Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 15: Cấu tạo của thân non - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Quế

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 15: Cấu tạo của thân non - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Quế

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Hiểu được đặc điểm cấu tạo của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút).

- Nêu được đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.

2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng thu thập kiến thức, kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Định hướng hình thành năng lực, phẩm chất:

- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí thời gian.

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

4. Nội dung tích hợp

*GDĐĐ:Có trách nhiện bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

 GV: + tranh hình 15.1, 10.1 SGK

 + Bảng phụ cấu tạo trong của thân non.

2. Học sinh

 HS: ôn lại cấu tạo miền hút của rễ.

III. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức:

 1. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.

2. Phương pháp:

- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.

 

doc 5 trang tuelam477 3770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 15: Cấu tạo của thân non - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Quế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3
Ngày soạn: 18/10/2020
Ngày giảng: 21/10/2020
Tiết 13
BÀI 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Hiểu được đặc điểm cấu tạo của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút).
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. 
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng thu thập kiến thức, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Định hướng hình thành năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, quản lí thời gian.
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 	
4. Nội dung tích hợp
*GDĐĐ:Có trách nhiện bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
	GV: + tranh hình 15.1, 10.1 SGK
 + Bảng phụ cấu tạo trong của thân non. 
2. Học sinh
	 HS: ôn lại cấu tạo miền hút của rễ.
III. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức:
	1. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.
2. Phương pháp:
- Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1 phút) 
 	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	? Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì ? Những loại cây nào thường bấm ngọn, những loại cây nào thường tỉa cành ?
	- Bấm ngọn, tỉa cành có tác dụng làm chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá, chồi hoa phát triển thành nhiều cành mới, nhiều hoa, tạo nhiều quả cho năng suất cao.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: khởi động 
- Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
- Thời gian:(1 phút)
- Cách thức tiến hành: 
 Cây trồng một thời gian sẽ thấy cây lớn lên. Sự lớn lên của cây không chỉ lớn lên về chiều cao (dài ra của thân) mà cây còn to ra.
Vậy thân to ra nhờ bộ phận nào?
Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: - Hiểu được đặc điểm cấu tạo của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút).
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. 
- Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
- Thời gian: 28p
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 1. Tìm hiểu cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non. (17’)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 đọc thông tin ở bảng, sau đó hoàn thiện đặc điểm cấu tạo để thấy được đặc điểm phù hợp với chức năng . (GV lưu ý HS chỉ tìm hiểu cấu tạo từng phần, không tìm hiểu chi tiết từng bộ phận).
- HS quan sát hình vẽ hoàn thiện bảng
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng
- HS theo dõi bảng kiến thức chuẩn.
? Tìm hiểu chức năng của từng phần ?
GV gọi HS trả lời –> GV treo bảng chuẩn kiến thức cho HS theo dõi và sửa chữa (nếu cần ).
GV lưu ý HS về cấu tạo của mạch gỗ và mạch rây.
? Cấu tạo trong của thân non gồm mấy phần ? Nêu chức năng của từng phần ?
HS trả lời.
1. Tìm hiểu cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non
- Cấu tạo trong của thân non được chia thành 2 phần: Vỏ và Trụ giữa.
+ Vỏ gồm có biểu bì và thịt vỏ.
+ Trụ giữa gồm bó mạch xếp thành vòng ( mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột.
- Chức năng:
+ Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong.
+ Thịt vỏ: dự trữ và tham gia quang hợp.
+ Bó mạch: vận chuyển các chất.
 . Mạch rây: Vận chuyển chất hữu cơ.
 . Mạch gỗ: Vận chuyển nước và muối khoáng.
+ Ruột chứa chất dự trữ.
Hoạt động 2: So Sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ. (15’)
- GV treo tranh cấu tạo miền hút của rễ và cấu tạo trong của thân non cho HS quan sát.
- HS quan sát tranh ghi nhớ kiến thức.
GV gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận của thân non và miền hút của rễ trên tranh.
Đại diện HS lên chỉ trên tranh
? Tìm các đặc điểm giống và khác nhau giữa cấu tạo rễ và thân non ?
GV treo bảng chuẩn kiến thức cho HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
- HS theo dõi bảng chuẩn kiến thức.
II. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
* Giống nhau: Đều có vỏ và trụ giữa
- Vỏ có biểu bì và thịt vỏ
- Trụ giữa có bó mạch( mạch rây và mạch gỗ) và ruột.
* Khác nhau: 
Miền hút của rễ
Thân non
- Biểu bì có lông hút.
- Thịt vỏ không có diệp lục.
- Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ.
- Biểu bì không có lông hút
- Thịt vỏ có diệp lục
- Mạch rây và mạch gỗ xếp thành vòng (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong).
Hoạt động 3: luyện tập
- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
- Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
- Thời gian: 5p
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Câu 1. Ở thân cây gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm ở đâu ?
A. Nằm chìm trong lớp thịt vỏ	B. Nằm xen giữa mạch rây và mạch gỗ
C. Nằm phía ngoài mạch rây	D. Nằm bên trong mạch gỗ
Câu 2. Tầng phát sinh của thân cây gỗ trưởng thành gồm có mấy loại ?
A. 5 loại 	B. 2 loại	C. 3 loại 	D. 4 loại
Câu 3. Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành ?
A. Mô phân sinh gióng	B. Tầng sinh trụ
C. Tầng sinh vỏ	D. Ruột
Câu 4. Trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành, bộ phận nào dưới đây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ ?
A. Mạch gỗ 	B. Ruột	C. Lớp biểu bì 	D. Mạch rây
Câu 5. Cây nào dưới đây không có tầng sinh trụ ?
A. Bạch đàn 	B. Sưa	C. Dừa 	D. Đào
Câu 6. Thông thường, khi ta bóc vỏ cây thân gỗ thì những thành phần nào sẽ bị loại bỏ khỏi cây ?
A. Biểu bì và thịt vỏ	B. Biểu bì, thịt vỏ và mạch gỗ
C. Biểu bì, thịt vỏ và mạch rây	D. Mạch rây và mạch gỗ
Câu 7. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Ở cây thân gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm giữa mạch gỗ và mạch rây, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp ... (1)..., phía trong một lớp ...(2)....
A. (1) : mạch rây ; (2) : thịt vỏ	B. (1) : thịt vỏ ; (2) : mạch rây
C. (1) : mạch gỗ ; (2) : mạch rây	D. (1) : mạch rây ; (2) : mạch gỗ
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
B
A
D
C
Câu
6
7
Đáp án
C
D
Hoạt động 4: vận dụng, mở rộng và hướng dẫn về nhà 
- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập , Luyện tập củng cố nội dung bài học
- Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
- Thời gian: 5p
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Vận dụng
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
Vẽ được sơ đồ cấu tạo trong cuả thân non
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
mở rộng
Gv yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã tìm hiểu
Vẽ sơ đồ tư duy của bài 
Hướng dẫn về nhà:
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Đọc phần Em có biết ?
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_15_cau_tao_cua_than_non_nam_hoc_2.doc