Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 37: Tảo - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Huyền Trang

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 37: Tảo - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Huyền Trang

I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt:

1. Kiến thức

- HS nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.

- Tập nhận biết một số loại tảo thường gặp.

- Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo.

 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

 3. Phẩm chất - Năng lực cần hình thành, phát triển

* Có trách nhiệm với môi trường tự nhiên: yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

* Năng lực chung

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí, tự đánh giá, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát (hình ảnh cấu tạo TB sợi tảo xoắn, rong mơ, hình ảnh các loại tảo), thu thập thông tin, xử lí kết quả, đưa kết luận .

+ Năng lực kiến thức sinh học: Kiến thức về cấu tạo của tảo, phân loại: tảo đơn bào và tảo đa bào.

• HS khuyết tật nhận biết được đại diện của tảo.

 

docx 7 trang tuelam477 2550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 37: Tảo - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/02/2021	 
CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT
* Mục tiêu chương
1. Kiến thức
- Mô tả được rêu là thực vật đã có thân lá nhưng cấu tạo đơn giản.
- Mô tả được quyết (đại điện cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá; có mạch dẫn; sinh sản bằng bào tử.
- Mô tả được cây hạt trần là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
- Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả (hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép).
- So sánh được thực vật thuộc lớp hai lá mầm với thực vật thuộc lớp 1 lá mầm.
- Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp.
- Phát hiện được giới thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp, tiến hoá hơn. Thực vật hạt kín chiếm ưu thế và tiến hoá hơn cả trong giới thực vật.
- Nêu được công dụng của thực vật hạt kín.
- Giải thích được tuỳ theo mục đích sử dụng cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại.
2. Kỹ năng: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nhóm thực vật.
 - HS khuyết tật nhận biết được đại diện của các nhóm thực vật
3. Phẩm chất - Năng lực cần hình thành, phát triển
* Yêu thích, bảo vệ thiên nhiên.
* Năng lực chung 
+ Năng lực tự học
+ Năng lực tư duy, sáng tạo
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Trải nghiệm: Tìm hiểu kiến thức, thông tin trong thực tế.
* Các năng lực chuyên biệt
+ Quan sát mẫu vật.
+ Ghi chép, xử lí và trình bày số liệu: Phiếu học tập - Bảng nhóm.
+ Sử dụng ngôn ngữ: Định nghĩa, trình bày, mô tả, giải thích...
Tiết 44 (theo PPCT)
 	 Tuần 23 (theo PPCT)
Bài 37 - TẢO
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức
- HS nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.
- Tập nhận biết một số loại tảo thường gặp.
- Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo.
	2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
	3. Phẩm chất - Năng lực cần hình thành, phát triển
* Có trách nhiệm với môi trường tự nhiên: yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
* Năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí, tự đánh giá, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ...
* Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát (hình ảnh cấu tạo TB sợi tảo xoắn, rong mơ, hình ảnh các loại tảo), thu thập thông tin, xử lí kết quả, đưa kết luận .
+ Năng lực kiến thức sinh học: Kiến thức về cấu tạo của tảo, phân loại: tảo đơn bào và tảo đa bào.
HS khuyết tật nhận biết được đại diện của tảo.
	4. Nội dung tích hợp (trải nghiệm)
* Tích hợp nội dung BĐKH: Giúp HS tìm hiểu về Tảo, trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật và ý nghĩa của sự đa dạng phong phú đó trong đời sống con người và trong việc giảm nhẹ tác động của BĐKH ® Học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật, tăng cường trồng cây.
