắc nhở nhóm nào chưa tích cực.
	Phần cuối: Lau kính xếp lại vào hộp
	 Vệ sinh lớp học.
2.Dặn dò: 
	- Học bài, làm bài tập. 
	- Chuẩn bị giờ sau: Chuẩn bị 1 số tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật.
TUẦN 3 NS:18/8
TIẾT 6 ND:28/8
BÀI 7.CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức:
	Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào
	Những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào
	Khái niệm về mô
	2. Kỹ năng:
	Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ.
	Nhận biết kiến thức.
	3. Thái độ:
	Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Tranh phóng to hình 7.1 - 7.5Sgk
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1 Ổn định :
2 Bài cũ : 
- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên cho hs nhắc lại đặc điểm tế bào biểu bì vẩy hành 
3 Bài mới :Tế bào thực vật có cấu tạo như thế nào? 	
Hoạt động 1: Hình dạng và kích thước của tế bào 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
a) Tìm hiểu hình dạng của tế bào
- Gviên yêu cầu hsinh đọc thông tín Sgk mục 1 trả lời câu hỏi:
+ Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá?
- Gv lưu ý có thể hs nói là 1 ô nhỏ, giáo viên chỉnh mỗi ô nhỏ đó là 1 tế bào.
- Gv cho hs quan sát lại hình Sgk + tranh -> nhận xét về hình dạng của tế bào.
- Gv hỏi: Trong cùng 1 cơ quan tế bào có giống nhau không?
b) Tìm hiểu kích thước tế bào:
- Gv yêu cầu hs nghiên cứu Sgk rút ra nhận xét về kích thước tế bào.
- Gv thông báo thêm số tế bào có kích thước nhỏ (mô phân sinh ngọn), tế bào sợi gai dài 
- Gv yêu cầu hs rút ra kết luận.
- Học sinh quan sát hình 7.1 - 7.3Sgk t23 trả lời câu hỏi
- Hs thấy được điểm giống nhau đó là cấu tạo bằng nhiều tế bào.
- Hs nghe giảng, lưu ý
- Hs quan sát tranh đưa ra nhận xét: tế bào có nhiều hình dạng.
- Trả lời: Giống nhau.
- Hsinh đọc thông tin và xem bảng kích thước tế bào ở Sgk T24 tự rút ra nhận xét.
- Hs trình bày, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Kích thước của tế bào khác nhau.
Cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào.
Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
Hoạt động 2: Cấu tạo tế bào 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên yêu cầu hs nghiên cứu độc lập nội dung SgkT24.
- Gv treo tranh câm: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
- Gọi hs lên chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh.
- Gv nhận xét có thể cho điểm.
- Gv mở rộng: lục lạp trong chất tế bào có chứa hầu hết cây có màu xanh và góp phần vào quá trình quang hợp.
- Gv tóm tắt,hỏi: Vậy cấu tạo tế bào thực vật gồm những thành phần nào?
- Học sinh đọc thông tin Sgk kết hợp quan sát hình 7.4sgk
- Xác định được các bộ phận của tế bào rồi ghi nhớ.
- Hs lên chỉ tranh và nêu chức năng từng bộ phận.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs nghe giảng, lưu ý
- Hs trả lời: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
Tế bào gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
Hoạt động 3: Mô 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 5'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên treo tranh các loại mô yêu cầu hs quan sát, Gv hỏi:
+ Nhận xét cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng 1 loại mô, của các loại mô khác nhau?
- Yêu cầu hs rút ra kết luận: Mô là gì?
- Gv bổ sung thêm vào kết luận của hs: Chức năng của các tế bào trong 1 mô nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên.
- Học sinh quan sát tranh, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra nhận xét ngắn gọn.
- Hs trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs nghe giảng
Mô gồm 1 nhóm tế bào giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng.
IV.Tổng kết :
1.Củng cố: 
	- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá:
	 Hs trả lời câu hỏi 1,2,3 Sgk
	 Hs giải ô chữ nhanh.
2.Dặn dò: 
	- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
 -Khi nào thì tế bào lớn lên?
TUẦN 4 NS:25/8
TIẾT 7 ND:3/9
BÀI 8.SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức:
	Trả lời được câu hỏi: Tế bào lớn lên, phân chia như thế nào?
	Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ở thực vật. Chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
	2. Kỹ năng:
	Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ tìm tòi kiến thức.
	3. Thái độ:
	Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Tranh phóng to H8.1,2 Sgk
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1 Ổn định : 
2 Bài cũ : Nêu cấu tạo tế bào? 
3 Bài mới:Giới thiệu bài mới: Sgk 
Hoạt động 1: Sự lớn lên của tế bào 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên treo tranh yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu Sgk, trả lời câu hỏi:
+ Tế bào lớn lên như thế nào?
+ Nhờ đâu tế bào lớn lên được?
- Gv gợi ý: 
+ Tế bào trưởng thành là tế bào không lớn thêm được nữa và có khả năng sinh sản.
+ Khi tế bào lớn bộ phận nào tăng kích thước, bộ phận nào nhiều lên?
+ Màu vàng chỉ không bào.
- Gv yêu cầu HS trả lời, rút ra kết luận.
- Học sinh đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, trao đổi nhóm.
- Hs trả lời: 
Tế bào tăng kích thước, vách tế bào lớn lên, chất tế bào nhiều lên, không bào to ra.
Tế bào lớn lên nhờ trao đổi chất.
- hs lưu ý gợi ý của giáo viên để trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs rút ra kết luận.
Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.
Hoạt động 2: Sự phân chia tế bào 	
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Gviên yêu cầu hs nghiên cứu Sgk theo nhóm.
- Gv viết sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia tế bào:
 Lớn dần
+ Tế bào non-------------> tế bào trưởng
 phân chia
 thành----------------> tế bào non mới.
- Gv yêu cầu thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Sgk.
- Gv gợi ý sự lớn lên của các cơ quan của thực vật do hai quá trình:
+ Phân chia tế bào
+ Sự lớn lên của tế bào.
- Gv tổng kết nội dung
- Gv đưa câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
- Học sinh đọc thông tin sgk, quan sát hình để nắm được sự phân chia của tế bào.
- Hs theo dõi sơ đồ và nghe giảng.
- Hs thảo luận, trả lời:
+Quá trình phân chia:Sgk
+Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
+ Các cơ quan của thực vật lớn lên nhờ tế bào phân chia.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật lớn lên( Sinh trưởng và phát triển)
Quá trình phân bào:sự phân chia nhân,sự phân chia chất tế bào và sự hình thành vách ngăn tạo thành 2 tế bào con.
Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật lớn lên( Sinh trưởng và phát triển)
IV.Tổng kết :
1.Củng cố: 
	- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá:
	Học sinh trả lời câu hỏi Sgk
2.Dặn dò: 
	- Học bài, làm bài tập. 
	- Chuẩn bị giờ sau: Mỗi nhóm mang 1 số cây có rễ rửa sạch: Cây rau cải, cam, nhãn, rau dền, hành, cỏ
TUẦN 4 NS:125/8
TIẾT 8 ND:4/9
 Chương II: Rễ
 BÀI 9.Các loại rễ, các miền của rễ
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:
	Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm.
	Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
	2. Kỹ năng:
	Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
	3. Thái độ:
	Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	 1 số cây có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành 
	Tranh phóng to H9.1, 9.2,9.3Sgk
	Miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ, các chức năng của rễ, phiếu học tập mẫu.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	Cây có rễ: cây rau cải, cây mít, cây hành, cỏ dại, đậu.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
1 Ổn định : 
2 Bài cũ : Trình bày quá trình phân chia tế bào?
	Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào 
3 Bài mới:Giới thiệu bài mới: Sgk 
Hoạt động 1: Các loại rễ 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, đặt rễ cây lên bàn, chia rễ cây thành 2 nhóm, hoàn thành bài tập 1 trong phiếu.
- Gv quan sát, giúp đỡ nhóm hs học lực trung bình và yếu.
- Gv hướng dẫn ghi phiếu học tập( chưa chữa bài tập 1).
- Gv yêu cầu hs tiếp tục làm bài tập 2, treo tranh câm H.9.1( sgk tr.29) để hs quan sát.
- Gv yêu cầu hs dọc btập 2 đã làm cho hs khác nhận xét, bổ sung của các nhóm.Gv chữa, chọn 1 nhóm hoàn chỉnh để nhắc lại cho cả lớp.
