Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Chủ đề 4: Đa dạng thế giới sống sống (Bộ 1)
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống
- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới.
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
- Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.
- Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về các giới sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm về đặc điểm các giới sinh vật, các bậc phân loại từ thấp đến cao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá được mức độ đa dạng của một số môi trường sống của sinh vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức sinh học: Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống; nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới; phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các loài sinh vật trong một số môi trường sống tự nhiên.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được tên khoa học, tên địa phương. Nhận thức về các bậc phân loại, từ đó xác định được các loài có họ hàng thân thuộc hay không thân thuộc.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm chỉ, chịu khó trong việc quan sát các sinh vật thuộc các giới khác nhau.
- Trung thực, cẩn thận trong sự quan sát các đặc điểm cấu tạo của sinh vật, quan sát môi trường sống của sinh vật.
CHỦ ĐỀ 4: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới. - Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. - Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật. - Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về các giới sinh vật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm về đặc điểm các giới sinh vật, các bậc phân loại từ thấp đến cao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá được mức độ đa dạng của một số môi trường sống của sinh vật. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Năng lực nhận thức sinh học: Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống; nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới; phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các loài sinh vật trong một số môi trường sống tự nhiên. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được tên khoa học, tên địa phương. Nhận thức về các bậc phân loại, từ đó xác định được các loài có họ hàng thân thuộc hay không thân thuộc. 3. Phẩm chất Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm chỉ, chịu khó trong việc quan sát các sinh vật thuộc các giới khác nhau. - Trung thực, cẩn thận trong sự quan sát các đặc điểm cấu tạo của sinh vật, quan sát môi trường sống của sinh vật. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Hình ảnh người cổ đại, người hiện đại - Hình ảnh năm giới sinh vật và một số sinh vật của 5 giới - Bảng tên sinh vật 5 giới - Sơ đồ bậc phân loại từ thấp đến cao. - Hình ảnh một số môi trường sống của sinh vật.- Bảng mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh. Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về phân loại thế giới sống, mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. b) Nội dung: Kể tên được các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS: Kể tên được các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại. d) Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS nêu tên các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại. - Lưu ý có thể hướng dẫn HS chia 2 nhóm. Ngoài ra, GV có thể hỏi thêm HS về mối quan hệ giữa các loài sinh vật: những loài nào có quan hệ gần gũi? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Vì sao cần phân loại thế giới sống? a) Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống. b) Nội dung: Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào? c) Sản phẩm: Học sinh nêu được ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống: Phân loại thế giới sống giúp cho việc gọi tên sinh vật và xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong phần I sách giáo khoa, quan sát hình 14.1 và 14.2, nêu ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống. Đặt câu hỏi: Nếu không phân loại các sinh vật thì sao? Sinh vật được phân chia thành những nhóm