* Tích hợp GD đạo đức: Có trách nhiệm với môi trường tự nhiên: yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
- Tranh tảo xoắn, rong mơ; Tranh một số tảo khác (Bảng chiếu)
- Mẫu tảo xoắn để trong cốc thuỷ tinh (nếu được)
- Bảng phụ - Đáp án
- Máy chiếu
Tảo xoắn
Rong mơ
Hình dạng, màu sắc
Hình sợi, màu xanh lục (thể màu chứa chất diệp lục)
Hình cây, màu nâu (có chất màu phụ)
Cấu tạo
Gồm nhiều tế bào nối tiếp nhau thành sợi, mỗi tế bào có vách ngăn, thể màu và nhân tế bào.
Gồm nhiều tế bào, có vách ngăn, thể màu (có chất màu phụ) và nhân tế bào.
Sinh sản
- Sinh dưỡng: đứt thành từng đoạn " tạo thành tảo mới
- Sinh sản tiếp hợp (2 tế bào gần nhau tạo thành hợp tử, phát triển thành sợi tảo mới)
- Sinh dưỡng
- Sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu)
Nơi sống
Nước ngọt
Nước mặn
2. Học sinh
- Chuẩn bị trước nội dung bài mới.
- Mẫu tảo xoắn, cây rau câu (nếu được)
	3. Câu hỏi - Bài tập trắc nghiệm
Câu 1 Loại tảo nào dưới đây có màu xanh lục?
A. Rong mơ	B. Tảo xoắn	C. Tảo nâu	D. Tảo đỏ
Câu 2 Loại tảo nào dưới đây có màu nâu ?
A. Rau diếp biển B. Rong mơ	C. Tảo xoắn 	D. Tảo vòng
(rong mơ có mầu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu (SGK/124))
Câu 3 Loại tảo nào dưới đây có cấu tạo đơn bào?
A. Rau diếp biển	B. Tảo tiểu cầu	C. Tảo sừng hươu	D. Rong mơ
Câu 3 Loại tảo nào dưới đây có môi trường sống khác với những loại tảo còn lại?
A. Tảo sừng hươu	B. Tảo xoắn	C. Tảo silic	D. Tảo vòng
(Các loại tảo ở nước ngọt: tảo silic, tảo vòng, tảo xoắn; Các loại tảo ở nước mặn: tảo sừng hươu Hình 37.4 (SGK/124))
Câu 4 Trong các loại tảo dưới đây, loại tảo nào có kích thước lớn nhất?
A. Tảo tiểu cầu	B. Rau câu	C. Rau diếp biển	D. Tảo lá dẹp
(1 vài loại tảo lá dẹt sống ở biển ôn đới có kích thước khổng lồ, cơ thể có thể dài tới hàng trăm mét)
Câu 5 Vì sao nói “Tảo là thực vật bậc thấp”?
A. Vì chúng không có khả năng quang hợp
B. Vì cơ thể chúng có cấu tạo đơn bào
C. Vì cơ thể chúng chưa có rễ, thân, lá thật sự.
D. Vì chúng sống trong môi trường nước.
(tảo là thực vật bậc thấp vì cơ thể chưa có thân, rễ, lá thật sự mặc dù hình thái có thể có dạng giống - SGK/124)
Câu 6 Khi nói về tảo, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Sống chủ yếu nhờ việc hấp thụ chất hữu cơ từ môi trường ngoài
B. Hầu hết sống trong nước
C. Luôn chứa diệp lục
D. Có cơ thể đơn bào hoặc đa bào
(tảo có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, sống chủ yếu trong nước, luôn có chất diệp lục, dinh dưỡng bằng quang hợp - SGK/125)
 III. Phương pháp dạy học
- Trực quan - vấn đáp - đàm thoại
- Phương pháp hoạt động cá nhân
IV. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp (1’)
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
6A2
02/03/2021
6A6
01/03/2021
6A3
02/03/2021
6A7
03/03/2021
6A4
02/03/2021
6A8
03/03/2021
6A5
01/03/2021
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học
3. Các hoạt động dạy học (35’)
Đặt vấn đề: Trên mặt nước ao hồ thường có váng màu xanh lục, màu đỏ hoặc màu vàng. Váng đó do những cơ thể nhỏ bé tạo nên gọi là tảo. Tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn sống ở nước ngọt hoặc nước mặn.Vậy tảo có hình dạng và cấu tạo như thế nào? Ta cùng tìm hiểu...
Hoạt động 1: Tìm hiểu “Cấu tạo của tảo” (20')
- Mục tiêu: Trình bày được hình dạng ngoài của tảo trên tranh vẽ. 
- Phương pháp: Trực quan - vấn đáp - đàm thoại, hoạt động cá nhân
- Phương tiện: tranh ảnh, máy chiếu
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
- GV: + giới thiệu tảo xoắn và nơi phân bố.
+ giới thiệu hình dạng, màu sắc của tảo xoắn.
+ Tảo xoắn sinh sản bằng cách nào?
- HS: trình bày theo định hướng của GV.
+ Tảo xoắn có màu lục do có thể màu chứa diệp lục)
+ Sinh sản bằng cách đứt ra thành từng đoạn, mỗi đoạn phát triển thành 1 tảo mới gọi là sinh sản sinh dưỡng.
+ Sinh sản bằng cách kết hợp (tiếp hợp) giữa 2 TB gần nhau ® hợp tử ® sợi tảo mới (sinh sản hữu tính)
- GV: chốt kiến thức.
1. Cấu tạo của tảo 
a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt) 
