Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 1-5
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại của chúng.
- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.
- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực phát hiện vấn đề, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực tự học
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực thực nghiệm, Năng lực nghiên cứu khoa học
3. Về phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu bài học:
Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loại sinh vật khác nhau: Động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về nhiệm vụ của sinh học.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Giáo án soạn theo cv 5512 Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống. - Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống - Biết cách lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại và rút ra nhận xét. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, - Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực thực nghiệm, Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs. b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu bài học: Cho hs quan sát video về thế giới quanh ta. GV Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các vật không sống và các vật sống (hay sinh vật): * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nhận dạng vật sống và vật không sống a) Mục tiêu: - HS nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS kể tên một số cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn một cây, con, đồ vật đại diện để quan sát. 1. Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống 2. Hòn đá có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không? 3. Sau một thời gian chăm sóc, đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây vải, cây đậu , con gà, con lợn , cái bàn, ghế 1. Cần các chất cần thiết để sống: nước uống, thức ăn, thải chất thải 2. Không cần. 3. HS thảo luận -> trả lời đạt yêu cầu: thấy được con gà và cây đậu được chăm sóc lớn lên, còn Hòn đá không thay đổi. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. - HS nêu 1 vài ví dụ khác. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài bằng cách gọi trả lời. - GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV tổng kết – rút ra kiến thức. 1.Nhận dạng vật sống và vật không sống: - Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Đặc điểm của cơ thể sống a) Mục đích: Lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV treo bảng phụ trang 6 lên bảng à GV hướng dẫn điền bảng. Lưu ý: trước khi điền vào 2 cột “Lấy chất cần thiết” và “Loại bỏ các chất thải”, GV cho HS xác định các chất cần thiết và các chất thải. - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập à hoàn thành bảng phụ. - GV yêu cầu HS phân tích tiếp các ví dụ khác. - GV hỏi: Qua bảng so sánh, hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát bảng phụ, lắng nghe GV hướng dẫn. - HS xác định các chất cần thiết, các chất thải - HS hoàn thành bảng tr.6 SGK. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS ghi kết quả của mình vào bảng của GV à HS khác theo dõi, nhận xét à bổ sung. - HS ghi tiếp các ví dụ khác vào bảng. - HS rút ra kết luận: Có sự trao đổi chất, lớn lên, sinh sản * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng 2. Đặc điểm của cơ thể sống: Đặc điểm của cơ thể sống là: - Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thải ra ngoài). - Lớn lên và sinh sản. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Vật nào dưới đây là vật sống ? A. Cây chúc B. Cây chổi C. Cây kéo D. Cây vàng Câu 2. Vật sống khác vật không sống ở đặc điểm nào dưới đây ? A. Có khả năng hao hụt trọng lượng B. Có khả năng thay đổi kích thước C. Có khả năng sinh sản D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 3. Vật nào dưới đây có khả năng lớn lên ? A. Con mèo B. Cục sắt C. Viên sỏi D. Con đò Câu 4. Sự tồn tại của vật nào dưới đây không cần đến sự có mặt của không khí ? A. Con ong B. Con sóc C. Con thoi D. Con thỏ Câu 5. Hiện tượng nào dưới đây phản ánh sự sống ? A. Cá trương phình và trôi dạt vào bờ biển B. Chồi non vươn lên khỏi mặt đất C. Quả bóng tăng dần kích thước khi được thổi D. Chiếc bàn bị mục ruỗng Câu 6. Để sinh trưởng và phát triển bình thường, cây xanh cần đến điều kiện nào sau đây ? A. Nước và muối khoáng B. Khí ôxi C. Ánh sáng D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 7. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi vật sống ? 1. Sinh sản 2. Di chuyển 3. Lớn lên 4. Lấy các chất cần thiết 5. Loại bỏ các chất thải A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 8. Nếu đặt vật vào môi trường đất ẩm, dinh dưỡng dồi dào và nhiệt độ phù hợp thì vật nào dưới đây có thể lớn lên ? A. Cây bút B. Con dao C. Cây bưởi D. Con diều Câu 9. Điều kiện tồn tại của vật nào dưới đây có nhiều sai khác so với những vật còn lại ? A. Cây nhãn B. Cây na C. Cây cau D. Cây kim Câu 10. Vật sống có thể trở thành vật không sống nếu sinh trưởng trong điều kiện nào dưới đây ? A. Thiếu dinh dưỡng B. Thiếu khí cacbônic C. Thừa khí ôxi D. Vừa đủ ánh sáng D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: Con gà, cây đậu cần những điều kiện gì để sống? Hòn đá ( hay viên gạch, cái bàn...) có cần những điều kiện giống như con gà, cây đậu để tồn tại hay không ? Sau một thời gian con gà con, cây đậu non có lớn lên không ? Trong một thời gian đó hòn đá có tăng kích thước không? - HS trả lời. Tìm hiểu các về vật sống và về vật không sống quanh em * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học bài – Đọc và soạn trước bài mới. - Kẻ bảng phần 1a vào vở bài tập. TUẦN: Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại của chúng. - Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm. - Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực phát hiện vấn đề, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực tự học - Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực thực nghiệm, Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu bài học: Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loại sinh vật khác nhau: Động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về nhiệm vụ của sinh học. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh vật trong tự nhiên a) Mục tiêu: - HS nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại của chúng. - Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm BT mục 6tr.7 SGK. - Qua bảng thống kê, em có nhận xét gì về thế giới sinh vật? (Gợi ý: Nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với con người ?...) - Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì? - Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm? - HS có thể khó xếp nấm vào nhóm nào, GV cho HS nghiên cứu thông tin tr.8 SGK kết hợp với quan sát hình 2.1 (tr.8 SGK). - GV hỏi: 1. Thông tin đó cho em biết điều gì ? 2. Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm, người ta dựa vào những đặc điểm nào? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoàn thành bảng thống kê tr.7 SGK (ghi tiếp một số cây, con khác). - Nhận xét theo cột dọc, và HS khác bổ sung phần nhận xét. - HS xếp loại riêng những ví dụ thuộc động vật hay thực vật. - HS nghiên cứu độc lập nội dung trong thông tin. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Trao đổi trong nhóm để rút ra kết luận: Thế giới sinh vật đa dạng (Thể hiện ở các mặt trên). 1. Sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. 2. Dựa vào hình dạng, cấu tạo, hoạt động sống, . + Động vật: di chuyển. + Thực vật: có màu xanh. + Nấm: không có màu xanh (lá). + Vi sinh vật: vô cùng nhỏ bé - HS khác nhắc lại kết luận này để cả lớp cùng ghi nhớ. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. - HS nêu 1 vài ví dụ khác. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. 1. Sinh vật trong tự nhiên: a/Sự đa dạng của thế giới sinh vật: Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng, và phong phú b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên : Chia thành 4 nhóm: + Vi khuẩn + Nấm + Thực vật + Động vật Hoạt động 2: Tìm hiểu Nhiệm vụ của sinh học a) Mục đích: Nêu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc mục 1 tr.8 SGK. - GV hỏi: Nhiệm vụ của sinh học là gì? - GV gọi 1à3 HS trả lời. - GV cho một HS đọc to nội dung Nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc thông tin 1à2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi đạt: Nhiệm vụ của sinh học là nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người. - HS nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn. - HS nhắc lại nội dung vừa ngheàghi nhớ * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. - HS nêu 1 vài ví dụ khác. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. 2. Nhiệm vụ của sinh học: - Nhiệm vụ của sinh học là: nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người. - Nhiệm vụ của thực vật học ( SGK tr.8) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Sinh vật nào dưới đây không có khả năng di chuyển ? A. Cây chuối B. Con cá C. Con thằn lằn D. Con báo Câu 2. Sinh học không có nhiệm vụ nào dưới đây ? A. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loài với nhau và với môi trường sống B. Nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của sinh vật C. Nghiên cứu về điều kiện sống của sinh vật D. Nghiên cứu về sự di chuyển của các hành tinh của hệ Mặt Trời. Câu 3. Sinh vật nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người ? A. Ruồi nhà B. Muỗi vằn C. Ong mật D. Chuột chũi Câu 4. Lá của loại cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ? A. Lá ngón B. Lá trúc đào C. Lá gai D. Lá xà cừ Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm những loài động vật có ích đối với con người ? A. Cóc, thạch sùng, mèo, ngan, cú mèo. B. Ruồi nhà, vịt, lợn, sóc, báo. C. Ong, ve sầu, muỗi, rắn, bọ ngựa. D. Châu chấu, chuột, bò, ngỗng, nai. Câu 6. Sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật ? A. Con bọ cạp B. Con hươu C. Cây con khỉ D. Con chồn Câu 7. Theo phân loại học, “cây” nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với những cây còn lại ? A. Cây nấm B. Cây táu C. Cây roi D. Cây gấc Câu 8. Sinh vật nào dưới đây vừa không phải là thực vật, vừa không phải là động vật ? A. Cây xương rồng B. Vi khuẩn lam C. Con thiêu thân D. Con tò vò Câu 9. Cặp nào dưới đây gồm hai loài thực vật có môi trường sống tương tự nhau? A. Rau dừa nước và rau mác B. Rong đuôi chó và rau sam C. Bèo tây và hoa đá D. Bèo cái và lúa nương Câu 10. Chương trình Sinh học ở cấp Trung học cơ sở không tìm hiểu về vấn đề lớn nào sau đây ? A. Thực vật B. Di truyền và biến dị C. Địa lý sinh vật D. Cơ thể người và vệ sinh D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người? Gv tổ chức trò chơi cho hs: Ai nhanh hơn (Hãy nêu tên các sinh vật có ích và các sinh vật có hại cho người) * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK; - Chuẩn bị bài 3 và bài 4. Kẻ bảng phần 2 bài 3 và bảng phần 1 bài 4 vào vở bài tập, TUẦN: Ngày soạn: Ngày dạy BÀI 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS Hiểu được đặc điểm chung của thực vật. - Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật. - Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. - Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, - Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực thực nghiệm, Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu bài học: Thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? Có phải tất cả các loài thực vật đếu có hoa hay không? Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu về vấn đề này. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu về Đặt điểm chung của thực vật a) Mục tiêu - HS nêu được đặc điểm chung của thực vật. - Nhận biết sự đa dạng phong phú của thực vật. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu cá nhân HS quan sát tranh. Hướng dẫn HS chú ý: + Nơi sống của thực vật + Tên thực vật - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi ở tr.11 SGK.(GV dẫn dắt HS thảo luận ) * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát hình 3.1à3.4 SGK tr.10 và các tranh ảnh mang theo. - HS thảo luận trong nhóm đưa ý kiến thống nhất của nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. * Thực vật sống hầu hết khắp mọi nơi trên Trái Đất. * Đồng bằng: Lúa, ngô , khoai + Đồi núi: Lim, thông, trắc + ao hồ: bèo, sen, lục bình + sa mạc: Sương rồng, cỏ lạc đà * Thực vật nhiều ở miền đồng bằng, trung du ; ít ở miền Hàn đới hay Sa mạc. * Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp. - HS lắng nghe phần trình bày của bạnàBổ sung (nếu cần). - HS đọc thêm thông tin về số lượng loài thực vật trên Trái Đất và ở Việt Nam. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. - HS nêu 1 vài ví dụ khác. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. - GV nhận xét, tiểu kết: + Thực vật sống khắp nơi trên Trái đất, có mặt ở tất cả các miền khí hậu từ hàn đới đến ôn đới và phong phú nhất là vùng nhiệt đới, các dạng địa hình từ đồi núi, trung du đến đồng bằng và ngay cả sa mạc khô cằn cũng có thực vật. + Thực vật sống trong nước, trên mặt nước, trên mặt đất. + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống. - GV cho HS ghi bài. - GV gọi HS đọc thông tin về số lượng loài thực vật trên Trái Đất và ở Việt Nam. I. Đặt điểm chung của thực vật: 1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật: Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất. Chúng rất đa dạng và thích nghi với môi trường sống. Như: + ở các miền khí hậu: Hàn đới (rêu); ôn đới(lúa mì, táo, lê); nhiệt đới(lúa, ngô, café) +Các dạng địa hình: đồi núi (thông, lim);trung du(chè, sim); đồng bằng(lúa, ngô); sa mạc(X.rồng) + Các môi trường sống: nước, trên mặt đất. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Nhận dạng vật sống và vật không sống a) Mục tiêu: - HS nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm bài tập mục 6 tr.11 SGK. - GV treo bảng phụ phần 2 và yêu cầu HS lên đánh đấu - GV đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật: + Con chó khi đánh nó vừa chạy vừa sủa; đánh vào cây cây vẫn đứng im + Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ, một thời gian ngọn cong về chỗ sáng. à Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS kẻ bảng 6 tr.11 SGK vào vở, hoàn thành các nội dung. - HS lên viết trên bảng của GV. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. - HS khác nhận xét. - HS nhận xét: + Động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng. + Thực vật phản ứng chậm với kích thích của môi trường - Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra đặc điểm chung của thực vật - HS nêu 1 vài ví dụ khác. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. 2. Đặc điểm chung của thực vật. + Thực vật có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên, sinh sản. + Không có khả năng di chuyển. + Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài. Stt Tên cây Có k.n tự tạo ra chất d. dưỡng Lớn lên Sinh sản Di chuyển 1 Cây Lúa + + + - 2 Cây Ngô + + + - 3 Cây Mít + + + - 4 Cây Sen + + + - 5 Cây Xương rồng + + + - C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Thực vật trên Trái Đất hiện có khoảng trên loài. A. 300 000 B. 1 000 000 C. 800 000 D. 300 000 Câu 2. Cây nào dưới đây thường mọc hoang ở vùng trung du ? A. Cây sim B. Cây quế C. Cây xương rồng D. Cây lá lốt Câu 3. Nơi nào dưới đây có hệ thực vật phong phú nhất ? A. Rừng lá kim phương Bắc B. Rừng lá rộng ôn đới C. Rừng mưa nhiệt đới D. Rừng ngập mặn ven biển Câu 4. Những cây sống trôi nổi trên mặt nước thường có đặc điểm nào dưới đây ? A. Xuất hiện bọt xốp màu trắng B. Tua cuốn phát triển mạnh C. Lá tiêu giảm D. Rễ phát triển theo chiều sâu Câu 5. Đâu không phải là một trong những đặc điểm chung của thực vật ? A. Tự tổng hợp được chất hữu cơ B. Chỉ sống ở môi trường trên cạn C. Phần lớn không có khả năng di chuyển D. Phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài Câu 6. Khi chạm tay vào lá cây nào dưới đây, chúng sẽ từ từ khép lại ? A. Cây vừng B. Cây hồ tiêu C. Cây khoai tây D. Cây xấu hổ Câu 7. Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc ? A. Sen, đậu ván, cà rốt. B. Rau muối, cà chua, dưa chuột. C. Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà. D. Mâm xôi, cà phê, đào. Câu 8. Cho các đặc điểm sau : 1. Lớn lên 2. Sinh sản 3. Di chuyển 4. Tự tổng hợp chất hữu cơ 5. Phản ứng nhanh với các kích thích bên ngoài Có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi loài thực vật ? A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 9. Cây nào dưới đây là cây gỗ sống lâu năm ? A. Xà cừ B. Mướp đắng C. Dưa gang D. Lạc Câu 10. Thực vật ở nước ta rất phong phú, vậy vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng ? A. Vì thực vật là nguồn thức ăn của nhiều động vật, góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái trong sinh giới. B. Vì thực vật mang lại bóng râm, giúp điều hoà không khí thông qua việc làm mát và hấp thụ khí cacbônic, thải khí ôxi. C. Vì thực vật cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cho hoạt động sống của con người. D. Tất cả các phương án đưa ra. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - Thực vật của nuớc ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng? Trả lời: - Vì hàng năm xảy ra các đợt lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,... khiến cho lượng thực vật bị suy giảm nhiều - Vì dân số ngày một tăng nên nhu cầu sử dụng thực vật trong đời sống ngày một tăng, nhiều loại thực vật bị khai thác quá mức có nguy cơ tuyệt chủng - Ô nhiễm môi trường tăng cao nên càng phải trồng cây để chúng điều hòa không khí. → Cây xanh cũng đc ví như lá phổi xanh của chúng ta , và nếu ko có cây xanh sẽ ko còn khí oxi để thở con người sẽ ko thể sống đc .Vì vậy chúng ta cần phải trồng thêm nhiều cây xanh hơn và chung tay bảo vệ chúng * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Xem mục “ Em có biết ” trang 12. Hoàn thành bài tập vào tập, Các nhóm chuẩn bị: cây có hoa (nhỏ, có mang hoa): đậu, lúa, cải, ; cây không có hoa: rau bợ, bòng bong, ráng, + Tìm hiểu sự đa dạng của thực vật xung quanh nơi em ở TUẦN: Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA? I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. - Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, - Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực thực nghiệm, Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS: Quan sát mẫu vật: Cây dương xỉ, cây rau bợ, cây đậu. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và trả lời câu hỏi. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. - HS nêu 1 vài ví dụ khác. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và dẫn dắt vào bài: Thực vật có một số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kỉ các em nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu Thực vật có hoa và thực vật không có hoa a) Mục tiêu: Hs phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh đọc kỹ thông tin mục tam giác, ghi nhớ Treo Tranh vẽ phóng to hình 4.1 hướng dẫn học sinh quan sát , T.Báo: những cây có đặc điểm tương tự như cây cải cũng gồm những bộ phận tương tự. Treo Bảng phụ ghi nội dung bài tậ: hãy dùng các cụm từ thích hợp sau để điền vào những chổ trống:cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, nuôi dưỡng, duy trì và phát triển nòi giống. Yêu cầu học sinh thảo luận toàn lớp trong 5’: + Rễ, thân, lá là: có chức năng chủ yếu là + Hoa, quả, hạt là có chức năng chủ yếu là Yêu cầu học sinh đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. Yêu cầu học sinh đem các vật mẫu đã chuẩn bị ra quan sát Cho hs thảo luận nhóm trong 5’ hoàn thành bảng trang 13 và sắp xếp chúng thành 2 nhóm cây có hoa và cây không có hoa ? Treo Tranh vẽ phóng to hình 4.2 và bảng phụ yêu đại diện phát biểu. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân đọc thông tin, quan sát tranh hình 4.1, ghi nhớ. Trao đổi trên toàn lớp để hoàn thành bài tập gv yêu cầu. - Thảo luận nhóm hoàn thành bảng trang 13 và sắp xếp chúng thành 2 nhóm thực vật có hoa và không có hoa. Trao đổi nhóm, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung: + Cây có vòng đời trong 1 năm như cải, đậu, + Cây sống lâu năm như xoài, ổi, nhãn, * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. - HS nêu 1 vài ví dụ khác. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức. I. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa: 1. Các loại cơ quan của vật có hoa: có 2 loại cơ quan: Cơ quan sinh dưỡng gồm: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây. Cơ quan sinh sản gồm: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống. 2. Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa: thực vật chia thành 2 nhóm: Thực vật có hoa có qơ quan sinh sản là: hoa, quả hạt. Ví dụ: cây cải, cây đậu, Thực vật không có hoa: có cơ quan sinh sản không phải là hoa. Ví dụ: rêu, cây ráng, bòng bong, Hoạt động 2: Tìm hiểu về Cây một năm và cây lâu năm: a) Mục tiêu: Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản p
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_1_5.docx