nào? Hoạt động 2.2: Thế giới sống được chia thành các giới a) Mục tiêu: - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới. - Dựa vào sơ đồ, phân biệt các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. b) Nội dung: - Quan sát hình 14.1, nêu được tên sinh vật trong mỗi giới. c) Sản phẩm: TT Tên giới Tên sinh vật 1 Giới Khởi sinh Vi khuẩn, vi khuẩn lam 2 Giới Nguyên sinh Trùng roi, rong, trùng biến hình, tảo lục đơn bào, trùng giày 3 Giới Nấm Nấm bụng dê, nấm sò 4 Giới Thực vật Hướng dương, dương xỉ, rêu, sen, thông 5 Giới Động vật Voi, rùa, chim, cá, mực, chuồn chuồn, ếch - HS nêu được các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. - HS gọi tên được các bậc phân loại của hoa li và hổ đông dương: Loài Chi Họ Bộ Lớp Ngành Giới Hoa li Loa kèn Bách hợp Hành Một lá mầm Hạt kín Thực vật Hổ đông dương Báo Mèo Ăn thịt Thú Dây sống Động vật d) Tổ chức thực hiện: - GV giới thiệu khái niệm giới: Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Có nhiều quan niệm phân giới sinh vật khác nhau, nhưng quan điểm được chấp nhận nhiều hiện nay là theo R. Whittaker (1969), thế giới sống được chia thành 5 giới: Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh, Giới Nấm, Giới Thực vật, Giới Động vật. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống 5 giới trong hình 14.3. liệt kê các sinh vật thuộc mỗi giới vào bảng 14.1. - Ngoài ra, GV yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác thuộc các giới sinh vật. - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 14.5, nêu các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao. Gọi tên các bậc phân loại của cây hoa li và con hổ đông dương. Hoạt động 2.3: Sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật a) Mục tiêu: Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật. b) Nội dung: Học sinh kể một số loại môi trường sống và tên các sinh vật có trong môi trường sống đó. c) Sản phẩm: TT Môi trường Tên sinh vật 1 Môi trường trên cạn Cây cam, con hổ 2 Môi trường nước Cá, tôm, cua 3 Môi trường đất Giun đất 4 Môi trường sinh vật Giun đũa, sán, chấy, rận d) Tổ chức thực hiện: - Gv yêu cầu HS đọc thông tin trang 86,87 SGK, quan sát hình 14.6 đến 14.9 nêu tên các loại môi trường sống, kể tên một số sinh vật có trong mỗi loại môi trường. - GV lưu ý học sinh trong mỗi môi trường đó có thể chia nhỏ thành các loại môi trường, khu vực sống nhỏ hơn. Ví dụ: môi trường nước có thể phân ra thành ao, hồ, sông, suối, biển Mỗi loại môi trường có độ đa dạng sinh vật khác nhau. - Học sinh thảo luận, báo cáo kết quả. Hoạt động 2.4: Sinh vật được gọi tên như thế nào a) Mục tiêu: Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật. b) Nội dung: Học sinh nêu được một số ví dụ về tên thường gọi: cây bưởi, hoa hồng, mèo mun, mèo tam thể, . Học sinh phân biệt được tên thường gọi và tên khoa học: c) Sản phẩm: TT Tên địa phương Tên khoa học 1 Cây táo Ziziphus mauritiana 2 Con mèo rừng Prionailurus bengalensis d) Tổ chức thực hiện: - Giáo viên hỏi HS về các ví dụ tên địa phương của một số loài mà em biết: cây táo, mèo tam thể , cách gọi đó đã chính xác chưa, tên loài có trùng với tên địa phương không? - Yêu cầu HS quan sát hình 14.10 và 14.11, mô tả đặc điểm của tên khoa học: tên khoa học gồm 2 từ được viết in nghiêng, từ thứ nhất viết hoa chữ cái đầu, là tên loài, từ thứ hai viết thường, là tên chi. Ví dụ Cây táo Ziziphus mauritiana (tên chi là Ziziphus; Tên loài là Ziziphus mauritiana) - GV có thể giới thiệu tên khoa học của một số loài khác. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức phân loại thế giới sống, làm một số bài tập. b) Nội dung: HS nhận xét được mức độ đa dạng loài ở một số môi trường sống khác nhau c) Sản phẩm: Môi trường sống Tên sinh vật Mức độ đa dạng số lượng loài Rừng nhiệt đới Hổ, báo, cây gỗ lớn, nai, hươu Đa dạng cao Sa mạc Xương rồng, thằn lằn Đa dạng thấp Rặng san hô San hô, cá, tảo, tôm Đa dạng cao d) Tổ chức thực hiện: HS làm cá nhân, báo cáo kết quả theo nhóm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học vào xử lý các tình huống thực tiễn. b) Nội dung: Học sinh phân loại được các loài động vật vào các lớp, ngành. c) Sản phẩm: - Chuồn