- Phân bố môi trường nước ngọt: ao, hồ, ruộng...
- Hình sợi, có màu lục.
- Sinh sản:
+ Sinh sản sinh dưỡng: đứt ra thành từng đoạn, mỗi đoạn phát triển thành 1 tảo mới 
+ Sinh sản hữu tính: kết hợp 2 TB gần nhau ® hợp tử ® sợi tảo mới 
- GV: giới thiệu môi trường sống của rong mơ (ven biển nhiệt đới (chiếu tranh))
+ hướng dẫn HS quan sát tranh 1 đoạn rong mơ, xác định: Hình dạng, màu sắc (giải thích), hình thức sinh sản.
- HS: trả lời câu hỏi theo định hướng của GV ð tự rút ra kiến thức.
- GV: (câu hỏi nâng cao): Hãy so sánh hình dạng ngoài của cây rong mơ với cây có hoa?
- HS: y/c nêu được: Giống (hình dạng giống một cây có hoa); Khác (chưa có rễ, thân, lá thực sự ð Tản)
- GV: chốt kiến thức bằng câu hỏi: Cấu tạo chung của tảo và nơi sống của chúng?
- HS: rút ra kết luận.
b. Quan sát rong mơ 
(tảo nước mặn) 
- Phân bố môi trường nước mặn.
- Hình dạng giống 1 cây nhưng chưa có rễ, thân, lá thật sự và mạch dẫn.
- Sinh sản:
+ Sinh sản sinh dưỡng
+ Sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu)
Hoạt động 2. Tìm hiểu “một số loài tảo khác thường gặp” (8’)
- Mục tiêu: Nhận biết được1 số loài tảo trong tự nhiên.
- Phương pháp: Trực quan - vấn đáp - đàm thoại, hoạt động cá nhân.
- Phương tiện: tranh ảnh, máy chiếu
- Tiến hành
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
- GV: chiếu tranh vẽ giới thiệu một số loại tảo, y/c:
+ HS quan sát.
+ Kể tên 1 số loại tảo đơn bào và tảo đa bào trên tranh
+ Nhận xét về hình dạng, màu sắc của tảo đơn bào, đa bào?
- HS: y/c nêu được:
+ Tảo tiểu cầu: hình cầu, màu lục, cấu tạo đơn bào. Tảo silic: hình dải, màu nâu. Tảo vòng (nước ngọt), rau diếp biển, rau câu, tảo sừng hươu (nước mặn) cơ thể đa bào, màu lục, đỏ hay hồng, nâu, đều có dạng cành cây)
- GV: chốt kiến thức bằng câu hỏi: Qua tìm hiểu đặc điểm của 1 số loại tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chung?
- HS: tự rút ra kiến thức.
- GV: cung cấp thêm một vài loài tảo quý hiếm có ở Việt Nam: Rong hồng vân (thuộc ngành Tảo đỏ gặp ở Khánh Hòa, Ninh Thuận), rong mơ mềm (thuộc ngành Tảo nâu gặp ở Cẩm Phả, đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Khánh Hòa).
2. Một vài tảo khác thường gặp
a. Tảo đơn bào
VD: Tảo tiểu cầu, tảo silic.
b. Tảo đa bào
VD: Tảo vòng, tảo xoắn, rau câu, rau diếp biển 
Hoạt động 3: Tìm hiểu “vai trò của tảo” (6’)
- Mục tiêu: HS nêu được tóm tắt về vai trò của tảo.
- Phương pháp: Trực quan - vấn đáp - đàm thoại, hoạt động cá nhân
- Phương tiện: Máy chiếu
- Tiến hành
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
- GV:y/c HS nghiên cứu thông tin SGK và TLCH:
+ Tảo sống trong nước có lợi gì?
+ Với đời sống con người tảo có lợi gì?
+ Khi nào tảo có thể gây hại? 
- GV: Giáo dục môi trường về:
+ Hiện tượng “nước nở hoa”
+ Ở vùng biển người ta thường vớt rong mơ về để làm phân bón. Một số vai trò của tảo
® Căn cứ vào tình hình thực tế mà ta nên phát triển hay giảm bớt tảo để bảo vệ môi trường, sinh giới quanh vùng có tảo.
?Em nhận xét về sự đa dạng của tảo? Sự đa dạng của tảo có ý nghĩa gì với đời sống con người?
GV: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật, tăng cường trồng cây ð giảm nhẹ tác động của BĐKH
3. Vai trò của tảo
* Lợi ích:
- Tạo ra oxi và cung cấp thức ăn cho các ĐV ở nước.
- Làm thức ăn cho người và gia súc
- Cung cấp nguyên liệu cho làm phân bón, làm thuốc và nguyên liệu trong công nghiệp 
* Tác hại: làm nhiễm bẩn nguồn nước, quấn quanh gốc cây lúa làm khó đẻ nhánh, 
4. Củng cố (8’)
- Cho HS khuyết tật trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1, và đọc kết luận cuối bài.
-GV: y/c HS hoạt động cá nhân, hoàn thiện bảng phụ, rút ra điểm giống và khác nhau của tảo xoắn và rong mơ.
- HS: tự rút ra kiến thức.
- Củng cố bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài, làm bài tập SBT.
- Đọc thêm mục “ Em có biết”.
- Chuẩn bị trước nội dung bài mới: Bài 38: Rêu - Cây Rêu
+ Chuẩn bị mẫu vật: 1 đám rêu tường
+ Trả lời lệnh q mục 2 (SGK/126)
V. Rút kinh nghiệm 
 .. .. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_37_tao_nam_hoc_2020_2021_pham_thi.docx