Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Bài 17: Tế bào (Bản hay)

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Bài 17: Tế bào (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.

- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

-Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào.

- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật.

- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong học tập khi tìm hiểu về tế bào.

+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi về đặc điểm cấu tạo và sự phân chia của tế bào.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được của bài tế bào để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào; nêu được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào; trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào; phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật; nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh; nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống; nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.

+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở một số sinh vật,

3. Phẩm chất

- Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học.

- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.

- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.

 

docx 11 trang Hà Thu 30/05/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Bài 17: Tế bào (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày..............tháng...........năm 2021
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 6 .TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG (8 tiết)
BÀI 17. TẾ BÀO (5 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.
- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.
-Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào.
- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.
- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong học tập khi tìm hiểu về tế bào.
+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi về đặc điểm cấu tạo và sự phân chia của tế bào.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được của bài tế bào để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào; nêu được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào; trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào; phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật; nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh; nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống; nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở một số sinh vật, 
3. Phẩm chất
- Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học.
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
1
 Hoạt động khởi động
Hoạt động 1: Tìm hiểu tế bào là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu kích thước và hình dạng của tế bào
2;3
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
4;5
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự lớn lên và sinh sản của tế bào
Hoạt động luyện tập, vận dụng
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu học sinh tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi, trả lời nội dung (1); (2) của phiếu học tập KWL:
Em đã biết gì về tế bào?
(1)
Em muốn biết gì về tế bào?(2)
Em đã học được gì về tế bào sau khi học chủ đề Tế bào?(3)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV: Để trả lời được nội dung (3) thì cô cùng các em phải tìm hiểu, khám phá kiến thức mới trong bài 17. Tế bào.
GV: Mỗi viên gạch trong một ngôi nhà, mỗi căn hộ trong một tòa chung cư, mỗi khoang nhỏ trong một tổ ong đều là những đơn vị cơ sở trong một hệ thống lớn. Vậy trong cơ thể sống, đơn vị cơ sở đó là gì?
HS: Tế bào
GV: Cơ thể sống có các hoạt động sống gì?
HS: Hoạt động của cơ thể sống là:
- Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thải ra ngoài).
- Lớn lên(sinh trưởng), phát triển(hình thành các cơ quan bộ phận) và sinh sản.
- Di chuyển, cảm ứng
- Chuyển hóa năng lượng (tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể để tích lũy năng lượng và phân giải chất để giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống) 
GV: Vậy cơ sở của các hoạt động sống của cơ thể là gì?
Cô cùng các em tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Khái quát chung về tế bào
Hoạt động 1: Tìm hiểu tế bào là gì?
a) Mục tiêu: Giáo viên tổ chức cho HS nhận ra tế bào là đơn vị cấu tạo của mọi cơ thể sống.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong SGK, thảo luận nhóm cặp đôi, trả lời các câu hỏi SGK (viết câu trả lời ra giấy nháp)
1.Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu tạo nên cơ thể sinh vật là gì?
2. Nêu một số hoạt động sống của tế bào?
3. Vai trò của các hoạt động sống của tế bào đối với cơ thể?
4.Chức năng của tế bào là gì?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
-HS: 
1. Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào.
2.Các hoạt động sống của tế bào: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
3.Các hoạt động sống của tế bào giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống
4. Chức năng của tế bào: cấu tạo nên cơ thể, giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài bằng cách gọi trả lời.
- GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về tế bào có thể thực hiện các chức năng của cơ thể sống.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV tổng kết – rút ra kiến thức.
1.Tìm hiểu tế bào là gì?
-Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- Chức năng của tế bào: cấu tạo nên cơ thể, giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống
Hoạt động 2: Tìm hiểu kích thước và hình dạng của tế bào
a) Mục tiêu: Giáo viên tổ chức cho HS nhận biết hình dạng, kích thước đặc trưng của một số loại tế bào.
 b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV treo tranh hình 17.2 SGK lên bảng à GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
1.Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập à trả lời câu hỏi.
- GV treo tranh hình 17.3, yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp thông tin SGK để trả lời các câu hỏi.
2.Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3
2.Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. 
- HS trả lời được các nội dung:
1.Tế bào có kích thước đa dạng, đơn vị kích thước có thể tính bằng micromet hoặc milimet.
-Có thể quan sát tế bào bằng kính hiển vi, kính lúp, mắt thường tùy vào kích thước của tế bào.
-VD: TB vi khuẩn phải quan sát dưới kính hiển vi, tb trứng có thể quan sát bằng kính lúp và mắt thường.
2.Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa(tb hồng cầu); hình sao(tb thần kinh); hình trụ(tb biểu mô); hình sợi(tb cơ) .
3.Trong cơ thể sinh vật, tb có hình dạng và kích thước đa dạng, phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận.
-GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm ví dụ về chức năng của từng loại tb trong SGK.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
2. Tìm hiểu kích thước và hình dạng của tế bào
Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng, phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kích thước và hình dạng của tế bào
a) Mục tiêu: Giáo viên tổ chức cho HS nhận biết hình dạng, kích thước đặc trưng của một số loại tế bào.
 b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV treo tranh hình 17.2 SGK lên bảng à GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
1.Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập à trả lời câu hỏi.
- GV treo tranh hình 17.3, yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp thông tin SGK để trả lời các câu hỏi.
2.Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3
2.Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. 
- HS trả lời được các nội dung:
1.Tế bào có kích thước đa dạng, đơn vị kích thước có thể tính bằng micromet hoặc milimet.
-Có thể quan sát tế bào bằng kính hiển vi, kính lúp, mắt thường tùy vào kích thước của tế bào.
-VD: TB vi khuẩn phải quan sát dưới kính hiển vi, tb trứng có thể quan sát bằng kính lúp và mắt thường.
2.Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa(tb hồng cầu); hình sao(tb thần kinh); hình trụ(tb biểu mô); hình sợi(tb cơ) .
3.Trong cơ thể sinh vật, tb có hình dạng và kích thước đa dạng, phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận.
-GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm ví dụ về chức năng của từng loại tb trong SGK.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
2. Tìm hiểu kích thước và hình dạng của tế bào
Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng, phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
a) Mục tiêu: Giáo viên tổ chức cho HS tìm hiểu và xác định được thành phần cấu tạo tế bào.
 b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Phân tích H 1.1; H 1.2 để phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. Hoàn thành phiếu học tập số 1.
H 1.1. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
PHIẾU HỌC TẬP 1
Dấu hiệu so sánh
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Cấu trúc của nhân
Kích thước
Sinh vật nhân sơ
Sinh vật nhân thực
Vi khuẩn ăn thịt người WHITMORE 
Trùng roi
Vi khuẩn ECOLI
Nấm
Song cầu khuẩn
Mèo
Xoắn khuẩn
Hoa hồng
Cá chép
H 1.2. SV nhân sơ và SV nhân thực
GV: Phân tích H 1.3 để phân biệt tế bào thực và tế bào động vật.
. Hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Đặc điểm phân biệt
Cấu tạo từ tế bào
Thành xenlulozo ở tế bào
Thực vật 
Động vật
H 1.3. Tb động vật và tb thực vật
- GV treo tranh hình 17.4; 17.5 SGK lên bảng à GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm cặp đôi trả lời các câu hỏi câu hỏi.
GV: Quan sát hình 17.4; 17.5 và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 SGK:
1. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tb nhân thực.
3.Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?
4. Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách ghép mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B.
5.Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi à trả lời câu hỏi.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. 
- HS trả lời được các nội dung:
PHIẾU HỌC TẬP 1
Dấu hiệu so sánh
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Cấu trúc của nhân
 Không có màng nhân
Có màng nhân
Kích thước
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực
Kích thước lớn hơn.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Đặc điểm phân biệt
Cấu tạo từ tế bào
Thành xenlulozo ở tế bào
Có
Không
Có
Không
Thực vật 
x
x
Động vật
x
x
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
1. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
(1) màng tb
(2) chất tb
(3) vùng nhân (tb nhân sơ) hoặc nhân (tb nhân thực)
2. Điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tb nhân thực.
Thành phần cấu tạo
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Màng tb