- Gv cho các nhóm đối chiếu các đặc điểm của rễ với tên cây trong nhóm A, B của bt 1 đã phù hợp chưa?Nêu chưa thì chuyển các cây của nhóm cho đúng.
- Gv yêu cầu hs làm bt3, gv gợi ý dựa vào đặc điểm rễ có thể gọi tên rễ( nêu học sinh gọi nhóm A là rễ thẳng thì gv chỉnh lại là rễ cọc)
- Gv hỏi: Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?
- G v yêu cầu hs làm nhanh bt số 2 trang 29.
* Nhận biết các loại rễ:
G v cho hs xem rễ cây rau dền và cây nhãn yêu cầu hs hoàn thành 2 câu hỏi.
- Gv cho hs theo dõi đáp án để hs sửa chỗ sai. Gv có thể cho điểm nhóm nào học tốt hay nhóm trung bình có tiến bộ để khuyến khích.
- Học sinh nhận phiếu học tập.
- Hs đặt tất cả cây có rễ của nhóm lên bàn.
- Hs kiểm tra, quan sát thật kỹ, tìm những rễ giống nhau đặt vào 1 nhóm.
- Hs nghe gv hướng dẫn, thống nhất tên cây của từng nhóm, ghi phiếu học tập ở bt 1.
- Bt2: hs quan sát kĩ rễ của các cây ở nhóm A chú ý kích thước các rễ, cách mọc trong đất, kết hợp với tranh( có 1 rễ to, nhiều rễ nhỏ) -> ghi lại phiếu tương tự như thế với rễ cây ở nhóm B.
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nghe, bổ sung.
- Hs đối chiếu với kết quả đúng để sửa chữa nếu cần.
- Hs làm bt3-> từng nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, thống nhất tên của rễ cây ở 2 nhóm là rễ cọc và rễ chùm.
- Hs đọc to phiếu đã chữa của nhóm cho cả lớp nghe.
- Hs trả lời, làm bt, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs hoạt động cá nhân: qs rễ cây của Giáo viên, kết hợp với hình 9.2 Sgk trang 30, hoàn thành 2 câu hỏi ở dưới hình.
- Hs tự đánh giá câu trả lời của mình.
- Qsát đáp án trên bảng để sửa chữa (nếu cần)
Nội dung trong phiếu học tập:
	Nội dung trong phiếu học tập:
Bài tập
Nhóm
A
B
1
Tên cây
- Cây rau cải, cây mít, cây đậu
- Cây hành, cỏ dại, cây ngô.
2
Đặc điểm chung
- Có 1 rễ cái to, khoẻ, đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.
- Gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau, mọc toả từ gốc thân thành chùm.
3
Đặt tên rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Hoạt động 2: Các miền của rễ 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Gviên cho hs tự nghiên cứu Sgk trang 30
+ Vấn đề 1: Xác định các miền của rễ.
Giáo viên treo tranh câm các miền của rễ, đặt các miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ trên bàn-> hs chọn và gắn vào tranh.
- Gv hỏi: Rễ có mấy miền?Kể tên.
- Gv cho hs ghi.
+ Vấn đề 2: Tìm hiểu chức năng các miền của rễ.
- Gv hỏi: Chức năng chính các miền của rễ?
- Học sinh làm việc độc lập, đọc nội dung trong khung kết hợp với quan sát tranh và chú thích -> ghi nhớ.
- Hs lên bảng dùng các miếng bìa viết sẵn gắn lên tranh câm->xác định được các miền.
- Hs khác theo dõi, nhận xét, sửa lỗi( nếu có)
- Hs trả lời câu hỏi, cả lớp ghi nhớ 4 miền của rễ.
- 1 hs lên gắn các miếng bìa viết sẵn chức năng vào các miền cho phù hợp.
- Hs khác theo dõi, nhận xét.
- Hs trả lời câu hỏi.
Rễ có 4 miền chính: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.
IV.Tổng kết :
1.Củng cố: 
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá: Kể tên 10 cây có rễ cọc, 10 cây có rễ chùm?
	 Đánh dấu X vào ô trống cho câu trả lời đúng: 
Trong các miền sau đây của rễ, miền nào có chức năng dẫn truyền:
	a) Miền sinh trưởng. b) Miền hút
	c) Miền trưởng thành d) Miền chóp rễ.
