Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 16: Thân to ra là do đâu - Nguyễn Thị Dung

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 16: Thân to ra là do đâu - Nguyễn Thị Dung

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm cho thân cây to ra . Phân biệt được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào vị trí và chức năng.

- Phân biệt được dác và dòng. Tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.

3. Thái độ:

 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo

- Năng lực về quan hệ xã hôi: năng lực giao tiếp

- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lạc và rõ ràng

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh ảnh liên quan đến bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Các nhóm làm thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiêm trang 46 SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ôn định lớp

2. Kiểm tra bài củ:

- Gv yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau?

 Cấu tạo trong của thân non gồm: . phần chính: . và . .

 Vỏ gồm: và .

Trụ giữa gồm: xếp thành vòng (mỗi bó mạch có mạch rây ở

ngoài, mạch gỗ ở trong) và. .

 

doc 5 trang tuelam477 2970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 16: Thân to ra là do đâu - Nguyễn Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KỲ ANH
TRƯỜNG THCS THƯ THỌ
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN: sinh 6 tiết 15 TUẦN87
Tên bài dạy: bài 16
Giáo viên; Nguyễn Thị Dung
Bào 16: THÂN TO RA LÀ DO ĐÂU
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Học sinh nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm cho thân cây to ra . Phân biệt được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào vị trí và chức năng.
- Phân biệt được dác và dòng. Tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ:
 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực về quan hệ xã hôi: năng lực giao tiếp
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lạc và rõ ràng
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tranh ảnh liên quan đến bài học
Chuẩn bị của học sinh
- Các nhóm làm thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiêm trang 46 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài củ:
- Gv yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau?
 Cấu tạo trong của thân non gồm: . phần chính: .. và .. .
 Vỏ gồm: và ..
Trụ giữa gồm: xếp thành vòng (mỗi bó mạch có mạch rây ở 
ngoài, mạch gỗ ở trong) và. .
Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- mục tiêu: Định hướng cho HS nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thê cho HS đi vào nghiên cứu bài mới
- Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, sử dụng đồ dùng trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, quan sát, sáng tạo, trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp
- GV đặt vấn đề: như chung ta quan sát thấy rằng khi trồng cây mới lên nó rất nhỏ, nhưng sau một thời gian cây ngày càng phát triên, tan la ngày càng sum sê, thân ngày càng cao to. Vây thân của cây to ra là nhờ vào đâu? Để giải đáp được thắc mắc này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài hôm này bài 16: Thân to ra do đâu?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
- Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, sử dụng đồ dùng trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, quan sát, sáng tạo, trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
H1: GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 và 16.1 trả lời câu hỏi: cấu tạo trong của thân trường thành có gì khác cấu tạo trong của thân non.
- GV phải giải thích cho HS nếu HS cho rằng cây trưởng thành không có phần bì
- GV hướng dẫn HS các xác định 2 tầng. Dùng dao khẽ cao cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh đó là tầng sinh vỏ. Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho đến lớp gỗ tách khẽ lớp gỗ này ra lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt đó là tầng sinh trụ
- GV yêu cầu HS đọc SGK trang 51 trả lời câu hỏi
H1: Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
H2: Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
H3: Thân to ra nhờ bộ phận nào?
- GV gọi nhóm khác lên nhận xét bổ sung
- GV kết luận lại nội dung
- GV yêu cầu HS đọc SGK trang 51 và em có biết trang 53 quan sát hình 16.2 và 16.3 trả lời câu hỏi
H1: Tại sao có vòng gỗ màu sẫm và vòng gỗ màu sáng
H2: Làm thế nào để đếm được tuổi cây?
H3: Vòng gỗ hàng năm là gì?
- GV yêu cầu vài nhóm mang miếng gỗ lên đếm số vòng gỗ và xác định tuổi cây.
- GV nhận xét và cho điểm nhóm có kết quả đúng
Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên không nên đu cành bẻ cành làm gây hại đến cây cối
H1: GV yêu cầu HS hoạt động độc lập đọc SGK trang 52 và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là dác? Thế nào là ròng?
? Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?
- GV nhận xét và kết luận có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích?
? Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thành tà vẹt (đường ray tàu hoả) người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ?
 HS quan sát tranh trên bảng, trao đổi nhóm và ghi nhận xét vào giấy
Thân non có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- HS thảo luận nhóm và tra lời:
H1: Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ
H2: Tầng sinh trụ nằm giữ mạch rây và mạch gỗ
H3: Do sự phân chia các tế bào mô phan sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- HS làm theo yêu cầu của GV trả lời câu hỏi:
H1; SGK
H2: Bằng cách đếm vòng gỗ hằng năm
H3: Là các tế bào mạch gỗ xếp thành từng vòng
- HS trả lời: Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài. Ròng là lớp gỗ màu thẫm hơn dác ở phía trong
- Dác nằm ngoài ròng nằm phí trong. Dác gồm các tế bào mạch gỗ sống vận chuyển nước và MK còn ròng là các tế bào chết thực hiện chức năng nâng đỡ cây
1. Xác định tầng phát sinh
+ Tầng sinh vỏ: Vị trí :nằm trong lớp thịt vỏ Chức năng : sinh ra vỏ.
+ Tầng sinh trụ : Vị trí: nằm giữa mạch rây và mạch gỗ. Chức năng: sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ.
- Cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
2. Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây
Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi của cây.
Dác và ròng
- Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm các tế bào mạch gỗ sống có chức năng vận chuyển nước và MK
- Ròng là lớp gỗ màu thẫm hơn dác ở phía trong, gồm các tế bào chết thực hiện chức năng nâng đỡ cây
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, sử dụng đồ dùng trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, quan sát, sáng tạo, trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp
GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí và chức năng của tầng phát sinh, trả lời câu hỏi: thân cây to ra do đâu?
- Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? Xác định tuổi gỗ của miếng gỗ của nhóm hay nhóm khác.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
? Có thể xác dịnh được tuổi cây gỗ bằng cách nào.
Hs: Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ sáng ( hoặc sẫm)
- Có thể xác định được tuổi của cây.
- Gv quay trở lại ba miếng gỗ ban đầu để tìm ra câu trả lời đúng nhất
Hoạt động 5: Tìm tòi và mở rộng
- Mục tiêu: tìm tòi mở rộng kiên thức, khái quát lại toàn bộ nội dung đã học
 Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, sử dụng đồ dùng trực quan
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, quan sát, sáng tạo, trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp
GV yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bài học hôm này
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập trong sách luyện
- Chuẩn bị thí nghiệm theo nhóm cho bài sau SGK trang 54.
- Ôn lại phần cấu tạo và chức năng của bó mạch.
- Chú ý nhắc HS đọc trước bài 17, làm thí nghiệm (đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt bỏ 1 đoạn trong nước để bọt khí không làm tắc mạch dẫn)
Dùng 2 bông hoa có màu trăng 1 bông cắm trong cốc nước màu trăng 1 bông cắm trong cốc nước màu đỏ, để 1 tuần ktra xem xet kế quả thí nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_16_than_to_ra_la_do_dau_nguyen_th.doc