Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

- Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng

quá trình đó.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tìm hiểu về KHTN qua các nguồn học liệu khác nhau.

+ Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày được kết quả của nhóm trước lớp.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.

+ Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các lĩnh vực của KHTN thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu, phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

-Trung thực, cẩn thận, trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK.

- Có niềm say mê hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của KHTN.

 

docx 8 trang Hà Thu 30/05/2022 2770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày..............tháng...........năm 2021
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy: 
MỞ ĐẦU (7 tiết)
BÀI 2. CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHTN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng
quá trình đó.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tìm hiểu về KHTN qua các nguồn học liệu khác nhau.
+ Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày được kết quả của nhóm trước lớp.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các lĩnh vực của KHTN thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu, phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
-Trung thực, cẩn thận, trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK.
- Có niềm say mê hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của KHTN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, phiếu học tập.
- Dụng cụ, hóa chất, vật liệu, vật thể .
- Phiếu học tập 
2. Học sinh
- Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới
- Từng nhóm HS tìm hiểu trước và chuẩn bị phần trình bày về tiểu sử, thành tựu của một nhà khoa học: Isaac Newton, Dmitri Ivanovich Mendeleev, Charles Darwin, Galileo Galilei. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
1
 Hoạt động khởi động
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số lĩnh vực khoa học tự nhiên
2
Hoạt động 2: Phân biệt vật sống và vật không sống
Hoạt động luyện tập, vận dụng
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy trình bày khái niệm KHTN và vai trò của KHTN trong cuộc sống?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu hỏi: Tùy vào đối tượng nghiên cứu mà KHTN được chia thành một số lĩnh vực khác nhau. Em hãy kể tên các lĩnh vực KHTN mà em đã biết?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
Trả lời: 
Khoa học tự nhiên gồm 5 lĩnh vực, có thể chia thành 2 nhóm:
- Khoa học về vật chất: 
+ Vật lí: nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
+ Hóa học: nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên.
+ Thiên văn học: nghiên cứu về vũ trụ, hành tinh và các ngôi sao.
+ Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về Trái Đất – ngôi nhà chung của chúng ta.
- Khoa học về sự sống: 
+ Sinh học: nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV: KHTN có nhiều lĩnh vực, ở cấp THCS cô cùng các em tìm hiểu một số lĩnh vực chính sau:
-Vật lí
-Hóa học
-Sinh học
-Khoa học trái đất và bầu trời
-Thiên văn học
GV: Các em đã làm quen với môn khoa học ở cấp Tiểu học, vậy KHTN nghiên cứu những gì và đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống, cô cùng các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Lĩnh vực chủ yếu của KHTN
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số lĩnh vực khoa học tự nhiên
a)Mục tiêu: GV cho HS quan sát các hình từ 1.1 đến 1.6 và đọc thông tin trong SGK để phân biệt được đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đâu là hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
Mỗi nhóm cử đại diện lên thực hiện thí nghiệm.(có thê yêu cầu HS quan sát trên video)
Nhiệm vụ 1: Phiếu HT số 1