2.Dặn dò: - Học bài, làm bài tập. 
 -Miền hút của rễ có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
TUẦN 5 NS:01/9
TIẾT 9 ND:9/9 BÀI 10. Cấu tạo miền hút của rễ
 I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:
	HIểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
	Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng.
	Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế có liến quan đến rễ cây.
	2. Kỹ năng:
	Rèn kỹ năng quan sát tranh, mẫu.
	3. Thái độ:
	Giáo dục ý thức bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Tranh phóng to H10.1, 10.2, 7.4 Sgk 
	Phóng to bảng cấu tạo chức năng miền hút các miếng bìa ghi sẵn.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	Ôn lại kiến thức về cấu tạo, chức năng các miền của rễ, lông hút, biểu bì, thịt vỏ.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
1 Ổn định : 
2 Bài cũ : Nêu cấu tạo và chức năng các của các miền của rễ?
3 Bài mới	 	Giới thiệu bài mới: Sgk 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ: 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên treo tranh phóng to H10.1 và 10.2 Sgk giới thiệu:
+ Lát cắt ngang qua miền hút và tế bào lông hút.
+ Miền hút gồm 2 phần vỏ và trụ giữa.
- Gv yêu cầu hs nhắc lại
- Gv ghi sơ đồ lên bảng cho hs điền các bộ phận:
Các bộ phận của miền hút
Giáo viên ghi
 Biểu bì
Vỏ
 Thịt vỏ
 Mạch rây
 Bó mạch
Trụ giữa
 Mạch gỗ
 Ruột
Hs ghi
- Hỏi: Vì sao mỗi lông hút là 1 tế bào?
-Giáo viên nhận xét và cho điểm hs trả lời đúng.
- Học sinh theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ được 2 phần vỏ và trụ giữa
- hs xem chú thích của hình 10.1, sgk tr.32 ->ghi ra giấy các bộ phận của phần vỏ và trụ giữa.
- 1->2 hs nhắc lại cấu tạo của phần vỏ và trụ giữa. 
hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs lên bảng điền nốt vào sơ đồ của giáo viên, hs khác bổ sung.
- Hs đọc nội dung ở cột 2 của bảng "Cấu tạo chức năng của miền hút" ghi nhớ nội dung cấu tạo của biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột.
- 1 hs đọc lại nội dung trên để cả lớp cùng nghe.
- Hs chú ý cấu tạo của lông hút có vách tế bào, màng tế bào, chất tế bào, nhân để trả lời lông hút là tế bào.
Miền hút của rễ gồm có 2 phần:
+Vỏ:Lớp biểu bì có nhiều lông hút và thịt vỏ
+Trụ giữa:bó mạch gồm có mạch gỗ ,mạch rây và ruột
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của miền hút 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Gviên cho hs nghiên cứu Sgk trang 32 - Bảng " Cấu tạo và chức năng của miền hút", qsát H.7.4
- Cho hs thảo luận theo 3 vấn đề:
+ Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào?
+ Lông hút có tồn tại mãi không?
+ Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút?
- Giáo viên gợi ý: Tế bào lông hút có không bào lớn, kéo dài để tìm nguồn thức ăn.
- Giáo viên nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm-> cho điểm nhóm nào trả lời đúng,động viên nhóm khác cố gắng.
- Giáo viên đưa câu hỏi: Trên thực tế nhiều bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, hãy giải thích?
- Giáo viên củng cố bài bằng cách như sách hướng dẫn.
- Học sinh đọc cột 3 trong bảng kết hợp với hình10.1 và cột 2 -> ghi nhớ nội dung.
- Thảo luận đưa ra được ý kiến:
+ Phù hợp cấu tạo chức năng: Biểu bì: Các tế bào xếp sát nhau -> Bảo vệ Lông hút: là tế bào biểu bì kéo dài ra .
+ Lông hút không tồn tại mãi, già sẽ rụng.
+ Tế bào lông hút không có diệp lục.
- Đại diện của 1 -2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét ->bổ sung.
- Hs dựa vào cấu tạo miền hút, chức năng của lông hút trả lời.
