Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Chủ đề 2: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Tế bào

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Chủ đề 2: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Tế bào

(Thời lượng: 2 tiết)

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Năng lực

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận thức KHTN:

 + Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.

 + Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào như tế bào của rễ, thân, lá.

 + Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (màng sinh chất, chất tế bào và nhân).

 + Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

 + Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ, thông qua quan sát hình ảnh.

 + Dựa vào sơ đồ nhận biết sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

 + Nêu được ý nghĩa của của sự lớn lên và sinh sản của tế bào

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ - tự học: Tích cực, chủ động thực hiện những công việc được phân công

- Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

2. Phẩm chất

- Trung thực: Trả lời trung thực kết quả quan sát tiêu bản tế bào.

- Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

 

docx 15 trang Hà Thu 3030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Chủ đề 2: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG
CHỦ ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 : TẾ BÀO
(Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Năng lực	
1.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức KHTN:
 + Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.
 + Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào như tế bào của rễ, thân, lá.
 + Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (màng sinh chất, chất tế bào và nhân).
 + Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
 + Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ, thông qua quan sát hình ảnh.
 + Dựa vào sơ đồ nhận biết sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
 + Nêu được ý nghĩa của của sự lớn lên và sinh sản của tế bào
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ - tự học: Tích cực, chủ động thực hiện những công việc được phân công
- Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. 
2. Phẩm chất
- Trung thực: Trả lời trung thực kết quả quan sát tiêu bản tế bào.
- Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên
 Máy chiếu, file hình ảnh, tranh ảnh, phiếu học tập, giấy A0
 2. Học sinh
 - Phiếu học tập 1,2,3,4,5
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
STT
Mã hóa
Phương pháp
Công cụ
Hoạt động 1:
Đặt vấn đề
(9)
TC1.1 
- Điều học sinh đã biết về tế bào
- Điều học sinh muốn biết về tế bào
Hỏi – đáp
Câu hỏi
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
2.1
Tìm hiểu khái quát về tế bào 
(1)
 (2)
(9)
(12)
(10)
KHTN 1.1
KHTN 1.1
TC 1.1
TN
HT 1.4
- Khái niệm tế bào
- Hình dạng và kích thước của tế bào.
- PP: trực quan
- KTDH: khăn trải bàn, hỏi- đáp
Hỏi – đáp
Câu hỏi.
2.2
Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
(3)
 (9)
(10)
(12)
KHTN 1.2
TC 1.1
HT 1.4
TN
- Cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần.
 - PP: trực quan, hợp tác
- KTDH: hỏi- đáp, khăn trải bàn
Viết
Bài tập.
2.3
Phân biệt các loại tế bào
(4)
(9)
KHTN 1.3
TC 1.1
- Phân biệt tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua hình ảnh.
- PPDH: trực quan.
- KTDH: Hỏi – đáp
Viết, hỏi đáp
Câu hỏi, bài tập
2.4
Nhận biết sự lớn lên và phân chia của tế bào
Chứng minh tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống
(5)
(6)
(7)
(9)
KHTN 1.1
KHTN 1.1
KHTN 1.1
TC 1.1
- Nhận biết sự lớn lên và sinh sản của tế bào,
- Nêu nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
- Nhận biết tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể
- PPDH: giải quyết vấn đề, trực quan.
- KTDH: hỏi – đáp.
- PPDH: giải quyết vấn đề, trực quan. 
- KTDH: hỏi đáp.
Viết, hỏi – đáp
Viết, hỏi – đáp
Câu hỏi, bài tập.
Câu hỏi, bài tập.
2.5
Quan sát tế bào
2.5.1
Quan sát tế bào lớn 
2.5.2
Quan sát tế bào nhỏ 
(8)
(10)
(11)
KHTN.2.4
GT-HT.4
TT.1
KHTN.2.4
GT-HT.4
TT.1
- Quan sát tế bào lớn
- Quan sát tế bào nhỏ
- PPDH: Dạy học trực quan (Sử dụng vật mẫu)
- PPDH: Dạy học trực quan (GV biểu diễn TN)
Kĩ thuật Phòng tranh
- Phương pháp viết
- Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập
- Bảng hỏi ngắn
- Bảng kiểm, Rubrics
Hoạt động 3:
Luyện tập
(9)
TC 1.1
HS làm được các bài tập cơ bản trong chủ đề.
Viết, hỏi – đáp
Câu hỏi trắc nghiệm
Hoạt động 4:
Vận dụng 
HS biết vận dụng kiến thức vào thực tiển.
Quan sát
Bài tập thực tiễn
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG ĐẶT VẤN ĐỀ (3 phút)
- PPDH: trò chơi
Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay : học về tế bào
Nội dung: Học sinh thực hiện trò chơi: Ô chữ bí ẩn.
- Thiết kế câu hỏi hàng ngang: 
Câu 1: Đây là gì?
- Trứng
Câu 2: Đây là quả gì? 
- Khế
Câu 3: Đây là gì? 
- Tép bưởi
Câu 4: Đây là củ gì?
 - Hành
Câu 5: Đây là gì?
	 Nơron ( Sau khi học sinh trả lời GV sẽ đưa ra hình 
RON
 ảnh của tế bào thần kinh (nơ ron) để HS quan sát)
Từ hàng dọc: TẾ BÀO 
- Gọi ngẫu nhiên học sinh trong lớp xung phong, tích cực để trả lời ô chữ.
- HS nào trả lời được từ khóa sẽ là người chiến thắng.
Sản phẩm: 
- Học sinh sẽ tìm ra hình ảnh bí ẩn đó là: tế bào.
Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: GV phổ biến luật chơi và chiếu ô chữ để học sinh lựa chọn. 
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS giơ tay để dành quyền tham gia trò chơi, nếu HS đó không trả lời được hoặc trả lời sai thì HS khác sẽ có quyền trả lời. HS nào đưa ra được đáp án của từ khóa thì sẽ thắng cuộc. Các HS tham gia chơi đều được cộng thêm 1 điểm vào điểm miệng để khích lệ tinh thần, học sinh tìm được từ khóa được cộng 2 điểm.
- Kết luận: GV sẽ chốt kết quả: Từ khóa là: Tế bào 
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái quát về tế bào. 
2.1.1. Mục tiêu:
KHTN 1.1: - Khái niệm tế bào
KHTN 1.1:- Hình dạng và kích thước của tế bào.
 2.1.2. Nội dung. 
	Hệ thống câu hỏi liên quan đến:
- Khái niệm tế bào
- Hình dạng, kích thước tế bào
2.1.3. Sản phẩm học tập: 
 - Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS
 2.1.4. Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV dẫn dắt: Quan sát tế bào vảy hành, thịt quả cà chua, ta thấy rất nhiều hình khối xếp sát nhau, giống như những viên gạch để xây nhà. Những hình khối đó được gọi là tế bào. Kết hợp thông tin SGK cho biết: Tế bào là gì? 
- GV chia nhóm ( 2 bạn/ 1 nhóm) yêu cầu HS quan sát hình kết hợp thông tin SGK thực hiện các nội dung sau:
 1) Quan sát cấu tạo trong của rễ, thân, lá em có nhận xét gì? 
 2) Tế bào là gì? 
 3) Em có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các TB của rễ, thân, lá?
 4) Tế bào có chức năng gì đối với cơ thể sống?
1) Quan sát cấu tạo trong của rễ, thân, lá em có nhận xét gì?
2) Em có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các TB của rễ, thân, lá?
3) Từ một viên gạch không thể xây được một ngôi nhà. Nhưng từ một TB có thể xây dựng được một cơ thể. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
4) Tại sao tế bào được coi là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS thảo luận theo cặp, quan sát hình + thông tin SGK trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi 1 số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Bổ sung kiến thức
- Qua hỏi – đáp, HS kết luận:
+ Rễ, thân, lá được cấu tạo bởi các ô, mỗi một ô nhỏ là 1 tế bào → rễ, thân, lá 
 được cấu tạo bởi TB. 
+ Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết, do vậy tế bào được xem là “Đơn vị cấu trúc của cơ thể sống”
+ Hình dạng, kích thước tế bào khác nhau (đa dạng) 
- GV nhận xét và chốt kiến thức:
+ Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống. 
+ Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết, do vậy tế bào được xem là “Đơn vị cấu trúc của sự sống” 
2.1.5. Dự kiến cách đánh giá năng lực.
- Phương pháp đánh giá: hỏi - đáp
- Công cụ đánh giá là câu hỏi tự luận:
+ Quan sát cấu tạo trong của rễ, thân, lá em có nhận xét gì? 
 + Tế bào là gì? 
+ Em có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các TB của rễ, thân, lá?
+ Tại sao tế bào được coi là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống?
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng các thành phần trong tế bào. 
 	2.2.1. Mục tiêu:
KH 1.2: 
- Trình bày được cấu tạo của tế bào
 - Nêu được các thành phần chính của tế bào: màng, chất tế bào, nhân tế bào; nêu được chức năng của các thành phần của tế bào
 2.2.2. Nội dung:
	Hệ thống câu hỏi liên quan đến:
	- Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào.
2.2.3. Sản phẩm học tập: 
- Phiếu học tập số 1
Thành phần cấu tạo tế bào thực vật
