Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 40: Đa dạng sinh học

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 40: Đa dạng sinh học

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn.

 Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Năng lực

-Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng sinh học;

+Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về vai trò của đa dạng sinh học; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm sinh vật tồn tại trong tự nhiên; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm;

+Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm sinh vật trong tự nhiên.

-Năng lực khoa học tự nhiên

+Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường,.);

+Tìm hiểu tự nhiên: Nhận dạng được một số đại diện sinh vật có ích trong tự nhiên và đời sống;

+Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.

3. Phẩm chất

Có niềm tin yêu khoa học;

Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;

Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học;

Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;

Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk. Bảng phụ trang 93. Tranh phóng to H ; SGK. Phiếu học tập. Máy chiếu, laptop(nếu có)

Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước bài ở nhà. Giấy Ao, màu vẽ

Các sản phẩm poster tuyên truyền bảo vệ sự đa dạng sinh học.

 

doc 10 trang Hà Thu 30/05/2022 2450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 40: Đa dạng sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
SỰ ĐA DẠNG CÁC NHÓM SINH VẬT
BÀI 40: ĐA DẠNG SINH HỌC
(Thời gian thực hiện: 03 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn.
 Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Năng lực
-Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng sinh học;
+Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về vai trò của đa dạng sinh học; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm sinh vật tồn tại trong tự nhiên; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm;
+Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm sinh vật trong tự nhiên.
-Năng lực khoa học tự nhiên	
+Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường,...);
+Tìm hiểu tự nhiên: Nhận dạng được một số đại diện sinh vật có ích trong tự nhiên và đời sống;
+Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.
3. Phẩm chất
Có niềm tin yêu khoa học;
Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học;
Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;
Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk. Bảng phụ trang 93. Tranh phóng to H ; SGK. Phiếu học tập. Máy chiếu, laptop(nếu có)
Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước bài ở nhà. Giấy Ao, màu vẽ
Các sản phẩm poster tuyên truyền bảo vệ sự đa dạng sinh học.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động I : Khởi động
a. Mục tiêu: 
- Thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành các sản phẩm học tập.
- Tự giác hoàn thành công việc đã được phân công trong nhóm.
- Tích cực tham gia thảo luận, hăng hái trong tìm kiếm thông tin và hoàn thành nhiệm vụ
Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới
b. Nội dung: Giáo viên chiếu video giới thiệu bài mới
c. Sản phẩm: sản phẩm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: 
Xem video“thiên nhiên Việt Nam”
- Liệt kê được một số nơi có cảnh thiên nhiên đẹp ở Việt Nam
- Giải thích câu trả lời
Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm
Ghi nhớ luật chơi
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Nhạc bài hát “Trái đất này là của chúng mình”
- GV cho học sinh xem video về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn.
+ Thể lệ: mỗi nhóm thảo luận và kể tên các địa điểm có thiên nhiên đẹp ở Việt Nam.
+ Thời gian: 1,5 phút
+ Mỗi nhóm lên đọc kết quả và giải thích.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- HS:thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy, 
- Báo cáo kết quả: 
- Đánh giá hoạt động: Sử dụng rubric đánh giá (phụ lục 1)
Nhóm nào có nhiều kết quả đúng nhất sẽ chiến thắng.
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Đặt vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không bảo vệ đa dạng sinh học?
Hoạt động II: Hình hành kiến thức mới
Tiết 1 - Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đa dạng sinh học
a.Mục tiêu
- Nêu được khái niệm đa dạng sinh học.
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, tự nghiên cứu tài liệu.