Vỏ hút nước và muối khoáng hòa tan
Trụ giữa vận chuyển các chất và chứa chất dự trữ
IV.Tổng kết :
Củng cố: - Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	 - Kiểm tra đánh giá:Học sinh trả lời câu hỏi Sgk
2.Dặn dò: 	- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
	 - Chuẩn bị giờ sau: Theo Sgk hướng dẫn. 
TUẦN 5 NS:01/9
TIẾT 10 ND:11/9 
 BÀI 11. Sự hút nước và muối khoáng của rễ
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:Biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
	Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
	Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của Sgk đề ra.
	2. Kỹ năng: Thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.
	Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.
	3. Thái độ:Yêu thich môn học
II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của giáo viên:Tranh phóng to H.11.1,11.2 Sgk 
	2. Chuẩn bị của học sinh:Kết quả các mẫu thí nghiệm ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
1 Ổn định : 
2 Bài cũ : Nêu cấu tạo, chức năng các bộ phận của miền hút?
3 Bài mới:Cây cần nước và muối khoáng như thế nào?Làm thế nào để cây hút được nước và muối khoáng? 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của cây 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh	
Nội dung
* Thí nghiệm 1: 
- Giáo viên cho hs nghiên cứu Sgk.
Thảo luận theo 2 câu hỏi thứ nhất.
- Giáo viên bao quát lớp, nhắc nhở các nhóm, hướng dẫn động viên nhóm hs yếu.
- Sau khi hs đã trình bày kết quả-> giáo viên thông báo kết quả đúng để cả lớp nghe và bổ sung kết quả của nhóm nếu cần.
* Thí nghiệm 2:
- Giáo viên cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm cân rau quả ở nhà.
- giáo viên cho hs nghiên cứu Sgk.
-Giáo viên lưu ý khi hs kể tên cây cần nhiều nước và ít nước tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước.
- Yêu cầu hs rút ra kết luận.
- Học sinh hoạt động nhóm
- Từng cá nhân trong nhóm đọc thí nghiệm sgk chú ý tới: Điều kiện thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi lại nội dung cần đạt được:cây cần nước như thế nào và dự đoán cây chậu B sẽ héo dần vì thiếu nước.
- Đại diện của 1-2 nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm báo cáo, đưa ra nhận xét chung về khối lượng rau quả sau khi phơi khô là bị giảm.
- Hs đọc thông tin Sgk, thảo luận theo 2 câu hỏi trong sách.
- Hs đưa được ý kiến: Nước cần cho cây, từng loại cây, từng giai đoạn cây cần lượng nước khác nhau.
- Hs trình bày ý kiến kết luận.
Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Thí nghiệm 3: Giáo viên treo tranh H.11.1, cho hs đọc TN 3 Sgk35.
- Gv hướng dẫn hs thiết kế TN theo nhóm, TN gồm các bước:
+ Mục đích thí nghiệm
+ Đối tượng thí nghiệm.
+ Tiến hành: Điều kiện và kết quả.
- Gv nhận xét,bổ sung vì đây là TN đầu tiên các em tập thiết kế.
- Gv cho hs đọc Sgk trả lời câu hỏi trong sách.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm hs có câu trả lời đúng.
- Học sinh đọc Sgk kết hợp quan sát tranh và bảng số liệu ở sgk36, trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3.
- Mục đích thí nghiệm: Xem nhu cầu muối đạm của cây.
- hs trong nhóm sẽ thiết kế thí nghiệm của mình theo hướng dẫn của gv.
- 1,2 nhóm trình bày thí nghiệm.
- Hs đọc sgk trả lời câu hỏi ghi vào vở.
- 1 vài hs đọc câu trả lời.
Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hoà tan trong đất. Cây cần 3 loại muối khoáng: Đạm, lân, kali.
IV.Tổng kết :
1.Củng cố: 
	- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá: Học sinh trả lời câu hỏi Sgk
2.Dặn dò: 
	- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
	- Chuẩn bị giờ sau: Xem lại bài: "Cấu tạo miền hút của rễ.
TUẦN 6 NS:8/9
TIẾT 11 ND:16/9 BÀI 11.Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp)
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:
	Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
	Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng.