chuồn: ngành chân khớp, lớp sâu bọ - Dơi: lớp thú - Đại bàng: lớp chim - Cá voi, cá heo: lớp thú - Cá thu: lớp cá d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát các đặc điểm hình thái và phân loại động vật BÀI 15: KHÓA LƯỠNG PHÂN Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu Kiến thức: Nêu được cách xây dựng khóa lưỡng phân trong phân loại một số nhóm sinh vật Thực hành xây dựng được khóa lưỡng phân đối với một số đối tượng sinh vật Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: + Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên, sự vật xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học. + Học sinh tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên Xác định được các dấu hiệu nhận biết cơ bản của cơ thể sống để từ các dấu hiệu nhận biết đặc biệt xác định các đặc điểm nhận dạng và phân loại sinh vật trong việc thực hành xây dựng khóa lưỡng phân. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về các cơ thể sống khác nhau. Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm. Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm. Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. II. Thiết bị dạy học và học liệu Hình ảnh : Các sinh vật sống khác nhau, các đồ vật khác nhau trong cuộc sống. Phiếu học tập : Sơ đồ điền khuyết về bài tập thực hành khóa lưỡng phân. Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: - Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài. - Xác đinh được nội dung trọng tâm của bài học Nội dung: Học sinh tham gia nhiệm vụ: Thử sức phân loại GV hướng dẫn HS thảo luận và giải quyết nhiệm vụ có vấn đề: phân loại rác thải. Sản phẩm: Các cách phân loại rác thải mà HS đưa ra và lời giải thích của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu tình huống có vấn đề: GV đưa ra một hình ảnh các thùng rác khác nhau và yêu cầu HS quan sát và cho biết, hình ảnh trên muốn truyền cho chúng ta thông điệp gì? Là em, em sẽ phân loại rác như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh thảo luận - HS suy nghĩ và đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS đưa ra các phương án trả lời: các cách phân loại rác và giải thích cho các cách phân loại đó - HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc đưa ra phương án khác nếu có Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét các phương án phân loại rác mà HS đưa ra. - GV nối vào bài: Ngoài rác thải, còn có rất nhiều sự vật hiện tượng và cả các loài sinh vật khác có thể phân loại. Vậy việc phân loại chúng dựa trên cơ sở nào và được gọi là gì, chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Sử dụng khóa lưỡng phân trong phân loại sinh vật (tiết 1) Mục tiêu: Nêu được cách thức xây dựng khóa lưỡng phân thông qua các ví dụ về phân loại một số nhóm sinh vật Nội dung: Phân tích các ví dụ trong sách giáo khoa Hệ thống câu hỏi của GV Bảng học tập: bảng điền khuyết một khóa lưỡng phân chưa hoàn chỉnh. Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: Câu trả lời của học sinh Phiếu học tập hoàn thiện của học sinh Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 15.2 trang 89 sách giáo khoa, đồng thời nghiên cứu bảng 15.1 trang 89 sách giáo khoa để trả lời một số câu hỏi - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV chiếu bảng: khóa lưỡng phân còn khuyết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh và bảng, đưa ra các câu hỏi cụ thể: Câu hỏi 1:Các đặc điểm giúp phân loại các động vật trong hình thành các nhóm khác nhau ở các bước 1, 2, 3 là gì? Câu hỏi 2: Trong từng bước phân loại, từ đầu đến cuối, người ta luôn phân loại các loài động vật trên thành mấy nhóm? Câu hỏi 3: Như vậy, khóa lưỡng phân là gì? - HS quan sát hình ảnh 15.2 và đọc nội dung bảng 15.1 trang 89 sách giáo khoa, suy nghĩ và tìm câu trả lời cho các câu hỏi của GV - HS tiếp tục hoạt động nhóm 2 HS và hoàn thành bảng 15.2 trang 90 sgk. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - HS trả lời các câu hỏi Câu hỏi 1: Dựa vào đặc điểm môi trường sống: trên cạn hoặc dưới nước. Mèo, thỏ, chó cùng được phân vào 1 nhóm ở bước số 1 vì chúng giống nhau là cùng sống trên cạn. - Dựa vào đặc điểm kích thước của tai: to hoặc nhỏ - Dựa vào khả năng sủa: có thể sủa hoặc không thể sủa Câu hỏi 2: Trong từng bước phân loại, từ đầu đến cuối, người ta chỉ phân loại các loài động vật trên thành hai nhóm. Câu hỏi 3: Khóa lưỡng phân dùng để phân chia các sinh vật thành từng nhóm dựa trên những đặc điểm giống và khác nhau của các sinh vật ấy. - HS khác nhận xét, bổ sung - Nhóm học sinh trình bày kết quả bảng của nhóm mình. Các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc có thể trình bày kết quả của nhóm mình nếu khác. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức - HS lắng nghe và tự tổng hợp kiến thức vào vở. Bảng 15.2 hoàn thiện Các bước Đặc điểm Tên cây 1a 1b Lá không xẻ thành nhiều thùy Đi tới bước 2 Lá xẻ thành nhiều thùy hoặc lá xẻ thành lá con Đi tới bước 3 2a 2b Lá có mép lá nhẵn Lá cây bèo lục bình Lá có mép lá răng cưa Lá cây ô rô 3a 3b Lá xẻ thành nhiều thùy, các thùy xẻ sâu Lá cây sắn Lá xẻ thành nhiều thùy, là những lá con xếp dọc hai bên cuống lá Lá cây hoa hồng Sơ đồ: Cây bèo, cây sắn, cây hoa hồng, cây ô rô Lá xẻ thùy hoặc có lá con Lá không xẻ thùy Có nhiều lá con xếp dọc 2 bên cuống lá Mép lá nhẵn Các thùy xẻ sâu Mép lá có nhiều răng cưa Cây bèo lục bình Cây ô rô Cây sắn Cây hoa hồng Hoạt động 2.2: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân (tiết 2) Mục tiêu: Thực hành xây dựng được khóa lưỡng phân với các sinh vật Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập gồm 3 nội dung: + Nội dung 1: bảng liệt kê các loại cây quan sát được trong sân trường và đặc điểm nhận diện các loại cây ấy. + Nội dung 2: Sơ đồ cây phân loại các loại cây đã tìm được + Nội dung 3: Xây dựng bảng khóa lưỡng phân cho các cây đã tìm được. Yêu cầu của giáo viên: Đổi nội dung bảng 1 của các nhóm cho nhau, yêu cầu các nhóm hãy thảo luận và đưa ra một bảng khóa lưỡng phân khác so với bảng mà nhóm ban đầu đã xây dựng. Sản phẩm: Bảng liệt kê các loài thực vật mà các nhóm quan sát được (từ 4 đến 6 loài) Cây phân loại Bảng khóa lưỡng phân của các nhóm trước khi trao đổi và sau khi trao đổi. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS chia nhóm, tham gia hoạt động nhóm để hoàn thành 3 nội dung trong phiếu học tập - Phát phiếu học tập cho học sinh. - HS tiếp nhận phiếu học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia thực hành để hoàn thành nội dung phiếu học tập - GV có thể theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình học sinh tìm kiếm mẫu vật trong vườn trường (ví dụ: nêu tên một số loại cây mà HS chưa biết, ) - GV yêu cầu các nhóm đổi kết quả phiếu học tập cho nhau để hoàn thiện khóa lưỡng phân theo cách khác. Nhóm 1 đổi cho nhóm 2; nhóm 3 đổi cho nhóm 4; nhóm 5 đổi cho nhóm 6. - HS các nhóm thảo luận và tiếp tục hoàn thiện phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời nhóm học sinh trình bày kết quả phiếu học tập của nhóm mình - HS trình bày kết quả hoạt động phiếu học tập: từng nhóm lên báo cáo kết quả phiếu học tập của nhóm mình. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu có. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét phần kết quả phiếu học tập của từng nhóm - HS các nhóm tự sửa vào phiếu học tập của nhóm mình. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học Nội dung: Xây dựng khóa lưỡng phân dựa vào bảng đặc điểm có sẵn Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu 1 bảng đặc điểm có sẵn của một số ngành thực vật, yêu cầu HS quan sát bảng và thực hiện xây dựng sơ đồ phân loại. Tên ngành thực vật Đặc điểm nhận diện Tảo Chưa có rễ, thân, lá chính thức Rêu Có rễ giả, có thân và lá nhưng chưa có mạch dẫn Quyết Có rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử Hạt trần Có rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn, sinh sản bằng hạt, hạt trần Hạt kín Có rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn, sinh sản bằng hạt, hạt kín Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện xây dựng sơ đồ phân loại các ngành thực vật - GV hỗ trợ học sinh khi khó khăn, giữ trật tự lớp học. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo sơ đồ phân loại của mình - HS khác nhận xét, bổ sung hoặc đưa ra sơ đồ phân loại của mình nếu khác. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu. - HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Giải quyết được một số tình huống thực tế liên quan đến kiến thức của bài học Nội dung: - Hãy dựa vào kiến thức đã biết, tìm hiểu thêm thông tin và giải thích tại sao người ta lại chia sinh giới thành 5 giới như sơ đồ bên? Sản phẩm: Câu trả lời của HS: người ta dựa vào các đặc điểm giống và khác nhau để phân loại các sinh vật thành 5 giới khác nhau. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh hệ thống 5 giới sinh vật và đưa ra tình huống, yêu cầu HS giải thích - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, tìm các đặc điểm nhận diện khác nhau cho mỗi giới sinh vật - HS thảo luận để tìm câu trả lời cho câu hỏi - GV có thể hỗ trợ học sinh trong quá trình làm bài, thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày phần kết quả hoạt động của mình - HS trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh và khẳng định kiến thức. - HS lắng nghe, ghi nhớ. BÀI 16: VIRUT VÀ VI KHUẨN Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. Mục tiêu Kiến thức: HS mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi khuẩn, virut. HS phân biệt được virut và vi khuẩn. HS nêu được sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn. - HS nêu được một số bệnh do vi khuẩn, bệnh do virut gây nên và cách phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn. - HS vận dụng kiến thức về virut, vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để + mô tả hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi rut và vi khuẩn. + phân biệt vi khuẩn và virut. Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Hoạt động nhóm để tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về tác hại của virut và vi khuẩn. + Hoạt động nhóm để tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn không đồng nhất. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ: Vì sao chúng ta phải thực hiện khẩu hiệu 5K Vì sao nên tiêm vaccine? 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên Mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi khuẩn, virut. Đưa ra được ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp. Phân biệt được được virut và vi khuẩn. Trình bày được vai trò của vi khuẩn. Trình bày được Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng và cấu tạo của virut vi khuẩn, tác hại của virut và vi khuẩn. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ để phân biệt virut và vi khuẩn. Trung thực khi tham gia trò chơi tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn. II. Thiết bị dạy học và học liệu Hình ảnh: vi khuẩn, virut. Bảng phụ trò chơi “ai nhanh hơn” Phiếu học tập tìm hiểu về virut và vi khuẩn. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về virut vi khuẩn. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được nội dung tìm hiểu là virut vi khuẩn. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: GV: chiếu hình ảnh và đưa ra câu hỏi: “Khẩu hiệu 5K đưa ra nhằm mục đích gì” Học sinh quan sát và trả lời GV: tổ chức cho HS nhận xét. GV: dẫn dắt vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của virut vi khuẩn. Mục tiêu: - HS mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của vi khuẩn, virut. HS phân biệt được virut và vi khuẩn. HS nêu được sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn. Nội dung: HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin, xem video và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm (2 bạn/ nhóm). - GV đưa tinh huống + Vì sao virut chưa được coi là một sinh vật hoàn chỉnh mà chỉ coi là “dạng sống”? Sản phẩm: + Phiếu học tập Câu hỏi tình huống: + Vì virut chưa có cấu tạo tế bào. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: + GV chiếu hình ảnh về hình dạng và cấu tạo của một số vi khuẩn, virut, băng hình sự khác nhau giữa vi khuẩn và virut; yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập. + GV đưa tình huống qua các câu hỏi và yêu câu HS trả lời. - Thực hiện nhiệm vụ: + HS quan sát tranh, băng kết hợp với nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. + HS vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi tình huống - Báo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung. - Kết luận: GV nhận xét và chốt bảng về hình dạng, cấu tạo của virut và vi khuẩn. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của vi khuẩn. Nội dung: Trò chơi “Ai nhanh hơn” Sản phẩm: Bảng phụ trò chơi ai nhanh hơn Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: + GV: Giới thiệu trò chơi “Ai nhanh hơn” - Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc và tìm hiểu luật chơi. + Lớp chia thành 4 đôi chơi. + HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên - Báo cáo thảo luận: GV cho các nhóm lần lượt trình bày, HS nhận xét và cho điểm. Thông báo nhóm thắng cuộc. à Rút ra vai trò của vi khuẩn. - GV: Nhận xét chốt và ghi bảng về vai trò của vi khuẩn. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tác hại của vi rut và vi khuẩn. a) Mục tiêu: - HS nêu được một số bệnh do vi khuẩn, bệnh do virut gây nên b) Nội dung: Yêu cầu các nhóm làm bài tìm hiểu về tác hại của virut và vi khuẩn. - HS ghi lại tác hại của vi rut và vi khuẩn. c) Sản hẩm: Bài tìm hiểu của các nhóm d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: + Yêu cầu các nhóm làm bài tìm hiểu về tác hại của virut và vi khuẩn + Các nhóm bốc thăm ngẫu nhiên để trình bày phần chuẩn bị của nhóm minh(tác hại của virut hay vi khuẩn) + HS lắng nghe và ghi lại vào phiếu cá nhân. Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm chuẩn bị bài trình bày trước ở nhà. HS lắng nghe, đặt câu hỏi nếu có. - Bảo cáo thảo luận: Đại điện các nhóm bốc thăm và trình bày, các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi và bổ sung (nếu có). - Kết luận: GV nhận xét và chốt nội dung về tác hại của virut và vi khuẩn. GV giới thiệu về virut HIV, tuyên truyền thông điệp không kì thị với người mắc HIV. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về biện pháp phòng bệnh do virut và vi khuẩn gây nên. a) Mục tiêu: - HS nêu cách phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn. - HS vận dụng kiến thức về virut, vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. b) Nội dung: . HS quan sát tranh ảnh nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp với kiến thức thực tế thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1) Kể một số biện pháp phòng chống bệnh do virut và vi khuẩn gây nên. 2) Kể tên một số bệnh có thể được phòng bệnh bằng việc tiêm vaccine. 3) Em đã được tiêm những loại vaccine nào? 4) Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh ở người chúng ta cần lưu ý điều gì? c) Sản phẩm: HS nghiên cứu thông tin, quan sát thi nghiệm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đáp án có thể là: CH1: Bảo vệ môi trường, ăn uống đủ chất dinh dưỡng,,, CH2: Lao, viêm gan B, sởi, quai bị, ho gà CH3: Lao, viêm gan B, viêm não nhật bản CH4: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sừ dụng thuốc kháng sinh. d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ học tập: + Yêu cầu HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin, kết hợp với kiến thức thực tế thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. - Thực hiện nhiệm vụ: + HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Bảo cáo thảo luận: + Yêu cầu đại diện 1- 2 nhóm trình bày. + GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). - Kết luận: GV nhận xét và chốt nội dung về phòng bệnh do virut và vi khuẩn gây nên. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã họo về virut và vi khuẩn. Nội dung: - GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức đã học qua câu hỏi “Em đã biết gì về virut và vi khuẩn qua bài học ngày hôm nay” “Kiến thức nào làm em thích thú nhất, vì sao?” Sản phẩm: - Phần trả lời câu hỏi của HS Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS vận dụng các kiến thức vừa học để trả lời 3 câu hỏi. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: + GV gọi ngẫu nhiên HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. + GV: yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung. - Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Nội dung: HS vận dụng kiến thức được học trong bài giải thích hiện tượng thực tế CH1: Tại sao chúng ta phải thực hiện khẩu hiệu 5K CH2: Vì sao nên tiêm vaccine. CH3: Bản thân em sẽ làm gì để phòng các bệnh do virut và vi khuẩn gây nên Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Đưa vấn đề yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời. BÀI 17: ĐA DẠNG NGUYÊN SINH VẬT Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu Kiến thức: Nhận biết được một số nguyên sinh vật như: tảo lục đơn bào, tảo silic, trùng roi, trùng giày, trùng biến hình thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật. Nêu được sự đa dạng và vai trò của nguyên sinh vật. Nêu được một số bệnh, cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên. Quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự đa dạng và vai trò của nguyên sinh vật. Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vai trò của nguyên sinh vật; Tác hại, cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên. Vẽ được một số nguyên sinh vật khi qua sát dưới kính hiển vi.. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên Quan sát hình ảnh và mô tả được các hình dạng chủ yếu của các nguyên sinh vật. Kể tên được một số nguyên sinh vật. Trình bày được Sự đa dạng và vai trò của nguyên sinh vật. Nhận biết được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra và nêu các cách phòng, chống. Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: Cách phòng chống một số bệnh do vi sinh vật gây nên, việc sử dụng vi khuẩn để lên men trong quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua, Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nguyên sinh vật. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thưc hiện nhiệm vụ thảo luận về sự đa dạng của nguyên sinh vật, vai trò và tác hại của nguyên sinh vật. Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và ghi chép bài cẩn thận. II. Thiết bị dạy học và học liệu Hình ảnh về một số loại một số nguyên sinh vật, vai trò của nguyên sinh vật.( Hình 17.1-17.5- SGK). Một số hình ảnh sưu tầm về nguyên sinh vật, rạn san hô. Đoạn video về việc cá chết do tảo lục phát triển mạnh. Phiếu học tập số 1, 2, 3 bài25: Đa dạng nguyên sinh vật Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Kính hiển vi, lam kính, la men. Học sinh mang lọ ngâm rơm hoặc cỏ khô bằng nước ao đã ngâm 10 ngày . III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về sự đa dạng của nguyên sinh vật. a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác đinh được vấn đề học tập là tìm hiểu về sự đa dạng của nguyên sinh vật. b) Nội dung: Quan sát hình 17.1 và trao đổi với các bạn trong nhóm, hãy nhận xét về số lượng và hình dạng của các nguyên sinh vật. Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao Sản phẩm: Nguyên sinh vật rất đa dạng, chúng có nhiều hình dạng và kích thước. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát hình 17.1 và trao đổi với các bạn trong nhóm, sau đó nhận xét về số lượng và hình dạng của các nguyên sinh vật. Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao - Học sinh báo cáo thảo luận: Giáo viên gọi ngẫu nhiên đại diện của 1 nhóm trình bày nhận xét về số lượng và hình dạng của các nguyên sinh vật. - Giáo viên kết luận: (bằng lời) Nguyên sinh vật rất đa dạng, chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sự đa dạng của nguyên sinh vật Mục tiêu: Quan sát hình ảnh và mô tả được các hình dạng của nguyên sinh vật. Kể tên được các môi trường sống của nguyên sinh vật. Biết được bộ phận di chuyển của nguyên sinh vật. Lấy được ví dụ về nguyên sinh vật. Từ đó nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn về hình dạng và môi trường sống. Nội dung: Quan sát các hình 17.2 và đọc thông tin trong SGK, hoàn thành phiếu bài tập 1: Tảo luc Tảo silic Trùng roi Trùng giày Trùng biến hình Câu 1.Nguyên sinh vật có những hình dạng nào? Câu 2. Nguyên sinh vật sống trong những môi trường nào? Câu 3. Nhờ đâu mà nguyên sinh vật di chuyển được? Câu 4. lấy một số ví dụ về nguyên sinh vật mà em đã biết. Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: - Nguyên sinh vật rấ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_canh_dieu_chu_de_4_da_dang_th.docx