Giáo án Sinh học Khối 6 - Tiết 11, Bài 12: Biến dạng của rễ - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Khối 6 - Tiết 11, Bài 12: Biến dạng của rễ - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

HS phân biệt được loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở và giác mút

- Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.

- Nhận dạng được một số rễ biến dạng đơn giản thườn gặp.

- HS giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa

2. Kĩ năng:

 Quan sát, phân tích mẫu, tranh vẽ.

* Kĩ năng sống: Hợp tác nhóm để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật (các loại rễ). Tìm hiểu và xử lí thông tin, so sánh, phân tích, đối chiếu giữa các loại rễ với nhau. Tự tin và quản lí thời gian khi thuyết trình kết quả thảo luận nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

4. Các năng lực cần đạt:

+ Năng lực quan sát , nhận biết.

+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Năng lực tự học.

+ Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế để bảo vệ môi trường và sản xuất.

 

docx 9 trang tuelam477 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Khối 6 - Tiết 11, Bài 12: Biến dạng của rễ - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2020
Ngày giảng: 6A4: 12/10/2020; 6A3:14/10/2020; 6A1:15/10/2020
 Tiết 11
Bài 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
HS phân biệt được loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở và giác mút 
- Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.
- Nhận dạng được một số rễ biến dạng đơn giản thườn gặp.
- HS giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa
2. Kĩ năng: 
 Quan sát, phân tích mẫu, tranh vẽ. 
* Kĩ năng sống: Hợp tác nhóm để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật (các loại rễ). Tìm hiểu và xử lí thông tin, so sánh, phân tích, đối chiếu giữa các loại rễ với nhau. Tự tin và quản lí thời gian khi thuyết trình kết quả thảo luận nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Các năng lực cần đạt:
+ Năng lực quan sát , nhận biết.
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế để bảo vệ môi trường và sản xuất.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên: 
- Mẫu vật: củ cà rốt, củ khoai lang, cành trầu không cành tầm gửi
- Máy chiếu
Học sinh: 
	Chuẩn bị: củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, cây bụt mọc, cành tầm gửi.
III. Phương pháp:
 Dạy học nhóm, trình bày 1 phút, đàm thoại, vấn đáp – tìm tòi, trực quan
IV. Tiến trình bài dạy- Giáo dục
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số: 6A3: 36/36: 6A4: 35/35: 6A1: 36/36
2. Kiểm tra bài cũ: (15 phút)
* Đề kiểm tra:
Phần I. Trắc nghiệm( 3,0 điểm)
Câu 1. Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại ?
A. Củ đậu B. Khoai lang C. Cà rốt D. Rau ngót
Câu 2. Những loại cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều
A. muối đạm và muối lân. B. muối đạm và muối kali.
C. muối lân và muối kali. D. muối đạm, muối lân và muối kali
Câu 3. Thực vật cần nhiều nước và muối khoáng ở giai đoạn nào dưới đây ?
A. Hạt đang nảy mầm B. Ra hoa
C. Tạo quả, hình thành củ D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 4. Nhà bạn Lan trồng bạn ngô, em tư vấn cho bạn để bạn chăm sóc ruộng ngô nhà bạn đạt năng suất cao nhất:
A. Cần bón nhiều đạm. B. Cần bón nhiều Lân, đạm
C. Cần bón nhiều kali, D. Cần bón nhiều đạm và kali
Câu 5. Để cho năng suất cao, chúng ta nên trồng các cây hoa màu ở loại đất nào ?
A. Đất đỏ bazan B. Đất pha cát C. Đất phù sa D. Đất đá ong
Phận II. Tự luận( 7,0 điểm)
Câu 6: Em có nhận xét gì về nhu cầu nước và muối khoáng đối với cây
Câu 7: Qua kết quả thí nghiệm của bạn Tuấn giúp em khẳng định điều gì? Vậy khi bón phân cho cây trồng em cần chú ý điều gì?
* Đáp án - biểu điểm:
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I
Trắc nghiệm
Câu 1. D 
Câu 2. A 
Câu 3. D 
Câu 4. B
Câu 5. C 
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
Phần II. Tự luận
Câu 6
- Tất cả các cây đều cần nước, nhưng tùy vào từng giai đoạn phát triển và tùy thuộc vào từng loại cây mà nhu cầu về nước khác nhau 
VD: cây xương rồng cần ít nước, cây rau cải cần nhiều nước hơn...
- Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển. Cây chỉ hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất
1,5
1,0
1,5
Câu 2:
 (3,0 điểm)
- Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất. Cây cần 3 loại muối khoáng chính: đạm, lân, kali.
- Hs liên hệ 
1,5
1,5
3. Bài mới: (25 phút)
3.1. Giới thiệu bài mới: (1 phút) 
- Trong thực tế rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan mà ở một số cây rễ còn có chức năng khác nữa. Nên hình dạng cấu tạo của rễ thay đổi làm rễ biến dạng. Có những loại rễ biến dạng nào?
3.2. Các hoạt động dạy – học: (34 phút)
Hoạt động 1: Đặc điểm hình thái: (10 phút)
* Mục tiêu: HS phân biệt được các loại rễ biến dạng 
* Phương pháp: hoạt động nhóm, quan sát trực quan, cá nhân.