 2. Kỹ năng:Nghiên cứu thông tin, tìm tòi kiến thức mới.
	3. Thái độ:Yêu thich cây cối.
II. Chuẩn bị:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:Tranh phóng to H11.2 Sgk 
	2. Chuẩn bị của học sinh:Ôn lại bài :"Cấu tạo miền hút của rễ"
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
1 Ổn định : 
2 Bài cũ:Cho biết cây cần nước và muối khoáng ntn?
3 Bài mới Giới thiệu bài mới: Giáo viên cho hs nhắc lại phần kết luận cuối bài trước -> vào bài mới. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên cho hs nghiên cứu Sgk, làm bài tập trong Sgk tr.37.
- Giáo viên treo bảng phụ bài tập và tranh phóng to H.11.2 sgk.
- Sau khi hs đã điền và nhận xét, giáo viên hoàn thiện để hs nào chưa đúng thì sửa( chú ý đối tượng hs yếu)
- Gọi hs đọc btập đã chữa đúng trên bảng.
- Giáo viên củng cố bằng cách chỉ lại trên tranh để hs theo dõi.
- Giáo viên cho hs nghiên cứu Sgk trả lời câu hỏi:
+ Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hoàtan?
+ Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau?
- Giáo viên có thể gọi đối tượng hs trung bình trước, nếu trả lời được giáo viên khen, cho điểm
- Học sinh quan sát kĩ hình 11.2 chú ý đường đi của mũi tên màu vàng và đọc phần chú thích.
- Hs chọn từ điền vào chỗ trống sau đó đọc lại cả câu xem đã phù hợp chưa?
- 1 hs lên chữa btập trên bảng, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Hs đọc mục thông tin Sgk, kết hợp với btập trước trả lời được 2 ý:
+ Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ hút nước và muối khoáng hoà tan.
+ Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hoà tan.
- hs nhận xét , bổ sung câu trả lời của bạn.
Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan nhờ lông hút,đi từ lông hút qua vỏ tới mạch gỗ của rễ,thân lá
Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước của cây 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên thông báo những điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây: đất trồng, thời tiết, khí hậu 
a) Các loại đất trồng khác nhau:
- Yêu cầu hs nghiên cứu Sgk, trả lời câu hỏi: Đất trồng đã ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng như thế nào?Ví dụ cụ thể?
- Em hãy cho biết địa phương em( Hà Nội, Thanh Hoá ) có đất trồng thuộc loại nào?
b) Khí hậu, thời tiết:
- Giáo viên yêu cầu hs nghiên cứu Sgk, trả lời câu hỏi thời tiết, khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
- Giáo viên gợi ý: Khi nhiệt độ xuống dưới 0oC nước đóng băng, muối khoáng không hoà tan, rễ cây không hút được.
- Để củng cố phần này, giáo viên cho hs đọc và trả lời câu hỏi trong sgk.
- Giáo viên dùng tranh câm H.11.2 Sgk tr37 để hs điền mũi tên và chú thích hình.
- Học sinh đọc Sgk trả lời câu hỏi của giáo viên có 3 loại đất:
+ Đất đá ong: Nước và muối khoáng trong đất ít-> Sự hút của rễ khó khăn.
+ Đất phù sa: Nước và muối khoáng nhiều -> Sự hút của rễ thuận lợi.
+ Đất đỏ bazan.
Đất phù sa.
- Hs đọc thông tin trong Sgktr.38 trao đổi nhanh trong nhóm về ảnh hưởng của băng giá, khi ngập úng lâu ngày sự hút nước và muối khoáng bị ngừng hay mất.
- 1->2 hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs đưa ra các điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng.
- Hs đọc và trả lời câu hỏi Sgk.
- Hs lên điền tranh câm, nhận xét, bổ sung.
Đất trồng, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.
IV.Tổng kết :
1.Củng cố : - Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá:Học sinh trả lời câu hỏi Sgk
	Hs trả lời câu hỏi thực tế:+ Vì sao cần bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc?
	+ Tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao cần tới nhiều nước?
	+ Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?
2.Dặn dò: 
	- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
	- Chuẩn bị giờ sau: theo nhóm: Củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, vạn niên thanh, cây tầm gửi( nếu có), dây tơ hồng, tranh các loại cây: Bụt mọc, cây mắm, cây đước( có nhiều rễ trên mặt đất).