Chức năng
Vách tế bào
Làm cho tế bào có hình dạng nhất định
Màng sinh chất
Bao bọc ngoài chất tế bào
Chất tế bào
Chứa các bào quan: lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá)
Nhân
Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
2.2.4. Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
HS thực hiện các nội dung sau: 
 Dựa vào hình Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật để hoàn thành phiếu học tập số 1
 Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật
 4) Quan sát 2 chiếc lá cây. Nhận xét về màu sắc của 2 chiếc lá? Tại sao lá 1 có màu xanh, 1 chiếc lá lại có màu vàng?
 Lá 1 Lá 2
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 - HS hoạt động nhóm (4 HS), quan sát tranh, hoàn thành phiếu học tập
 + Nhận giấy A0 chia thành 4 phần và 1 phần trung tâm
 + Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 + Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm
Liên hệ bảo vệ môi trường: không được bẻ cành, hái lá, chặt phá thân cây làm ảnh hưởng đến sức sống của cây (trừ các loại cây thu hoạch lá, hoặc sự cần thiết khác)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Bổ sung kiến thức 
2.2.5. Dự kiến cách đánh giá năng lực.
- Phương pháp đánh giá: Viết, hỏi đáp.
- Công cụ đánh giá: Phiếu học tập số 1
Hoạt động 2.3. Phân biệt các loại tế bào. 
2.3.1. Mục tiêu
KHTN 1.3:
- Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ, thông qua quan sát hình ảnh.
- Tích cực, chủ động thực hiện những công việc được phân công
2.3.2. Nội dung:
Hệ thống câu hỏi:
- Phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật
- Phân biệt tế bào nhân thật và tế bào nhân sơ
2.3.3. Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP 2: Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật
Đặc điểm phân biệt
Cấu tạo từ tế bào
Thành xenlulozo ở tế bào
Lục lạp
Có
Không
Có
Không
Có 
Không
Thực vật 
x
x
x
Động vật
x
x
x
PHIẾU HỌC TẬP 3: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Dấu hiệu so sánh
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Cấu trúc của nhân
 Không có màng nhân
Có màng nhân
Kích thước
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực
Kích thước lớn hơn.
2.3.4. Tổ chức hoạt động
 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
 HS thực hiện các nội dung sau: 
1) Phân tích H 3.1 để phân biệt tế bào thực và tế bào động vật.
H. 3.1 Các biểu hiện đặc trưng của giới động vật và thực vật
2) Phân tích H 3.2 để phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. 
H 3.2 Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
 3) Hoàn thành phiếu học tập 1 và phiếu học tập số 2.
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 - HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học tập 1 và phiếu học tập số 2 
 Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận 
 - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, và các nhóm nhận xét và lẫn nhau (10 phút)
 Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV đánh giá sản phẩm của HS và bổ sung kiến thức sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu sự lớn lên và phân chia của tế bào
2.4.1. Mục tiêu
- KHTN 1.1: Dựa vào sơ đồ nhận biết sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
- KHTN 1.1: Nêu được ý nghĩa của của sự lớn lên và sinh sản của tế bào
-Hoàn thành tốt nhiệm vụ hợp tác
2.4.2. Nội dung:
Hệ thống câu hỏi thảo luận:
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
2.4.3. Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP 4
Vì sao tế bào lớn lên được?
Nhờ vào quá trình trao đổi chất
Mô tả sự lớn lên của tế bào
Tế bào non thay đổi về kích thước, khối lượng lớn dần lên thành tế bào trưởng thành
Mô tả sự phân chia của tế bào
- Tách một nhân thành 2 nhân tách xa nhau
- Phân chia chất tế bào đều sang 2 bên
- Hình thành vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con
Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với sinh vật
Giúp cho cơ thể sinh vật lớn lên và trưởng thành 
2.3.5. Dự kiến cách đánh giá năng lực
- Phương pháp đánh giá: Viết, hỏi đáp.
- Công cụ đánh giá: 
Rubric 
Năng lực KHTN
Mức 3 ( Rất tốt)
Mức 2 ( Tốt)
Mức 1 ( Trung bình)
(5) KHTN 1.1 
 Vẽ được sơ đồ cấu tạo đơn giản của tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.
 Phân biệt được tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ qua một số dấu hiệu cơ bản.
