Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 32: Các loại quả - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 32: Các loại quả - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả khô, quả thịt.

+ Quả khô: - Đặc điểm vỏ quả khi chín. - Ví dụ: quả chò, quả cải.

+ Quả thịt: - Đặc điểm vở quả khi chín. - Ví dụ: quả cà chua, quả xoài.

- Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau khi thu hoạch.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh tổng hợp.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

- Vận dụng kiến thức để biết bảo quản chế biến quả và hạt sau khi thu hoạch

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, có niềm tin vào khoa học.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để xác định đặc điểm của vỏ quả là đặc điểm chính để phân loại quả và đặc điểm một số loại quả thường gặp.

- Kĩ năng trình bày ý kiến trong thảo luận, báo cáo.

- Kĩ năng giao tiếp trong thảo luận nhóm.

*GDĐĐ: Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình. Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

- Tích hợp GDBVMT: Hình thành cho học sinh ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. Hơn nữa quả và hạt giúp cây duy trì nòi giống -> Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng của thực vật, giảm nhẹ tác động của BĐKH

 

docx 6 trang tuelam477 3960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 32: Các loại quả - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/01/2021
Ngày giảng:
Tiết: 37
Chương VII: QUẢ VÀ HẠT
Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả khô, quả thịt.
+ Quả khô: - Đặc điểm vỏ quả khi chín. - Ví dụ: quả chò, quả cải.
+ Quả thịt: - Đặc điểm vở quả khi chín. - Ví dụ: quả cà chua, quả xoài.
- Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau khi thu hoạch.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Vận dụng kiến thức để biết bảo quản chế biến quả và hạt sau khi thu hoạch 
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. 
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, có niềm tin vào khoa học.
* Kĩ năng sống 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để xác định đặc điểm của vỏ quả là đặc điểm chính để phân loại quả và đặc điểm một số loại quả thường gặp.
- Kĩ năng trình bày ý kiến trong thảo luận, báo cáo.
- Kĩ năng giao tiếp trong thảo luận nhóm.
*GDĐĐ: Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình. Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
- Tích hợp GDBVMT: Hình thành cho học sinh ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. Hơn nữa quả và hạt giúp cây duy trì nòi giống -> Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng của thực vật, giảm nhẹ tác động của BĐKH
4. Phát triển năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, hợp tác, giao tiếp,sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí.
- Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
 - Sưu tầm 1 số loại quả khó tìm : quả đậu, cải, chò, xà cừ, bồ kết. - Tranh H 32.1 Sgk. Bảng phụ
2. Học sinh
- Mỗi nhóm chuẩn bị đủ các loại quả : cải, cà chua, táo, quất, đậu, me, phượng, đu đủ.
III. Phương pháp
- Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
* Mở bài (5 phút)
- GV: Cho HS kể tên một số loại quả em đã chuẩn bị và quả mà em biết?
- GV Giới thiệu: Căn cứ vào nhiều đặc điểm của quả để phân chia nhiều nhóm quả khác nhau: hình dạng, màu sắc, hương vị, số lượng hạt, 
- GV yêu cầu: Dựa vào đặc điểm vỏ quả khi chín chia quả làm 2 nhóm? Các loại quả mỗi nhóm có đặc điểm gì chung?
HS: Trả lời
- GV: Chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào nội dung bài học: Các loại quả có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt các loại quả? (15 phút)
Mục tiêu: Học sinh nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả khô, quả thịt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B1:GV yêu cầu HS để các loại quả mà mình đem đến lớp lên mặt bàn, kết hợp quan sát hình 32.1 sgk.
B2:GV chiếu H32.1 SGK
