Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên (Chuẩn kiến thức)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
- Trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống.
quá trình đó.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tìm hiểu về KHTN qua các nguồn học liệu khác nhau.
+ Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được vai trò của KHTN trong đời sống.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập KHTN.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập KHTN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, phiếu học tập.
2. Học sinh
- Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới
Tuần: Ngày..............tháng...........năm 2021 Ngày soạn: Kí duyệt của BGH: Ngày dạy: MỞ ĐẦU (7 tiết) BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỤ NHIÊN (1 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên. - Trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống. quá trình đó. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Chủ động, tìm hiểu về KHTN qua các nguồn học liệu khác nhau. + Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực khoa học tự nhiên: + Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên + Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được vai trò của KHTN trong đời sống. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập KHTN. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập KHTN. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, phiếu học tập. 2. Học sinh - Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs. b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu 1 bạn học sinh đọc đoạn văn sau, các bạn khác lắng nghe và trả lời câu hỏi: Nếu như ai đó hỏi em "ƯỚC mơ của bạn là gì?". Em sẽ chẳng ngần ngại một giây phút nào và nói "Tớ ước mơ trở thành một nhà khoa học". Từ nhỏ, em đã luôn cảm thấy yêu thích công việc của một nhà khoa học. Và em đã và đang cố gắng trên con đường theo đuổi ước mơ đó của mình ƯỚC mơ này của em có lẽ bắt đầu từ ngày mà em còn nhỏ. Hồi đó em rất thích xem những chương trình khoa học thường thức, những thí nghiệm hóa học mà biến chất này sang chất khác trong con mắt trầm trồ đến thán phục. Em còn xem cả những chương trình dạy làm những sản phẩm khoa học tuyệt diệu ứng dụng vào trong đời sống: đèn Lava hay sử dụng bột nở để vệ sinh nhà tắm,,... Em luôn cảm thấy mình bị cuốn hút bởi những điều mới mẻ, bí ẩn và kì thú mà khoa học đem đến. Không những thế, em còn rất thích đọc những cuốn sách giải thích những hiện tượng khoa học trong đời sống: tại sao lá cây có màu xanh?, Tại sao không thể nhìn thắng mặt trời?, Tại sao dầu lại nổi trên nước?,... Khi có những thắc mắc đó thì em luôn cố gắng tự tìm ra câu trả lời cho chính bản thân mình hoặc đi hỏi những người xung quanh. Em còn hay xem những chương trình về khoa học, về thiên nhiên. Những cây mà trồng trong vườn nhà em đều được em đặt tên cho và em quan sát chu kỳ sống của chúng. Công việc này cực kì thú vị và thư giãn. Vì khoa học luôn kích thích trí tò mò, sự ham học hỏi của em nên em thực sự rất đam mê trở thành nhà khoa học. Vì bản thân em là một người ham học hỏi, luôn muốn lí giải những hiện tượng khoa học và đem những kiến thức khoa học đó ứng dụng vào đời sống. Em sẽ trở thành nhà khoa học tương lai. Em chắc chắn sẽ làm được vì đây là ước mơ thực sự của em. Vì thế, em đã và đang cố gắng học tập chăm chỉ ngay từ bây giờ để có thể tích lũy thật nhiều tri thức cần thiết cho chính bản thân mình. GV: Nếu ước mơ trở thành một nhà khoa học, em sẽ là nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực nào? HS: Một số lĩnh vực: * Khoa học xã hội * Khoa học Y - Dược * Khoa học nhân văn * Khoa học kỹ thuật và công nghệ * Khoa học Tự nhiên * Khoa học nông nghiệp * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV: Các em đã làm quen với môn khoa học ở cấp Tiểu học, vậy KHTN nghiên cứu những gì và đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống, cô cùng các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. khoa học tự nhiên Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khoa học tự nhiên a)Mục tiêu: GV cho HS quan sát các hình từ 1.1 đến 1.6 và đọc thông tin trong SGK để phân biệt được đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đâu là hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: -HS quan sát trinh hình từ 1.1 đến 1.6 SGK thảo luận nhóm đôi trong 3 phút hoàn thành PHT số 1. Nội dung thảo luận: 1. Hãy kể tên một vài hoạt động trong lĩnh vực mà em lựa chọn? 2. Trong các hoạt động em vừa nêu, hoạt động nào là hoạt động tìm tòi, khám phá? 3. Hoạt động nào trong các hình từ 1.1 đến 1.6 là hoạt động nghiên cứu khoa học?Vì sao? 4.Trong các hoạt động ở phiếu học tập số 1, hoạt động nào nghiên cứu khoa học tự nhiên và hoạt động nào có ứng dụng của khoa học tự nhiên trong cuộc sống. 