b. Nội dung: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật think - pair - share, GV tổ chức cho HS tìm hiểu về đa dạng sinh học thông qua hoạt động thảo luận trong SGK.
c. Sản phẩm: Là phiếu học tập của học sinh được hoàn thành.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: giới thiệu tranh hình 40.1, 40.2, 40.3, 40.4 và các tranh ảnh, video khác. Hoàn thành phiếu học tập số 1 
Qua quan sát, hoạt động cá nhân sau đó hoạt động cặp đôi và cuối cùng chia sẻ vấn đề đó cho nhóm. Hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1:
1/Quan sát hình từ 40.1 đến 40.4 và thông tin về đa dạng các nhóm sinh vật đã học, em hãy cho biết đa dạng sinh học là gì?
2/Quan sát hình từ 40.2 đến 40.4, em có nhận xét gì về số loài sinh vật trong các môi trường sống khác nhau?
Học sinh quan sát tranh
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV quan sát và theo dõi và bổ sung khi cần
HS hoạt động cá nhân; hoạt động cặp đôi và thảo luận nhóm. Hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả và thảo luận.
GV nhận xét các nhóm.
GV giới thiệu về bảng thể hiện sự đa dạng sinh học thể hiện ở số lượng loài; số cá thể trong loài.
Đặc điểm
Hoang mạc
Đài nguyên
Rừng mưa nhiệt đới
Khí hậu
Khô nóng, vực nước ít
Mùa đông, băng tuyết phủ gần như quanh năm
Nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật.
Thực vật
Thưa thớt: xương rồng
Thưa thớt, chỉ có một số loài như sói, dê
Thực vật có quanh năm, là nguổn thức ăn dổi dào cho các loài động vật Đa dạng sinh học thể hiện rõ rệt với số lượng cá thể và sô' lượng loài lớn và phân bố ở các khu vực khác nhau.
Động vật
Chuột nhảy, lạc đà, rắn hoang mạc,...
Gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt,...
Qua nội dung các em thảo luận và cùng với kiến thức GV cung cấp. Hoạt động cá nhân trình bày.
Đa dạng sinh học và các đặc điểm chung của đa dạng sinh học.
Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét lẫn nhau.
1/Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. Đa dạng sinh học thể hiện sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện sống khác nhau.
2/ Các môi trường sống khác nhau có mức độ đa dạng sinh học khác nhau, thể hiện ở số lượng loài, số cá thể trong loài.
HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi:
Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài; số loài và môi trường sống. Dựa vào điều kiện khí hậu, đa dạng được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim,...
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv tổng kết và hướng dẫn HS đọc thêm về đa dạng sinh học Việt Nam trong SGK
- Đánh giá hoạt động: đánh giá lẫn nhau
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đánh giá lẫn nhau.
HS rút ra được kiến thức:
Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài; số loài và môi trường sống. Dựa vào điều kiện khí hậu, đa dạng được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim,...
 TIẾT 2 – HOẠT ĐỘNG 2. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
 Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và thực tiễn
a.Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn
- Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.
b. Nội dung: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm kết hợp kĩ thuật động não, GV cho HS tìm hiểu và viết ra những hiểu biết của các em về vai trò của đa dạng sinh học.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu tranh hình 40.5, 40.6, 40.7 và các tranh ảnh, video về vai trò của đa dạng sinh học (vai trò làm sạch môi trường qua phân huỷ sinh vật). Qua quan sát, phân tích tranh hình, HS nhận biết được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và thực tiễn.
Phiếu học tập số 2.
Nhóm 1 và nhóm 2: Từ thông tin hình 40.5 và 40.6, em hãy cho biết vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.
Nhóm 3 và nhóm 4: Quan sát hình 40.7, em hãy chỉ ra giá trị thực tiễn mà đa dạng sinh học đem lại cho con người.
Các nhóm sẽ tìm hiểu vấn đề và trình bày trên giấy Ao (vẽ sơ đồ tư duy) (phần này chuẩn bị trước ở nhà) 
HS quan sát tranh và lắng nghe
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
Các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ học tập
Báo cáo kết quả và thảo luận
Gv lắng nghe phần trình bày của các nhóm
Lần lượt các nhóm sẽ trình bày vấn đề trước lớp, 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Đánh giá: vẽ đẹp; sáng tạo; đúng kiến thức
-Hoạt động cá nhân:
Sự tồn tại của bất kì sinh vật nào cũng đóng một vai trò nhất định trong tự nhiên và góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng như thế nào và tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học?
* Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em. 
Giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm thực hiện ở tiết sau.
Cho các nhóm bốc thăm chọn nội dung của nhóm mình.
Nội dung 1: Vẽ tranh, poster thể hiện ý nghĩa bảo vệ đa dạng sinh học.
Nội dung 2: Vẽ tranh, poster tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học rừng, các sinh vật hoang dã.
Nội dung 3: vẽ tranh, poster tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học biển.
Nội dung 4. Tạo sản phẩm tái chế tuyên truyền bảo vệ môi trường.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đánh giá cho điểm lẫn nhau.
Hoạt động cá nhân:
Dự kiến câu trả lời:
Đa dạng sinh học giúp cân bằng sinh thái trên Trái đất; giúp duy trì và ổn định sự sống; đồng thời cung cấp nguồn nước, lương thực . tạo môi trường sống thuận lợi cho con người.
-Vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em:
+Cung cấp lương thực - thực phẩm: lợn, gà, vịt,...
+Cung cấp dược liệu: rau diếp cá, gừng, nghệ,...
+Làm cảnh: phong lan, vạn tuế, các loài hoa,...
HS rút và chốt kiến thức:
Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người.
Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, chắn sóng, điều hoà khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,...
TIẾT 3. HOẠT ĐỘNG 3. BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC
Hoạt động 3.1. Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học
a.Mục tiêu:
HS tìm hiểu về một số hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học.
b. Nội dung: Sử dụng phương pháp dạy học cá nhân kết hợp kĩ thuật tranh biện, GV hướng dẫn HS tìm hiểu và đưa ra chủ để tranh luận về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học. 
c. Sản phẩm: phần tranh luận của HS
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu tranh hình 33.8 và các phim ngắn, ảnh về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học 
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và tranh luận
 Quan sát hình 40.8 và kể tên nhũng hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học.
HS lắng nghe nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
- Giáo viên: Theo dõi và hướng dẫn
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân và tranh luận. (biện luận về phần trình bày của cá nhân và các ý kiến đồng ý và phản đối). 
HS trình bày và các thành viên tranh luận về phần trình bày của bạn.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
TCĐG
Mức 1
(< 5đ)
Mức 2
(5 – 7đ)
Mức 3
(8 – 10đ)
Điểm
Trình được không quá 4 nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học
Trình được 5 đến 7 nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học
Trình được 8 đến 10 nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học
Hoạt động cá nhân củng cố kiến thức.
* Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. Dựa vào bảng tiêu chí (Rubric)
Mất đa dạng sinh học là mất đi sự cân bằng sinh thái; ô nhiễm môi trường; mất nguồn cung cấp lương thực-thực phẩm, dược liệu từ tự nhiên.
Chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học để duy trì sự cân bằng sinh thái; bảo vệ môi trường; duy trì nguồn lương thực - thực phẩm, dược liệu, ... bền vững; chung sống hoà bình với thiên nhiên và bảo vệ được nơi sống, nguồn sống cho nhiều loài sinh vật, giảm nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật quý hiếm.
HS rút ra kiến thức:
Đa dạng sinh học đang bị đe doạ do nhiều nguyên nhân:
- Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dần khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của sinh vật.
- Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm; sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ các nhà máy, từ các hoạt động sống của con người làm ô nhiễm môi trường.
 Tiết 3 Hoạt động 3.1. Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
a.Mục tiêu:
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
- Sáng tạo trong thiết kế các sản phẩm học tập.
b.Nội dung: Hs thiết kế poster tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học.
c.Sản phẩm: Đánh giá sản phẩm học tập (bài trình bày)
d.Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trong tiết học trước, GV giao nhiệm vụ cho 4 những nội dung (các nhóm bốc thăm để chọn nội dung cần thực hiện.
Nội dung 1: vẽ tranh, poster thể hiện ý nghĩa bảo vệ đa dạng sinh học
Nội dung 2: Vẽ tranh, poster tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học rừng, các sinh vật hoang dã
Nội dung 3: vẽ tranh, poster tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học biển