Nhận dạng được tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực qua hình ảnh.
2.4.4. Tổ chức hoạt động 
HS xem video sự lớn lên và phân chia của tế bào thực và phát triển của cây đậu
* Đặt vấn đề: Vì sao cây đậu tương lớn lên được?
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
1) HS quan sát tranh + video Sự lớn lên và phân chia của tế bào nhận biết sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
2) HS quan sát tranh + video sự phát triển của cây đậu tương, của con người nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào.
Sự lớn lên của cây đậu tương
Sự lớn lên của cơ thể người
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 - HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập 4 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Các nhóm gắn phiếu học tập 4 và trình bày kết quả thảo luận
 - Các nhóm nhận xét trao đổi lẫn nhau hoàn chỉnh phiếu học tập 4
 Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và bổ sung chốt kiến thức chuẩn 
 - HS kết luận:
+ Quá trình trao đổi chất là gì?
+ 3 giai đoạn phân chia tế bào → Kết quả phân chia tế bào?
 + Mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự phân chia của tế bào? → Sự lớn lên cung cấp nguyên liệu (tế bào trưởng thành) cho quá trình phân chia; Sự phân chia cung cấp nguyên liệu (tế bào non) cho sự lớn lên của tế bào 
+Tế bào nào của cây có khả năng phân chia?
Hoạt độn 2.5: Quan sát tế bào 
2.5.1. Quan sát tế bào lớn: 
2.5.1.1. Mục tiêu:
 KHTN.2.4, GT-HT.4, TT.1
2.5.1.2 Nội dung
- Quan sát tế bào thực vật kích thước lớn 
2.5.1.3 Sản phẩm:
Phiếu 1:
BẢNG HỎI NGẮN (PHIẾU 1)
Câu hỏi
Đáp án
1. Tế bào tép bưởi/chanh có thể quan sát bằng mắt thường được hay không?
2. Tế bào tép bưởi và tế bào tép chanh có hình dạng gì?
3.Tế bào tép bưởi, tép chanh có kích thước như thế nào?
2.5.1.4. Tổ chức hoạt động 
* Chuẩn bị:
GV chia lớp thành 4 nhóm (Mỗi nhóm có 01 nhóm trưởng và 01 thư kí)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
 - Phát phiếu 1 (Bảng hỏi ngắn) và kính lúp (3 cái/ nhóm) cho 4 nhóm
 - Nêu yêu cầu: 
 + Quan sát tế bào tép bưởi, tép chanh bằng mắt thường và kính lúp (3 phút).
 + Thảo luận ghi các câu trả lời phiếu 1 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 - Các nhóm tiến hành quan sát tế bào tép bưởi, tép chanh bằng mắt thường và kính lúp
 - Thảo luận ghi câu trả lời vào phiếu 1
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
 Đại diện 1- 2 nhóm lên trình bày kết quả quan sát, các nhóm khác nhận xét. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
 GV đánh giá kết quả hoạt động 
2.5.1.5. Dự kiến cách đánh giá năng lực 
 GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, nhận xét hoàn chỉnh phiếu 1
2.5.2. Quan sát tế bào nhỏ: 
2.5.2.1. Mục tiêu:
 KHTN.2.4, GT-HT.4, TT.1
2.5.2.2. Nội dung
- Quan sát tế bào thực vật kích thước nhỏ
2.5.2.3 Sản phẩm
- Vẽ hình tế bào đã quan sát được 
Phiếu 2 : BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
Các tiêu chí
Có
Không
Chuẩn bị mẫu vật: Hành tây, cà chua chín
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Vẽ được hình tế bào đã quan sát
2.5.2.4. Tổ chức hoạt động 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV hướng dẫn quy trình các bước làm tiêu bản tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua chín kết hợp làm mẫu 2 tiêu bản trên cho HS quan sát.
- Phát phiếu 2 (bảng kiểm) hướng dẫn các nhóm sau thực hành học sinh sẽ đánh giá lẫn nhau trong cùng một nhóm theo các tiêu chí trong bảng kiểm)
- Nêu yêu cầu:
 + Các nhóm tiến hành thực hành làm tiêu bản tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua chín và quan sát hình ảnh tế bào trên kính hiển vi. Từng cá nhân vẽ lại hình ảnh quan sát được đó vào vở. (20 phút)
+ Các tiêu bản của từng nhóm sẽ được chiếu trên màn hình, để học sinh làm căn cứ để đánh giá lẫn nhau trong một nhóm thông qua bảng kiểm (2 phút)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
- Các nhóm tiến hành làm tiêu bản tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua chín theo các bước giáo viên đã hướng dẫn
- Luân phiên quan sát hình ảnh tiêu bản tế bào, vẽ vào vở
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là hình ảnh tiêu bản tế bào của các nhóm trên màn chiếu và hình vẽ trong vở
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Gv đánh giá kết quả hoạt động 
2.5.2.5. Dự kiến cách đánh giá năng lực 