Nhóm 1(TN 1):Cầm 1 tờ giấy giơ lên cao và buông tay, quan sát tờ giấy rơi.
Nhóm 2(TN 2): Sục khí carbon dioxide (CO2) vào cốc chứa nước vôi trong. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Nhóm 3(TN 3): GV treo tranh H2.1 SGK Sự nảy mầm của hạt đậu. Yêu cầu HS quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu.
Nhóm 4(TN 4): Một học sinh chiếu đèn pin vào quả địa cầu, một học sinh khác cho quả địa cầu quay. Mô tả hiện tượng ngày và đêm qua việc quan sát vùng được chiếu sáng trên quả địa cầu.
Nhiệm vụ 2: : Phiếu HT số 2
 Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
Em hãy dự đoán các thí nghiệm 1,2,3,4 thuộc lĩnh vực khoa học nào?
Nhiệm vụ 3: : Phiếu HT số 3
Ứng dụng trong các hình từ 2.3 đến 2.8 SGK liên quan đến những lĩnh vực nào của KHTN?
Nhiệm vụ 4: : Phiếu HT số 4
Em hãy tìm thêm một số ứng dụng của KHTN trong cuộc sống mà các em biết trong thực tế, sau đó cho biết ứng dụng đó liên quan đến lĩnh vực chủ yếu nào của KHTN?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV hướng dẫn HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ. 
- Các HS khác theo dõi, ghi kết quả thí nghiệm vào phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Thí nghiệm
Kết quả quan sát
TN 1
TN 2
TN 3
TN 4
Phiếu học tập số 2
Thí nghiệm
Lĩnh vực khoa học tự nhiên
TN 1
TN 2
TN 3
TN 4
Phiếu học tập số 3
Hình
Lĩnh vực khoa học tự nhiên
2.3.Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà
2.4.Bản tin dự báo thời tiết của đài truyền hình Việt Nam
2.5.Mô hình chăn nuôi bò sữa tiên tiến
2.6.Nông dân xử lí đất chua bằng vôi bột
Sử dụng pin năng lượng mặt trời
2.8 . Sử dụng kính thiên văn quan sát bầu trời
Phiếu học tập số 4
Ứng dụng của KHTN trong cuộc sống
Lĩnh vực khoa học tự nhiên
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
-Kết quả TN:
Phiếu học tập số 1
Thí nghiệm
Kết quả quan sát
TN 1
 Tờ giấy sau khi được thả sẽ rơi từ từ
TN 2
Nước vôi đục dần và xuất hiện chất rắn màu trắng không tan (kết tủa), nếu tiếp tục sục khí CO2 đến dư thì kết tủa sẽ tan dần và dung dịch trở nên trong suốt.
TN 3
Sau khi hấp thu nước , hạt đậu sẽ nảy mầm và phát triển thành cây hoàn chỉnh.
TN 4
Một chu kì ngày và đêm kéo dài 24 giờ, do Trái Đất quay xung quanh một trục. Nhờ vào Mặt Trời mà có ban ngày, nhưng Mặt Trời chỉ có thể chiếu sáng ½ bề mặt Trái Đất. Do đó khi ½ bề mặt Trái Đất này là ban ngày thì ½ bề mặt Trái Đất còn lại là ban đêm và ngược lại.
Phiếu học tập số 2
Thí nghiệm
Lĩnh vực khoa học
TN 1
 Vật lí học
TN 2
Hóa học
TN 3
Sinh học
TN 4
Thiên văn học
Phiếu học tập số 3
Hình
Lĩnh vực khoa học tự nhiên
2.3
 Sinh học
2.4
Khoa học trái đất
2.5
Sinh học
2.6
Hóa học
2.7
Vật lí học
2.8
Thiên văn học
Phiếu học tập số 4
Ứng dụng của KHTN trong cuộc sống
Lĩnh vực khoa học tự nhiên
Làm sữa chua
 Hóa học, sinh học
Ghép, chiết cây
Sinh học
Sản xuất phân bón
Hóa học, sinh học
Sản xuất điện thoại, ti vi
Vật lí
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận. 1 HS đọc to phần tóm tắt kiến thức trọng tâm.
- GV tổng kết – rút ra kiến thức.
1. Tìm hiểu một số lĩnh vực khoa học tự nhiên
-KHTN bao gồm 1 số lĩnh vực chính:
+ Vật lí học 
+Hóa học
+Sinh học
+Khoa học trái đất
+Thiên văn học
2. Vật sống và vật không sống
Hoạt động 2: Phân biệt vật sống và vật không sống
a) Mục tiêu: Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-Giáo viên treo tranh hình 2.9; 2.10; 2.11; 2.12 SGK lên bảng và giảng:
+Con gà được ấp nở từ quả trứng, khi trưởng thành được sử dụng để cung cấp thực phẩm cho con người. nếu có gà trống thụ tinh, gà mái sẽ tiếp tục đẻ trứng và ấp nở thành gà con theo vòng khép kín. Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng cần có môi trường sống, chất sống 
+Cây cà chua: Được trồng từ hạt cà chua, cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Khi cây cà chua ra quả, quả chín và cho hạt có thể được trồng trở lại thành cây cà chua theo vòng khép kín. Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng cần có môi trường sống, chất sống, ..