* Tiến hành: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm: đặt mẫu vật lên bàn quan sát → phân chia rễ thành nhóm.
Gợi ý: 
- Căn cứ vào đặc điểm giống nhau của rễ để phân loại VD:
 + Rễ cây dưới đất phình to → xếp vào một nhóm 
+ Rễ bám vào thân cây → xếp vào một nhóm
+ Rễ bám và hút chất dinh dưỡng của cây→ xếp vào một nhóm.
GV không nhận xét nội dung đúng sai mà chỉ nhận xét hoạt động của các nhóm.
- HS đặt mẫu lên bàn, các nhóm thảo luận (4phút) → tiến hành phân chia các loại rễ cây:
+ Rễ ở dưới đất: Cây củ cải, cây cà rốt, cây sắn, 
+ Rễ bám vào thân cây : Dây trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh...
+ Rễ bám và hút chất dinh dưỡng của cây: dây tơ hồng, tầm gửi....
1. Đặc điểm hình thái
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về các loại rễ biến dạng cấu tạo và chức năng của chúng: (15 phút)
* Mục tiêu: HS phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
* Phương pháp: đàm thoại, động não.
* Tiến hành: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV hỏi HS? Các nhóm mà các em đã phân loại ở trên thuộc loại rễ gì?
- GV yêu cầu HS đọc bảng SGK/40.
- Dựa vào đặc điểm bên ngoài của rễ biến dạng 
? Rễ biến dạng được chia thành bao nhiêu loại?
- GV treo bảng mẫu để HS tự sửa lỗi (nếu có)
- Tiếp tục cho HS làm nhanh bài tập SGK/41
- GV yêu cầu HS trả lời:
? Có mấy loại rễ biến dạng?
? Nêu chức năng của chúng?
? Cây khoai tây, su hào có phải là rễ củ không?
? Vì sao đối với cây có rễ củ phải thu hoạch củ trước khi ra hoa?
? Rễ móc giúp cây leo lên, vậy cây nó có hút chất dinh dưỡng không?
? Tại sao khi cành cây xanh bị tầm gửi hoặc dây tơ hồng bám vào thì người ta thường chặt bỏ cả cành?
- HS không trả lời được GV giải thích
* Giải thích:
+ Tầm gửi hút nước và muối khoáng ở mạch gỗ của cây chủ, đồng thời lá có khả năng quang hợp → cây nửa kí sinh do đó người ta thường chặt bỏ cả cành để hạn chế sự mất chất dinh dưỡng của cây chủ.
+ Dây tơ hồng hút nước và muối khoáng của cây chủ không tự tổng hợp được chất hữu cơ → gọi là cây kí sinh.
GV nói thêm : Dấu hiệu để nhận biết rễ biến dạng là rễ không mang lá.
- HS họat động cá nhân, đọc bảng SGK/40
→ Ghi nhớ: Rễ biến dạng được chia thành 4 loại : Rễ củ, rễ móc, rễ thở và giác mút → hoàn thành bảng SGK/40
- HS so sánh với bảng mẫu tự sửa chữa những chỗ chưa đúng về các loại rễ biến dạng, tên cây,..
- Đại diện 1-2 HS trình bày, bổ sung.
- Cây khoai tây, su hào có không phải là rễ củ, vì chất dinh dưỡng dự trữ trong củ sẽ cung cấp cho cây ra hoa vì vậy củ của những cây khi có hoa thường xốp, nhiều sơ → không có nhiều chất dinh dưỡng.
- Rễ móc chỉ bám vào thân cây leo lên nhưng không hút chất dinh dưỡng của cây.
- Khi cành cây xanh bị tầm gửi hoặc dây tơ hồng bám vào thì người ta thường chặt bỏ cả cành để hạn chế sự mất chất dinh dưỡng của cây chủ.
- HS ghi nhớ kiến thức
2. Hình thành khái niệm về các loại rễ biến dạng 
- Kiến thức chuẩn như trong bảng
* Bảng tìm hiểu về một số loại rễ biến dạng
STT
Tên rễ biến dạng
Tên cây
Đặc điểm của rễ biến dạng
Chức năng đối với cây
1
Rễ củ
Cải củ, cà rốt
Rễ phình to 
Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả.
2
Rễ móc
Trầu ko, hồ tiêu
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám
Giúp cây leo lên
3
Rễ thở
Bụt mọc, mắm
Sống trong điều kiện thiếu không khí . Rễ mọc ngược trên mặt đất
Lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất
4
Giác mút
Tơ hồng, tầm gửi
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác
Lấy thức ăn từ cây chủ
4. Củng cố: (4 phút):
 GV cho HS làm bài tập sau
* Bài tập: Hãy chọn câu trả lời đúng:
- Rễ cây trầu không, cây hồ tiêu, cây vạn niên thanh là rễ móc.
- Rễ cây củ cải, củ su hào, củ khoai tây là rễ củ.
- Rễ cây bụt mọc, cây bần, cây đước là rễ thở.
- Dây tơ hồng, cây tầm gửi có rễ giác mút.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.
* Gợi ý câu 2 Sgk: Phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi ra hoa vì: Chất dự trữ của các củ dùng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, kết quả. Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm đi nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1 phút)
* Hướng dẫn học sinh học ở nhà 
- Trả lời câu hỏi SGK
- Học thuộc bài
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài sau:
- Đọc bài 13 SGK/ 43,44
- Chuẩn bị một số mẫu vật: Cành râm bụt, cành hoa hồng, cây rau đay, ngọn bí đỏ, ngọn mùng tơi, rau má....
V. Rút kinh nghiệm :
- Kế hoạch, tài liệu, thiết bị được sử dụng đầy đủ phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.
-Kỹ thuật tổ chức hoạt động học phù hợp với phương pháp bộ môn.
Học sinh hoạt động củ động, tự giác, tích cự trong tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh hiểu bài và biết vận dụng vào giải thích hiện tượng thực tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_khoi_6_tiet_11_bai_12_bien_dang_cua_re_nam.docx