Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 25: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 25: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA BÀI HỌC

1. Mức độ/kiến thức cần đạt

- Nhận biết được cơ thể đơn bào và lấy được ví dụ minh họa

- Nhận biết được cơ thể đa bào và lấy được ví dụ minh họa

2. Năng lực

- Năng lực chung :

- Tự chủ và tự học : Chủ động thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu cơ thể đơn bào, đa bào

-Giao tiếp, hợp tác:Tích cực tham gia trao đổi nhóm với các bạn để tìm hiểu cơ thể đơn bào, đa bào.

-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề liên quan trong tự nhiên và thực tiễn

- Năng lực khoa học tự nhiên:

-Nhận biết được cơ thể đơn bào, đa bào

-Quan sát mô tả được cơ thể đơn bào, đa bào

3. Phẩm chất

-Hình thành sự tò mò đối với thế g ới tự nhiên, tăng niềm yêu thích khoa học;

-Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;

 -Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.

 

docx 6 trang Hà Thu 30/05/2022 2710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 25: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
CHỦ ĐỀ 7 : TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
TIẾT - BÀI 25 : CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO (2 TIẾT)
TIẾT 1 : CƠ THỂ ĐƠN BÀO
TIẾT 2 : CƠ THỂ ĐA BÀO
I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA BÀI HỌC 
1. Mức độ/kiến thức cần đạt
- Nhận biết được cơ thể đơn bào và lấy được ví dụ minh họa
- Nhận biết được cơ thể đa bào và lấy được ví dụ minh họa
2. Năng lực 
- Năng lực chung :
- Tự chủ và tự học : Chủ động thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu cơ thể đơn bào, đa bào
-Giao tiếp, hợp tác:Tích cực tham gia trao đổi nhóm với các bạn để tìm hiểu cơ thể đơn bào, đa bào.
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề liên quan trong tự nhiên và thực tiễn
- Năng lực khoa học tự nhiên:
-Nhận biết được cơ thể đơn bào, đa bào
-Quan sát mô tả được cơ thể đơn bào, đa bào
3. Phẩm chất
-Hình thành sự tò mò đối với thế giới tự nhiên, tăng niềm yêu thích khoa học;
-Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
 -Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk. Bảng phụ trang 93. Tranh phóng to H 19.1; 19.2; SGK. Phiếu học tập. Máy chiếu, laptop(nếu có)
Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
Kiểm tra bài cũ:	không kiểm tra
GV thu bài thu hoạch bài 18	
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới
b. Nội dung: Giáo viên chiếu tranh giới thiệu bài mới
c. Sản phẩm: Lời giới thiệu của giáo viên, câu hỏi của GV và câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức hoạt động : Quan sát tranh- trả lời nhanh
GV chiếu tranh 6 hình ảnh kèm lời dẫn
Tranh 1 : Vi khuẩn Ecoli : Là vi khuẩn kí sinh trong đường ruột, kích thước rất nhỏ bé, chỉ bằng 1/10000mm
Tranh 2 : Trùng roi xanh : kích thước khoảng 0,05mm, sống ở nước chúng tạo thành các váng xanh trên mặt ao hồ
Tranh 3 : con ếch
Tranh 4 : cây cà chua
Tranh 5: cây bưởi
Tranh 6 : cá voi xanh
Câu hỏi : Trong các bức tranh trên, những sinh vật nào rất nhỏ bé, không nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể nhìn được qua kính hiển vi? 
HS : Vi khuẩn E.coli, trùng roi
? Những sinh vật nào có kích thước vừa phải, có thể nhìn bằng mắt thường?
HS :
? Những sinh vật nào có kích thước khổng lồ, to lớn?
HS :
GV nhận xét và giới thiệu bài : Thê giới tự nhiên rất kì diệu, có những loài sinh vật với kích thước khổng lồ như cá voi xanh, chiều dài có thể lên tới 30 m. Bên cạnh đó, có những sinh vật vô cùng nhỏ bé, rất khó để có thể quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến sự phóng đại của kính hiển vi như vi khuẩn Escherichia coli với kích thước chỉ khoảng 1 |jm (bằng khoảng 1/10000 kích thước đẩu một cái ghim giấy).
Tại sao chúng có sự khác biệt về kích thước lớn đến như vậy?
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. CƠ THỂ ĐƠN BÀO
a. Mục tiêu: Nhận biết được cơ thể đơn bào lấy được ví dụ minh họa
b. Nội dung: Quan sát hình 19.1. hoàn thành phiếu trả lời câu hỏi
Phiếu học tập:
Nhận định về Trùng roi và Vi khuẩn
Đúng
Sai
Kích thước nhỏ quan sát được dưới kính hiển vi
Kích thước lớn, quan sát được bằng mắt thường
Cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào gồm : màng tb, chất tb, nhân hoặc vùng nhân
Tế bào tạo nên cơ thể đơn bào thực hiện được các chức năng của 1 cơ thể sống
c. Sản phẩm: Là phiếu học tập của học sinh được hoàn thành
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát tranh hình 19.1
Học sinh quan sát tranh 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đưa ra các câu hỏi thảo luận trong phiếu học tập
Học sinh trả lời bằng cách điền phiếu
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Qua phiếu học tập, hãy chỉ ra được đặc điểm chung nhất của trùng roi và vi khuẩn ? 
- GV chốt lại : Đặc điểm chung nhất của Trùng roi và vi khuẩn là cơ thể đơn bào được được cấu tạo từ 1 tế bào (tế bào gồm màng tb, chất tb, nhân hoặc vùng nhân) tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống
Bài tập : Trong các sinh vật sau, đâu là sinh vật đơn bào : Tảo lục, trùng biến hình, trùng giày, nấm rơm, tảo silic, cây dâu tây, chuột bạch
+ Kích thước nhỏ, quan sát được dưới kính hiển vi
+ Cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào gồm : màng tb, chất tb, nhân hoặc vùng nhân + Tế bào tạo nên cơ thể đơn bào thực hiện được các chức năng của 1 cơ thể sống 
HS : Các sv đơn bào là : Tảo lục, trùng biến hình, trùng giày, , tảo silic
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
Học sinh nghe
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT PHẦN I:
- Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. 
- Ví dụ: trùng roi, trùng giày, trùng biêh hình, tảo lục, tảo silic, vi khuẩn Escherchia cotí (E.coli), vi khuẩn lao 
II. CƠ THỂ ĐA BÀO
a. Mục tiêu: Nhận biết được cơ thể đơn bào lấy được ví dụ minh họa 
b. Nội dung: Quan sát hình 19.2. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Là các câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS quan sát hình 19.2 
HS quan sát hình 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đưa ra các câu hỏi thảo luận	
Học sinh thảo luận nhóm 3phut, đại diện trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Quan sát hình 19.2 cho biết : Cây cà chua gồm những loại tế bào nào ?
? Điền cụm từ: Nhiều hơn, ít hơn vào chỗ trống trong câu sau :
Trùng roi, vi khuẩn có số lượng tế bào của cơ thể số lượng tế bào cơ thể của cây cà chua.
? Điền cụm từ : đơn bào, đa bào vào chỗ trống trong câu sau :
Cây cà chua là cơ thể ..
- GV bổ sung : Ngoài 3 loại tb trên thì cây cà chua còn rất nhiều các loại tb khác nhau, các tế bào khác nhau thực hiện chức năng khác nhau trong cơ thể.
Ví dụ : Tb lông hút rễ : thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng
TB mạch dẫn thân : vận chuyển các chất
Tb biểu bì lá : thực hiện chức năng quang hợp
GV bổ sung: Tất cả các cơ thể động vật và thực vật đều là cơ thể đa bào
Vậy : Cơ thể đa bào là gì ? Kể tên 1 số cơ thể đa bào mà em biết ?
- HS trao đổi nhóm, nêu được:
+ Cây cà chua gồm những loại tế bào TB biểu bì lá, tb mạch dẫn thân,tb lông hút rễ
+ Trùng roi, vi khuẩn có số lượng tế bào của cơ thể (ít hơn) số lượng tế bào cơ thể của cây cà chua
+Cây cà chua là cơ thể (đa bào).
HS : trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
Học sinh ghi nội dung vào vở
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT PHẦN II
- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.
-Cơ thể thực vật được cấu tạo từ một số tế bào: tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào lông hút,...
-Cơ thể động vật được cấu tạo từ một số tế bào như: tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào biểu bì,...
-Một số cơ thể đa bào như: cầy phượng, cây hoa hồng, con giun đất, con ếch đồng,
HOẠT ĐỘNG 3 : HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Ôn tập lại các kiến thức vừa được học
b. Nội dung: hệ thống câu hỏi ôn tập tự luận và trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động : Vấn đáp học sinh hoặc hoạt động nhóm
NỘI DUNG CÂU HỎI LUYỆN TẬP:
1.Xác định các cơ thể đơn bào, đa bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Cơ thê
Sô tê bào cấu tạo nên cơ thể
Là cơ thể
Đơn bào
Đa bào
Vi khuẩn £ coli
Một tế bào
X
Cây bưởi
Nhiều tê bào
X
Trùng roi
?
?
?
Con ếch
?
?
?
2.Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu sau : 
Điền điểm giống nhau vào phần giao nhau của 2 hình
Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình
HOẠT ĐỘNG 4 : HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để phân loại được ĐV đơn bào với đv đa bào
b. Nội dung: Trò chơi : ai nhanh hơn hoặc trả lời câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Ghép đươc tranh gồm các cơ thể đơn bào và tranh gồm các cơ thể đa bào hoặc câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động : hoạt động nhóm hoặc hđ cá nhân
 Cách 1 : Trò chơi :Gv đưa ra các bức tranh, chia lớp thành 2 đội : 
Đội 1 : Chọn và ghép thành bức tranh gồm các cơ thể đơn bào.
Đội 2 : Chọn và ghép thành bức tranh gồm các cơ thể đa bào.
Cách 2 : trả lời câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1: Phân loại các thông tin sau vào nhóm thích hợp​
Cơ thể đơn bào || 1 tế bào cấu tạo nên cơ thể. || Kích thước nhỏ.Cơ thể đa bào || Nhiều tế bào cấu tạo nên cơ thể || Kích thước lớn. 
Câu 2: Cho tên các loại tế bào dưới đây, em hãy sắp xếp chúng vào nhóm thích hợp.
Cơ thể thực vật || Tế bào biểu bì lá. || Tế bào mạch dẫn. || Tế bào lông hút.
Cơ thể động vật || Tế bào thần kinh. || Tế bào cơ. || Tế bào hồng cầu.
 Câu 3: Trong các sinh vật dưới đây, đâu không phải là cơ thể đa bào?
Con giun đất.
Vi khuẩn lao.
Nấm sò.
Con ếch đồng.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG – HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Các sự khác biệt chính giữa đa bào và đơn bào là sinh vật đa bào sở hữu nhiều hơn một tế bào trong khi các sinh vật đơn bào chỉ sở hữu một tế bào duy nhất.
Hướng dẫn về nhà:
-Trả lời câu hỏi cuối bài. Làm bài tập SBT
- Đọc trước bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_25_co.docx