 - Đánh giá cá nhân: Hình vẽ tế bào thịt quả cà chua chín và tế bào vảy hành của mỗi HS 
- Đánh giá nhóm: Các nhóm căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm tiến hành đánh giá đồng đẳng lẫn nhau thông qua bảng kiểm.
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
Phẩm chất – Năng lực
Tiêu chí
Mức độ đạt được
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Giao tiếp và hợp tác
Chuẩn bị mẫu vật
Tìm hiểu tự nhiên
Thực hiện được theo các bước làm tiêu bản
Giao tiếp và hợp tác
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Trung thực
Vẽ được hình tế bào đã quan sát
3. HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
3.1. Mục tiêu: 
Củng cố các kiến thức cấu tạo tế bào
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu.
3.2. Nội dung:
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D câu trả lời đúng.
Câu 1. Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào dài nhất?
A. Tế bào mô phân sinh ngọn B. Tế bào sợi gai
C. Tế bào thịt quả cà chua D. Tế bào tép bưởi
Câu 2. Trong cấu tạo của tế bào thực vật, bào quan nào thường có kích thước rất lớn, nằm ở trung tâm tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu?
A. Nhân B. Không bào C. Ti thể D. Lục lạp
Câu 3. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào?
A. Không bào B. Nhân C. Màng sinh chất D. Lục lạp
Câu 4. Dịch tế bào nằm ở bộ phận nào của tế bào thực vật?
A. Không bào B. Nhân C. Màng sinh chất D. Lục lạp
Câu 5. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A. Chất tế bào B. Vách tế bào C. Nhân D. Màng sinh chất
Câu 6. Trong các bộ phận sau, có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?
1. Chất tế bào 2. Màng sinh chất 3. Vách tế bào 4. Nhân
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 7. Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật?
A. Chất tế bào B. Vách tế bào C. Nhân D. Màng sinh chất
Câu 8. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết định điều đó?
A. Không bào B. Nhân C. Vách tế bào D. Màng sinh chất
Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: ... là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định.
A. Bào quan B. Mô C. Hệ cơ quan D. Cơ thể
Câu 10. Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào?
A. Antonie Leeuwenhoek B. Gregor Mendel
C. Charles Darwin D. Robert Hook
3.3. Sản phẩm học tập: 
Phiếu học tập
Đáp án 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
B
B
C
A
C
A
A
C
B
D
3.4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu trắc nghiệm 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm phiếu trắc nghiệm
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu học sinh trả lời đáp án, lớp nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét kết quả 
3.5. Dự kiến cách đánh giá năng lực:
- Phương pháp: Hỏi – đáp, đánh giá qua sản phẩm của học sinh.
- Công cụ: câu hỏi, bài tập trắc nghiệm.
4. HOẠT ĐỘNG 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – MỞ RỘNG 
Mục tiêu: 
- Vận dụng được các kĩ năng thực hành trong cuộc sống, để có thể tìm hiểu thế giới sống. Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến cấu tạo tế bào.
- Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
Nội dung: 
- Học sinh tìm hiểu mở rộng làm tiêu bản quan sát các cấu trúc khác nhau của thực vật, động vật.
- Giải thích hiện tượng: tại sao người ta dùng cách đông đá người ta có thể bảo quản thịt mà không thể bảo quản rau bằng cách tương tự?
Sản phẩm: 
- Tế bào động vật không có thành tế bào nên khi đông đá rồi rã đông tế bào không bị phá vỡ. Tế bào thực vật có thành (vách tế bào) bao bên ngoài màng tế bào giúp cho tế bào có hình dạng xác định, trong tế bào thực vật đặc biệt rau ăn lá chứa một hàm lượng nước (khá nhiều). Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan và thành tế bào nên khi rã đông cây rau không thể hồi phục về trạng thái ban đầu, mất giá trị sử dụng à chỉ bảo quản rau trong ngăn mát với thời gian hữu hạn.
Tổ chức thực hiện: 
Giáo viên giao về nhà học sinh tìm hiểu và báo cáo ở buổi sau.
5. HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ 
- Thực hiện nhiệm vụ phần hoạt động vận dụng – mở rộng
- Thiết kế tế bào thực vật, tế bào động vật bằng các vật dụng có sẵn như bìa cát- tông, đất nặn, 
- Ôn tập lại kiến thức của chủ đề, đọc trước nội dung bài “ Cơ thể sinh vật”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_canh_dieu_chu_de_2_te_bao_don.docx