 có
có
Chất tb
có
có
Màng nhân
không
có
3.Tb thực vật có lục lạp. Tb động vật không có.
4.1-b; 2-c; 3-a
5.Tb thực vật có lục lạp, lục lạp chứa chất diệp lục có sắc tố màu xanh có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng để quang hợp tổng hợp các chất cho tb. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
-GV yêu cầu HS bổ sung kiến thức: Cho biết chức năng các thành phần chính của tb?
*HS nêu được:
-Màng tb bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tb 
-Chất tb là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
- Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tb
*GV yêu cầu 1 HS đọc to phần tóm tắt kiến thức trọng tâm, cả lớp lắng nghe và về nhà học thuộc.
3. Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
-Mọi tế bào đều có cấu tạo gồm 3 thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào.
II. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào
a) Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn để HS tìm hiểu sự sinh sản của tế bào, bao gồm sự lớn lên và phân chia của tb, thông qua quan sát tranh hình, xem video và hoạt động để thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
 b) Nội dung: HS quan sát SGK, tranh hình để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV treo tranh hình 17.6a; 17.6b SGK lên bảng à GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi.
1.Quan sát hình 17.6a; 17.6b, hãy cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tb?
2. Quan sát hình 17.6a; 17.6b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tb.
3.Hãy tính số tb con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tb trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tb con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n.
4.Em bé sinh ra nặng 3kg, khi trưởng thành có thể nặng 50 kg, theo em sự thay đổi này do đâu?
5.Quan sát hình 17.8; 17.9. hãy cho biết sự phân chia của tb có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. 
- HS trả lời được các nội dung:
1.Tế bào tăng lên về kích thước các thành phần tb.
2.Nhân tb và chất tb phân chia. Ở tb thực vật hình thành vách ngăn tạo 2 tb mới không tách rời nhau. Ở tb động vật hình thành eo thắt tạo thành 2 tb mới tách rời nhau.
3. -Số tb con tạo ra ở lần phân chia thứ I: 21 tb
 - Số tb con tạo ra ở lần phân chia thứ II: 22 tb
 - Số tb con tạo ra ở lần phân chia thứ III: 23 tb
 - Số tb con tạo ra ở lần phân chia thứ n: 2n tb
4.Sự tăng lên về khối lượng và kích thước của cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tb.
5.Sự phân chia của tb là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
*GV yêu cầu 1 HS đọc to phần tóm tắt kiến thức trọng tâm, cả lớp lắng nghe và về nhà học thuộc.
4. Tìm hiểu sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào
-Tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt kích thước nhất định một số tb thực hiện phân chia tạo ra các tb con.
-Sự lớn lên và sinh sản của tb là cơ sở cho sự lớn lên của sv
-Tb vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Quan sát cấu tạo tb thực vật trong hình bên và trả lời các câu hỏi sau:
a)Thành phần nào là màng tb?
A. (1) 	B. (2)	C. (3) 	D. (4)
b)Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tb? 
A. (1) 	B. (2)	C. (3) 	D. (4)
Câu 2. Vẽ và chú thích các thành phần chính của tb nhân sơ và tế bào nhân thực.
HD: HS vẽ như nội dung đã học
Câu 3. Sự sinh sản của tb có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
HD: Là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật
Câu 4.Quan sát tranh, hoạt động nhóm hoàn thành các phiếu học tập
4.1/ Dựa vào hình Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật để hoàn thành phiếu học tập số 1
 Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật
PHIẾU HỌC TẬP 1
Thành phần cấu tạo tế bào thực vật
Chức năng
Vách tế bào
Màng sinh chất
Chất tế bào
Nhân
HD: 
 Phiếu học tập số 1
Thành phần cấu tạo tế bào thực vật
Chức năng
Vách tế bào
Làm cho tế bào có hình dạng nhất định
Màng sinh chất
Bao bọc ngoài chất tế bào
Chất tế bào
Chứa các bào quan: lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá)
Nhân
Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
4.2) Quan sát 2 chiếc lá cây. Nhận xét về màu sắc của 2 chiếc lá? Tại sao lá 1 có màu xanh?
 Lá 1 Lá 2
HD: Lá 1 có chất diệp lục có sắc tố màu xanh
Câu 5. HS quan sát tranh Sự lớn lên và phân chia của tế bào hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Vì sao tế bào lớn lên được?
Mô tả sự lớn lên của tế bào
Mô tả sự phân chia của tế bào
Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với sinh vật
HD:
 Phiếu học tập số 2
Vì sao tế bào lớn lên được?
Nhờ vào quá trình trao đổi chất
Mô tả sự lớn lên của tế bào
Tế bào non thay đổi về kích thước, khối lượng lớn dần lên thành tế bào trưởng thành
Mô tả sự phân chia của tế bào
- Tách một nhân thành 2 nhân tách xa nhau
- Phân chia chất tế bào đều sang 2 bên
- Hình thành vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con
Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với sinh vật
Giúp cho cơ thể sinh vật lớn lên và trưởng thành 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: 
-Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?
- HS trả lời: Do các tb có khả năng sinh sản để thay thế các tb đã mất.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài – Đọc và soạn trước bài mới.
- Chuẩn bị mẫu vật: Quả cà chua, củ hành
*Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_6_t.docx