+ Đá sỏi do tự nhiên tạo ra, không trao đổi chất, không có khả năng phát triển và sinh sản.
+ Máy tính: Do con người chế tạo ra để sử dụng trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và cuộc sống hàng ngày. Náy tính không trao đổi chất, không có khả năng phát triển và sinh sản.
Nhiệm vụ 1: Các nhóm HS hoàn thành các phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
(-: không; +: có)
tt
Vật
Lớn lên(sinh trưởng và phát triển)
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
1
Con gà
2
Cây cà chua
3
Cây rau má
4
Con bò sữa
5
Hòn đá
6
Máy tính
7
Đất
8
Ngôi sao
Nhiệm vụ 2: Từ kết quả phiếu học tập số 1, các nhóm HS hoàn thành phiếu học tập số 2, phân biệt vật sống và vật không sống
Phiếu học tập số 2
Dấu hiệu đặc trưng
Vật sống
Vật không sống
1.Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
2.Sinh trưởng, phát triển
3.Vận động
4.Cảm ứng
5.Sinh sản
Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi
1.Dựa vào kiến thức ở phiếu học tập số 2, em hãy cho biết một số dấu hiệu đặc trưng cho vật sống?
2.Vật sống và vật không sống khác nhau như thế nào?
3.Vật sống có thể trở thành vật không sống và ngược lại không?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. 
- HS trả lời được các nội dung:
Phiếu học tập số 1
(-: không; +: có)
tt
Vật
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
1
Con gà
+
+
+
+
+
+
2
Cây cà chua
+
+
-
+
+
+
3
Cây rau má
+
+
-
+
+
+
4
Con bò sữa
+
+
+
+
+
+
5
Hòn đá
-
-
-
-
-
+
6
Máy tính
-
-
-
-
-
+
7
Đất
-
-
-
-
-
+
8
Ngôi sao
-
-
-
-
-
+
Phiếu học tập số 2
Dấu hiệu đặc trưng
Vật sống
Vật không sống
1.Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
 có
Không
2.Sinh trưởng, phát triển
có
Không
3.Vận động
có
Không
4.Cảm ứng
có
Không
5.Sinh sản
có
không
1. Một số dấu hiệu đặc trưng cho vật sống:
-Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
-Sinh trưởng, phát triển
-Vận động
-Cảm ứng
-Sinh sản
2.Vật sống là vật có các biểu hiện sống; vật không sống không có biểu hiện sống
3. Đến độ tuổi nhất định, hoặc do thiên tai, bệnh tật vật sống sẽ bị chết và khi đó trở thành vật không sống.
 Ngược lại vật không sống không thể trở thành vật sống ngay được mà đi vào chu trình sinh địa hóa biến thành các chất mà cây xanh có thể hấp thụ được, thông qua quá trình quang hợp lại tổng hợp thành vật sống.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
-Giáo viên yêu cầu 1 HS đọc to phần: Một số dấu hiệu đặc trưng cho vật sống.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
2. Phân biệt vật sống và vật không sống
-Vật sống là vật có các biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
-Vật không sống là vật không có biểu hiện sống
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực KHTN?
a)Vật lí
b)Hóa học
c)Sinh học
d)Khoa học Trái đất
e)Thiên văn học
HD: 
a)Vật lí học: Đạp xe để xe chuyển động, dùng cần cẩu nâng hàng .
b)Hóa học: Bón phân đạm cho cây trồng, quá trình lên men rượu .
c)Sinh học: Cắt ghép, chiết cành, sản xuất phân vi sinh .
d)Khoa học Trái đất: Dự báo thời tiết, cảnh báo lũ quét, sóng thần, sạt lở 
e)Thiên văn học: Quan sát hiện tượng nguyệt thực, nhật thực .
Câu 2: Vật nào sau đây gọi là vật không sống?
a.con ong b.vi khuẩn c.than củi d.cây cam
Câu 3.Em có thể phân biệt khoa học về vật chất(vật lí, hóa học ) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sự khác biệt nào?
HD:
-Đối tượng nghiên cứu của khoa học về sự sống là các vật sống
-Đối tượng nghiên cứu của khoa học về vật chất là các vật không sống
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống?
HD: Câu hỏi gợi ý:
-Robot có trao đổi chất không?
-Robot có sinh trưởng và phát triển không?
-Robot có sinh sản không?
Kết luận: Robot không có đặc trưng sống, do đó nó là vật không sống.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài – Đọc và soạn trước bài mới. Tìm hiểu:
*Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_2_cac.docx