Nội dung 4. Tạo sản phẩm tái chế tuyên truyền bảo vệ môi trường
HS lắng nghe
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
Thực hiện tại nhà, chuẩn bị nội dung và bài thuyết trình.
Báo cáo kết quả và thảo luận
Gv lắng nghe phần trình bày của các nhóm
Lần lượt các nhóm sẽ trình bày vấn đề trước lớp,
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Đánh giá hoạt động: bảng kiểm (phụ lục 1)
Hoạt động cá nhân:
Hãy nêu một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
Theo em, các khu bảo tồn có vai trò gì trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá dựa vào bảng kiểm
HS chốt kiến thức:
-Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật
-Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
-Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các động vật, trong đó có các loài quý hiếm.
-Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
-Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
Các khu bảo tồn là nơi bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.
Các khu bảo tổn có nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, quản lí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK
b. Nội dung: HS thảo luân nhóm để sử dụng kiến thức đa dạng sinh học
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3:
1/Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C.Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
2/Mục tiêu nào sau đâỵ không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversityp)
A.Bảo toàn đa dạng sinh học.
B.Sử dụng lâu bển các bộ phận hợp thành.
C. Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguổn gen.
D. Cấm khai thác và sử dụng nguổn gen.
3/Sử dụng các từ gợi ý: cá thể, số lượng loài, đa dạng sinh học, môi trường sống để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
Đa dạng sinh học là sự phong phú về (1)số (2) ... trong loài, và (3).... Dựa vào điều kiện khí hậu, (4)... được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim.
4/Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới?
HS lắng nghe nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Báo cáo kết quả và thảo luận
Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Mời nhóm khác nhận xét
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 4:
1/ Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
2/ HS nêu câu khẩu hiệu tuyên truyền về đa dạng sinh học tại địa phương.
3/ Hãy kể các hành động nhỏ nhất hằng ngày mà các em có thể làm ở trường, ở nhà và trên đường phố để bảo vệ đa dạng sinh học.
HS lắng nghe nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Mời nhóm khác nhận xét
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Bảng hướng dẫn đánh giá
Tiêu chí
Mức độ điểm đáp ứng tiêu chí
Điểm
Mức 1 (2 điểm)
Mức 2 (3 điểm)
Mức 3 (5 điểm)
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
Ngồi quan sát các bạn thực hiện
Có tham gia nhưng chưa tích cực
Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực
Đóng góp ý kiến
Chỉ nghe ý kiến mà không có ý kiến đóng góp
Có ý kiến 
Có nhiều ý kiến và ý tưởng
Tiếp thu, trao đổi ý kiến
Lắng nghe 
Có lắng nghe phản hồi
Lắng nghe ý kiến của thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả
Bảng đánh giá từng thành viên của nhóm
STT
Họ và tên
Mức đánh giá tiêu chí 1
Mức đánh giá tiêu chí 2
Mức đánh giá tiêu chí 3
Tổng điểm
1
2
3
PHỤ LỤC:
Rubric hoạt động I (phụ lục 1)
Tiêu chí đánh giá
Mức 1
(yếu)
Mức 2
(trung bình)
Mức 3
(khá)
Mức 4
(giỏi)
Kể tên các nơi có cảnh thiên nhiên đẹp
- Kể được 2 nơi
- Kể được 3 nơi
- Kể được 4 nơi
- Kể được nhiều hơn 4 nơi
Giải thích lý do
Chưa giải thích được hoặc giải thích chưa rõ ràng
Giải thích nhưng chưa rõ ràng vì sao thiên nhiên ở đó đẹp 
Giải thích được vì sao thiên nhiên ở đó đẹp (tập trung các yếu tố đa dạng sinh học).
-Giải thích được vì sao thiên nhiên ở đó đẹp (tập trung các yếu tố đa dạng sinh học).
- Cách trình bày hấp dẫn, lôi cuốn.
Bảng kiểm đánh giá sản phẩm học tập của hoạt động 3.2 (phụ luc 2)
STT
Các tiêu chí
Có
Không
1
Sản phẩm có thể hiện rõ nội dung tuyên truyền 
2
Hình ảnh, màu sắc sản phẩm đẹp, hài hoà
3
Ngôn ngữ thể hiện trên sản phẩm rõ ràng, dễ hiểu; sản phẩm tái chế có tính ứng dụng trong cuộc sống
4
Có chào mở đầu, giới thiệu và chào kết thúc
5
Có tương tác với người nghe bằng những câu hỏi
6
Nghiêm túc khi thực hiện nhiệm vụ
7
Thuyết trình hay, hấp dẫn, lôi cuốn, có mời nhận xét
8
Sản phẩm hoặc cách trình bày sáng tạo
9
Đảm bảo thời gian yêu cầu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_40_da.doc