Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

- Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng roi, trùng giày,.).

- Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh.

- Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.

+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về cấu tạo cơ thể sinh vật.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được các bước làm tiêu bản hiển vi. Mô tả và vẽ được hình cơ thể đơn bào, các cơ quan cấu tạo cây xanh và cấu tạo cơ thể người.

+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng roi, trùng giày,.); Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ, giải thích được sự hoạt động có tổ chức của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

3. Phẩm chất

- Thông qua hiểu biết về cơ thể, từ đó có ý thức bảo vệ sức khỏe, yêu thương bản thân và gia đình.

- Trung thực trong quá trình thực hành, báo các kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.

 

docx 6 trang Hà Thu 30/05/2022 3170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21: THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT
(Thời gian thực hiện 2 tiết)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng roi, trùng giày,...).
- Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh.
- Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.
+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về cấu tạo cơ thể sinh vật.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được các bước làm tiêu bản hiển vi. Mô tả và vẽ được hình cơ thể đơn bào, các cơ quan cấu tạo cây xanh và cấu tạo cơ thể người.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng roi, trùng giày,...); Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ, giải thích được sự hoạt động có tổ chức của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
3. Phẩm chất
- Thông qua hiểu biết về cơ thể, từ đó có ý thức bảo vệ sức khỏe, yêu thương bản thân và gia đình.
- Trung thực trong quá trình thực hành, báo các kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán.
- Mẫu vật: 
+ Mẫu vật tự nhiên: Tùy theo đặc điểm vùng miền để chọn mẫu phù hợp. Yêu cầu: mẫu vật có đủ các cơ quan cấu tạo như rễ, thân, lá, hoa, quả (đối với cây có hoa có thể thay bằng cành có đủ lá, hoa).
+ Bộ ảnh thực vật: cây cà rốt, cây khoai lang, cây khoai tây, cây cà chua, cây hành, cây xương rồng, cây nắp ấm, cây quất, cây lạc (có thể thay các cây khác để thuận lợi cho việ thu mẫu).
+ Mô hình tháo lắp cơ thể người hoặc tranh ảnh mô phỏng cấu tạo cơ thể người).
III. Tiến trình dạy học.
A. Khởi động
Chưa biết làm gì
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Quan sát cơ thể đơn bào
a. Mục tiêu: Quan sát, vẽ mô phỏng, chú thích được một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên: trùng giày, trùng roi, tảo lục.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm tiêu bản, quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao, hồ môi trường nuôi cấy và tranh/ảnh về sinh vật đơn bào.
c. Sản phẩm: Vẽ hình sinh vật đơn bào, mô tả hình dạng ngoài, màu sắc của sinh vật đơn bào.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ:
Yêu cầu các nhóm HS làm tiêu bản, quan sát và tìm sinh vật trong môi trường theo các bước gợi ý trong SGK, vẽ phác thảo sinh vật tìm thấy vào vở.
+ Bước 1: Đặt vài sợi bông lên lam kính.
+ Bước 2: Dùng pipette lấy 1 giọt váng nước ao hồ nhỏ lên lam kính đã có sẵn sợi bông.
+ Bước 3: Đậy lamen, dùng giấy thấm nước tràn ra ngoài lamen.
+ Bước 4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính có số bội giác 10x và 40x.
Nhận nhiệm vụ.
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
GV hướng dẫn các bước tiến hành cho HS, quan sát các nhóm hoạt động và hỗ trợ khi cần thiết. Nêu câu hỏi:
+ Trong các bước làm tiêu bản, tại sao phải bước đặt sợi bông lên lam kính?
Phân công nhiệm vụ theo các nhóm.Tiến hành thí nghiệm theo các bước.
- Báo cáo kết quả: 
Các nhóm nêu tên các sinh vật đã quan sát và vẽ phác thảo được. Trả lời được: Khi quan sát cơ thể đơn bào trong giọt nước ao, hồ nên đặt vài sợ bông lên lam kính để hạn chế sự di chuyển của sinh vật, giúp dễ dàng quan sát.
Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Các nhóm báo cáo nhanh kết quả.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tổng kết:
Đánh giá hoạt động của các nhóm, khen ngợi học sinh.
HS lắng nghe
Hoạt động 2: Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh
a. Mục tiêu: Nêu được các cơ quan cấu tạo cây xanh trên mẫu đã quan sát.
b. Nội dung: Cố định mẫu vật tự nhiên vào bìa (nếu có). Quan sát và xác định các thành phần cấu tạo cây xanh ở mẫu vật hoặc bộ ảnh. 
c. Sản phẩm: Tên một số cơ quan, hệ cơ quan ở cây xanh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
GV chuẩn bị mẫu vật là các cây xanh gần gũi với HS, dễ tìm kiếm (tùy vào đặc điểm vùng miền để chọn cho phù hợp). Có thể sử dụng bộ ảnh: cây cà rốt, cây hành tây, cây lạ, cây quất, cây xương rồng, để bổ sung thêm hoặc thay thế nếu mẫu vật khó tìm. Yêu cầu bằng cách hoạt động theo nhóm để thảo luận tìm hiểu cấu tạo của cây xanh.
Nhận nhiệm vụ.
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
GV hướng dẫn cố định mẫu vật tự nhiên vào bìa (nếu có).
- Quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
+ Những mẫu vật/tranh ảnh nào có rễ, thân, lá biến dạng ?
Tiến hành quan sát, thảo luận nhóm.
- Báo cáo kết quả:
Mời một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đối chiếu, so sánh và đưa ra nhận xét.
GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Nhóm được chọn trình bày kết quả.
Nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết:
Đánh giá hoạt động của các nhóm, khen ngợi học sinh.
HS lắng nghe
Hoạt động 3: Quan sát mô hình hoặc tranh ảnh cấu tạo cơ thể người.
a. Mục tiêu: Xác định được vị trí, cấu tạo của một số cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.
b. Nội dung: Quan sát hình hoặc mô hình cấu tạo cơ thể người và kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan.
c. Sản phẩm: Kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 - Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS quan sát mô hình, thảo luận nhóm xác định tên, vị trí của các cơ quan trong cơ thể người theo các bước như trong SGK:
+ Bước 1: Đặt mô hình vào vị trí thích hợp.
+ Bước 2: Quan sát tổng thể các thành phần cấu tạo của cơ thể người.
+ Bước 3: Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan bằng cách tháo dần các bộ phận của mô hình. 
+ Bước 4: Lắp mô hình về dạng ban đầu.
Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
Gợi ý để HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Quan sát hình/ mô hình, em hãy cho biết cấu tạo của cơ thể người gồm bao nhiêu phần? Gọi tên và xác định vị trí của các phần đó trên hình/mô hình.
+ Trên hình/mô hình, em hãy chỉ ra một vài cơ quan, hệ cơ quan của người?
+ Khi tháo lắp các bộ phận của mô hình cơ thể người, để thuận tiện cho việc lắp mô hình về dạng ban đầu, em cần chú ý đặt bộ phận đó như thế nào?
Phân công nhiệm vụ trong nhóm. Tiến hành quan sát, thảo luận nhóm.
- Báo cáo kết quả:
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Nêu được:
Các phần của cơ thể người, vị trí và tên của các cơ quan và hệ cơ quan.
Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Tổng kết:
Đánh giá hoạt động của các nhóm, khen ngợi HS.
HS lắng nghe
Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thực hành
a. Mục tiêu: Trình bày được kết quả quan sát sinh vật.
b. Nội dung: Báo cáo kết quả các phần thực hành của nhóm đã thu được dựa trên mẫu báo cáo kết quả quan sát sinh vật.
c. Sản phẩm: Bản báo cáo của nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 - Giao nhiệm vụ:
Yêu cầu các nhóm tổng hợp kết quả bài thực hành vào phiếu: Báo cáo kết quả quan sát sinh vật ( vào giấy A0), sau đó trình bày trước lớp.
Các nhóm nhận nhiệm vụ.
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
Dựa vào kết quả 3 phần quan sát: cơ thể đơn bào, các cơ quan cấu tạo của cây xanh, tranh ảnh hoặc mô hình cấu tạo cơ thể người thảo luận nhóm tổng hợp kết quả vào bảng báo cáo.
Các nhóm phân công nhiệm vụ, tiến hành hoàn thiện bảng báo cáo.
- Báo các kết quả:
Các nhóm treo bảng báo cáo lên bảng.
Đại diện 1 nhóm lên trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Sau khi các nhóm đã bổ sung GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức, đại diện các nhóm theo dõi chéo và sửa luôn trên bảng báo cáo cho nhóm bạn.
Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Tổng kết:
GV nhận xét, rút kinh nghiệm giờ thực hành và khen ngợi HS.
HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
Báo cáo kết quả quan sát sinh vật
Tiết Thứ Ngày ..Tháng Năm ..
Nhóm: ..Lớp: ..
Mục tiêu
Nội dung
Kết quả
1. Vẽ và chú thích một cơ thể đơn bào
- Quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao, hồ môi trường nuôi cấy và tranh/ảnh về sinh vật đơn bào
(HS vẽ hình sinh vật đơn bào)
- Mô tả hình dạng ngoài, màu sắc của sinh vật đơn bào: .
2. Nêu được các cơ quan cấu tạo cây xanh trên mẫu đã quan sát.
- Quan sát cây xanh qua ảnh hoặc mẫu vật thật và kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan.
(Vẽ và chú thích các cơ quan cấu tạo của cây xanh)
- Nêu tên một số cơ quan, hệ cơ quan ở cây xanh: 
 ....
 ....
3. Kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan ở người.
- Quan sát hình hoặc mô hình cấu tạo cơ thể người và kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan.
(Vẽ mô phỏng và chú thích một số cơ quan, hệ cơ quan ở người)
- Kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người: ..
 ....
 ....
4. Mô tả được những mẫu vật/tranh ảnh thực vật đã quan sát, những mẫu vật/tranh ảnh nào có rễ, thân, lá biến dạng.
- Quan sát mẫu vật/tranh ảnh thực vật đã chuẩn bị.
- Xác định được những mẫu vật/tranh ảnh thực vật đã quan sát có rễ, thân, lá biến dạng: 
 .....
 .....
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: Dùng vở bài tập để trả lời các câu hỏi: đặc điểm chung của trùng giày, trùng roi; Nêu ví dụ về một số biến dạng ở thực vật và chức năng của chúng.
c. Sản phẩm: Vở bài tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 - Giao nhiệm vụ:
+ Trả lời các câu hỏi dưới đây vào vở bài tập, tiết sau GV sẽ kiểm tra.
+ Câu hỏi: 
? Hãy nêu ba đặc điểm chung của trùng giày và trùng roi?
? Một số thực vật có biến dạng ở rễ, thân, lá giúp chúng thực hiện được các chức năng phù hợp với điều kiện môi trường. Hãy lấy ví dụ về một số biến dạng ở thực vật mà em biết.
Nhận nhiệm vụ.
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ tại nhà, giáo viên đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- Báo các kết quả:
Giờ học tiếp theo GV sẽ kiểm tra bài làm.
Theo dõi đánh giá của GV.
C. Dặn dò.
- Học sinh làm bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên.
- Kết thúc bài học GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau:
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng roi, trùng giày,...).
Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh.
- Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_21_thu.docx