? Hãy phân chia các quả trên thành các nhóm khác nhau dựa vào hình thái quả giống nhau xếp vào 1 nhóm.
? Dựa vào đặc điểm nào để chia như vậy? Hãy viết những đặc điểm mà em dùng để phần biệt chúng.
B3:GV hướng HS theo cách dựa vào số lượng hạt, màu sắc quả.
*GDĐĐ: Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình. Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng, phát triển của thực, động vật; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
HS : để các loại quả mà mình đem đến lớp lên mặt bàn, kết hợp quan sát hình 32.1 sgk, thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
- Thống nhất cách phần loại.
- Dựa vào đặc điểm hình thái, hình dạng quả, số hạt, đặc điểm hạt, màu sắc quả.
- Đại diện HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe
Tiểu kết:
- Dựa vào đặc điểm hình thái cuả vỏ quả, hình dạng quả, số hạt và đặc điểm hạt, để phân loại quả.
Hoạt động 2: Các loại quả chính (15 phút)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau khi
thu hoạch.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B1:GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK/ 104 và cho biết:
? Có mấy nhóm quả chính, là nhóm quả nào? đặc điểm của nhóm quả đó.
? Trong hình 32.1 nhóm quả nào thuộc nhóm quả khô, nhóm quả nào thuộc nhóm quả thịt? 
B2:GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác SGK/106 về quả khô.
? Đăc điểm của các loại quả trên.
B3:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/106 về quả thịt.
? Quả thịt chia làm mấy loại ? Đặc điểm của mỗi loại
- GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác SGK/106 về quả thịt.
B4:GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Tích hợp GDBVMT: Hình thành cho học sinh ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. Hơn nữa quả và hạt giúp cây duy trì nòi giống -> Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng của thực vật, giảm nhẹ tác động của BĐKH
1/ Các nhóm quả chính :
- HS tự thu thập thông tin sgk tự tìm câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
Có 2 nhóm :
+ Quả khô : khi chín vỏ khô cứng
+ Quả thịt : khi chín mềm, vỏ thịt dày chứa thịt dày.
- Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
2/ Phân loại quả.
a, Quả khô.
HS thảo luân nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Có 2 loại quả khô:
Quả khô nẻ và quả khô không nẻ.
- Yêu cầu phân biệt được hai loại quả khô đó trong hình 32.1
Lấy thêm ví dụ thực tế.
-> Quả khô nẻ khi chín vỏ tự nhiên nứt nẻ
-> Quả khô không nẻ khi chín vỏ không tự nứt nẻ
b/ Quả thịt:
- HS tự thu thập thông tin sgk tự tìm câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
Quả thịt chia làm 2 loại:
Quả mọng: phần thịt dày mọng nước.
Quả hạch: có hạch cứng chứa hạt bên trong.
- Yêu cầu phân biệt được hai loại quả thịt có trong hình 32.1
Lấy thêm ví dụ thực tế.
- Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết: - Có hai loại quả chính: Quả khô và quả thịt.
- Đặc điểm của mỗi loại : Ghi nhớ SGK trang 106.
4. Củng cố (5 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
 - GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.
1/ Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quảcó thể chia làm các nhóm chính là:
Nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả có màu nâu, xám.
 Nhóm quả hạch và nhóm quả khô không nẻ.
 Nhóm quả khô và nhóm quả thịt.
 Nhóm quả khô nẻ và nhóm quả mọng
2/ Trong các nhóm quả sau, nhóm quả nào gồm toàn quả khô?
Quả cà chua, quả ớt, quả thìa là, quả chanh.
Quả đậu hà lan, quả đậu xanh, quả cải
Quả lạc, quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta.
Quả bồ kết, quả chuối, quả nho, quả đậu đen
- Đọc mục “ Em có biết”.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau (3 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. 
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Chuẩn bị giờ sau: Mỗi nhóm cho 2- 4 hạt đỗ và 2- 4 hạt ngô trong bông ẩm cho trương lên, giờ sau mang đến lớp. 
- Đọc và nghiên cứu trước Bài 33.
V. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_32_cac_loai_qua_nam_hoc_2020_2021.docx