TUẦN 6 NS:8/9
TIẾT 12 ND:18/9 BÀI 12.Biến dạng của rễ 
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:Phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, rễ giác mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.
	Nhận dạng được một số rễ biến dạng đơn giản thường gặp.
	Hs giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa.
	2. Kỹ năng:Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh.
	3. Thái độ:Có ý thức bảo vệ thực vật.
II. Chuẩn bị:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	Kẻ sẵn bảng phụ đặc điểm các loại rễ biến dạng SgkT.40
	Tranh, mẫu 1 số loại rễ đặc biệt. 
	2. Chuẩn bị của học sinh:Mỗi nhóm chuẩn bị: Củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, vạn niên thanh, cây tầm gửi( nếu có), dây tơ hồng 
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
1 Ổn định : 
2 Bài cũ : Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: Lông hút, muối khoáng, vỏ, mạch gỗ, điền vào chỗ trống ở các câu dưới đây:
	Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được .hấp thụ, chuyển qua tới ..
	Rễ cây hút và .chủ yếu nhờ .
3 Bài mới:Ở một số loại cây,rễ giữ các chức nag8 khác nhau nên chúng thay đổi hình thái được gọi là rễ biến dạng
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ biến dạng 
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên yêu cầu hs hoạt động theo nhóm: Đặt mẫu lên bàn quan sát -> phân chia rễ thành nhóm.
- giáo viên gợi ý: Có thể xem rễ đó ở dưới đất hay trên cây.
- Giáo viên củng cố thêm môi trường sống của cây bần, mắm, cây bụt mọc: là ở nơi ngập mặn, hay gần ao, hồ 
- Giáo viên không chữa nội dung đúng hay sai chỉ nhận xét hoạt động của các nhóm, hs sẽ tự sửa ở mục sau.
- Học sinh trong nhóm đặt tất cả mẫu vật và tranh lên bàn, cùng quan sát.
- Dựa vào hình thái, màu sắc và cách mọc để phân chia rễ vào từng nhóm nhỏ.
- hs có thẻe chia: Rễ dưới mặt đất, rễ mọc trên thân cây hay rễ bám vào tường, rễ mọc ngược lên mặt đất.
- Một số nhóm hs trình bày kết quả phân loại của nhóm mình.
Có 4 loại rễ biến dạng thường gặp:
	- Rễ củ: Củ cà rốt, củ cải.
	- Rễ móc: Trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh
	- Rễ thở: Cây bụt mọc, mắm, bần.
	- Giác mút: Tơ hồng, tầm gửi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng 15'
a.Phương pháp:vấn đáp,trực quan,thảo luận,diễn giảng
b.Các bước hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- - Giáo viên yêu cầu hs hoạt động cá nhân.
- giáo viên treo bảng mẫu để hs tự sửa lỗi( nếu có).
- Tiếp tục cho hs làm nhanh bài tập sgktr.41.
- giáo viên đưa 1 số câu hỏi củng cố bài:
+ Có mấy loại rễ biến dạng?
+ Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gì?
- giáo viên có thể cho hs tự kiểm tra nhau bằng cách gọi 2 hs đứng lên
- 1 hs hỏi: Đặc điểm rễ củ có chức năng gi?
- 1 hs trả lời nhanh: Chứa chất dự trữ .
Thay nhau nhiều cặp trả lời: nếu phần trả lời đúng nhiều giáo viên cho điểm, nhận xét khen lớp.
- Học sinh hoàn thành bảng trang 40 ở vở bài tập.
- hs so sánh với phần nội dung ở mục 1 để sửa những chỗ chưa đúng về các loại rễ, tên cây..
- 1, 2 hs đọc kết quả của mình, hs khác bổ sung.
- 1 hs đọc luôn phần trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung( nếu cần)
-1 hs hỏi: Đặc điểm rễ củ có chức năng gi?
- 1 hs trả lời nhanh: Chứa chất dự trữ .
Thay nhau nhiều cặp trả lời.
Hs khác hận xét và bổ sung.
Rễ củ:chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa,tạo quả
Rễ thở:lấy không khí
Rễ móc:giúp cây leo lên
Rễ giác mút:hút chất dinh dưỡng từ cây chủ
IV.Tổng k

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_khoi_6_bai_6_12.doc