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau : Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về sự vật , ..............., quy luật ................... và những ảnh hưởng của chúng đến ................. con người và ..................... * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: -HS: 1.Lấy mẫu nước nghiên cứu -Làm thí nghiệm -Nghiên cứu vaccine phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm -Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm -Làm thí nghiệm điều chế chất mới -Lấy mẫu đất để phân loại đất trồng 2.Các hoạt động trên 3.Hoạt động ở hình 1.2 và 1.6 . Là những hoạt động mà con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học. Những hoạt động còn lại là những công việc hàng ngày trong cuộc sống. 4. Hoạt động trong cuộc sông Hoạt động nghiên cứu khoa học Thả diều Lấy mẫu nước nghiên cứu Gặt lúa Làm thí nghiệm Rửa bát đĩa Hoạt động tập thể Công việc hàng ngày trong cuộc sống. Con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học. 5.Hiện tượng, tự nhiên, cuộc sống, môi trường. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài bằng cách gọi trả lời. - GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về hoạt động nghiên cứu khoa học. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV tổng kết – rút ra kiến thức. 1.Tìm hiểu về khái niệm KHTN - Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về sự vật , hiện tượng, quy luật .tự nhiên và những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường. 2. Vai trò của KHTN trong cuộc sống Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của KHTN a) Mục tiêu: GV cho HS quan sát các hình tự 1.7 đến 1.10 để tìm hiểu vai trò của KHTN trong cuộc sống. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV treo tranh hình 1.7 đến 1.10 SGK lên bảng à GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. 1. Hãy cho biết vai trò của KHTN thể hiện trong các hình từ 1.7 đến 1.10? 2. Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của KHTN. 3. Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn. Hãy cho biết vai trò nào của KHTN trong hoạt động đó? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. - HS trả lời được các nội dung: 1. -Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống. Hình 1.7 trồng dưa lưới. -Sản xuất, kinh doanh: Hình 1.8 thiết bị sản xuất dược phẩm -Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh: H1.9. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. - Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên: H1.10, thạch nhũ tạo ra trong hang động. 2. Tưới nước bằng hệ thống tự động, Di chuyển bằng các phương tiện giao thông, Trao đổi, tìm hiểu thông tin qua internet... 3.Đây là hoạt động thực hành, vận dụng nội dung vào bài học, việc ứng dụng kĩ thuật tưới rau tự động vào cuộc sống sẽ giúp bà con nông dân giảm sức lao động, giảm nguồn nước tưới, tăng năng xuất cây trồng, kĩ thuật này bắt nguồn từ việc hoeeur biết để chuyển đổi khoa học tự nhiên thành công nghệ, nhằm ứng dụng trong sản xuất và kinh doanh. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng 2. Tìm hiểu kích thước và hình dạng của tế bào -Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong: -Hoạt động nghiên cứu khoa học -Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên -Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh -Chăm sóc sức khỏe con người -Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học: a.Trồng hoa với quy mô lớn trong nhà kính b. Nghiên cứu vacxin phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm c. Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng phương pháp phơi cát d.Vận hành nhà máy thủy điện để sản xuất điện Câu 2. Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm Làm thí nghiệm điều chế chất mới Lấy mẫu đất để phân loại đất trồng Sản xuất phân bón hóa học D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. Câu 1)GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2.Hãy nêu tối thiểu 10 hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên và xác định lợi ích của chúng với cuộc sống con người bằng cách đánh dấu tích vào cột tương ứng. Câu trả lời trong PHT số 2, có thể: Vai trò của Hoạt khoa học động tự nhiên nghiên cứu khoa học tự nhiên Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người Bảo vệ môi trường Tìm hiểu vi khuẩn ü ü Tìm hiểu vũ trụ ü Tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở vùng biển VN ü Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nước ü Câu 2) HS thảo luận nhóm 6 trong 8 phút, tham khảo SGK và trả lời câu hỏi bằng cách trình bày ra giấy A0. 1. Khoa học tự nhiên gồm có những lĩnh vực vào và đối tượng nghiên cứu của mỗi lĩnh vực đó là gì? 2. Lấy 3 ví dụ về đối tượng nghiên cứu cho mỗi lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nội dung dự kiến: 1. Khoa học tự nhiên gồm 5 lĩnh vực, có thể chia thành 2 nhóm: - Khoa học về vật chất: + Vật lí: nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên. + Hóa học: nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên. + Thiên văn học: nghiên cứu về vũ trụ, hành tinh và các ngôi sao. + Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về Trái Đất – ngôi nhà chung của chúng ta. - Khoa học về sự sống: + Sinh học: nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất. 2. Ví dụ về đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực: - Vật lí: dòng điện, tương tác giữa nam châm, lực, - Hóa học: chất cấu tạo nên than đá, sự biến đổi chất khi đun nóng đường, cấu trúc của hạt muối, - Thiên văn học: ngân hà, mặt trời, mặt trăng, - Khoa học Trái Đất: Hình dạng trái đất, bầu khí quyển, động đất, - Sinh học: vi khuẩn, rêu, loài chim * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học bài – Đọc và soạn trước bài mới. *Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1_gioi.docx