Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 37: Thực hành phân loại thực vật

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 37: Thực hành phân loại thực vật

I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA BÀI HỌC

1. Mức độ/kiến thức cần đạt

- Phân loại được các mẫu vật và phân chia chúng vào các nhóm TV theo tiêu chí phân loại đã học.

2. Năng lực

- Năng lực chung :

- Tự chủ và tự học : Chủ động tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu các nhóm thực vật xung quanh.

-Giao tiếp, hợp tác: Chủ động gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung về mô tả đặc điểm đại diện các nhóm TV. Vẽ được sơ đồ khóa lưỡng phân biểu diễn được kết quả.

-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề liên quan trong tự nhiên và thực tiễn (viết báo cáo, trình bày, thảo luận về khóa lưỡng phân)

- Năng lực khoa học tự nhiên:

-Phân biệt được các nhóm thực vật trong vườn trường hoặc ở địa phương

-Sưu tầm được các mẫu vật, thực vật trong vườn trường địa phương, trong thành phố.

3. Phẩm chất

-Khách quan, trung thực có trách nhiệm trong buổi thực hành.

-Kiên trì tỉ mỉ, cận thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng, mở rộng.

- có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, cây xanh trong vườn trường và khu dân cư.

 - Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới tự nhiên.

 

docx 6 trang Hà Thu 30/05/2022 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 37: Thực hành phân loại thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
CHỦ ĐỀ 8 : ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
TIẾT - BÀI 37 : THỰC HÀNH PHÂN LOẠI THỰC VẬT (1 tiết)
I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA BÀI HỌC 
1. Mức độ/kiến thức cần đạt
- Phân loại được các mẫu vật và phân chia chúng vào các nhóm TV theo tiêu chí phân loại đã học.
2. Năng lực 
- Năng lực chung :
- Tự chủ và tự học : Chủ động tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu các nhóm thực vật xung quanh.
-Giao tiếp, hợp tác: Chủ động gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung về mô tả đặc điểm đại diện các nhóm TV. Vẽ được sơ đồ khóa lưỡng phân biểu diễn được kết quả.
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề liên quan trong tự nhiên và thực tiễn (viết báo cáo, trình bày, thảo luận về khóa lưỡng phân)
- Năng lực khoa học tự nhiên:
-Phân biệt được các nhóm thực vật trong vườn trường hoặc ở địa phương
-Sưu tầm được các mẫu vật, thực vật trong vườn trường địa phương, trong thành phố...
3. Phẩm chất
-Khách quan, trung thực có trách nhiệm trong buổi thực hành.
-Kiên trì tỉ mỉ, cận thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng, mở rộng.
- có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, cây xanh trong vườn trường và khu dân cư.
 - Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk. Bảng phụ trang 93. Tranh phóng to H 19.1; 19.2; SGK. Phiếu học tập. Máy chiếu, laptop(nếu có)
Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước bài ở nhà. Một số mẫu vật: bèo, dương xỉ, rêu, hoa hồng,. ( chuẩn bị theo nhóm)
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
Kiểm tra bài cũ:	bài tập 3. SGK / 156.	
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới
b. Nội dung: Giáo viên chiếu tranh giới thiệu bài mới
c. Sản phẩm: Lời giới thiệu của giáo viên, câu hỏi của GV và câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức hoạt động : Quan sát tranh- trả lời nhanh
GV: chiếu một số hình ảnh các cây: cây hành tây, cây lúa nước, cây bèo tây, cây rêu,..
Chúng có cùng xếp vào 1 nhóm thực vật không? Dựa vào những đặc điểm nào để xếp chúng vào các nhóm thực vật, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài ngày hnay.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Thực hành phân loại các nhóm thực vật
a. Mục tiêu: phân loại được các nhóm thực vật lấy được ví dụ minh họa
b. Nội dung: Dựa vào nội dung bài học hôm trước hoàn thành phiếu trả lời câu hỏi
Phiếu học tập: yêu cầu các Nhóm hs chuẩn bị nội dung này trước ở nhà.
Nhóm thực vật
Đặc điểm
Môi trường sống
Nhóm Rêu
Nhóm Dương xỉ
Nhóm Hạt Trần
Nhóm Hạt Kín
c. Sản phẩm: Là phiếu học tập của học sinh được hoàn thành
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv kiểm tra bài của các nhóm
Các nhóm kiểm tra lại và báo cáo cho GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu các nhóm thảo luận lại trong (2phut)
Học sinh thảo luận với nhau.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Gv : yêu cầu các nhóm treo bảng lên, và gọi 1 nhóm đại diện lên trình bày.
- GV nhận xét bài nhóm trình bày và các nhóm còn lại.
? qua phiếu học tập trên các em cho Cô biết đựa vào đâu để phân biệt các nhóm thực vật.
Vậy các nhóm thực vật được sắp xếp như thế nào? Chúng ta tìm hiểu nội dung tiếp theo.
-GV: yêu cầu HS qua nội dung bảng trên kết hợp H37.1 SGK và các mẫu vật của các nhóm tiến hành thảo luận xây dựng khóa lưỡng phân.(thời gian 7p)
- yêu cầu các nhóm mang bài lên bảng GV gọi 1 nhóm trình bày,
-gv nhận xét và chốt kiến thức.
+ đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và có thắc mắc gì hỏi nhóm lên trình bày.
+ hs lắng nghe và chốt kiến thức.
+ HS: trả lời: dựa và các đặc điểm cấu tạo cơ thể của cây và môi trường sống.
-Các nhóm HS quan sát mẫu vật, kết hợp hình và nội dung phiếu học tập xây dựng khóa lưỡng phân.
-Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả.
-Hs ghi nhớ kiến thức .
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
Học sinh nghe
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT PHẦN I:
Nhóm thực vật
Đặc điểm
Môi trường sống
Nhóm Rêu
Có thân, lá và rễ giả
Không có mạch dẫn
Sinh sản bằng bào tử
Nơi ẩm ướt: tường, thân cây mục, nền đá ẩm ven suối.
Nhóm Dương xỉ
Có rễ, thân lá đầy đủ
Có hệ mạch dẫn, không có hạt
Sinh sản bằng bào tử(các túi bào tử nằm sau mạt lá)
Môi trường cạn dưới tán cây lớn
Nhóm Hạt Trần
Có rễ, thân lá đầy đủ
Có hệ mạch dẫn
Chưa có hoa, hạt có cấu trúc tương tự hình, không được bao bọc trong quả.
Cơ quan sinh sản: nón đực nón cái.
Môi trường thích nghi vùng lạnh.
Nhóm Hạt Kín
Có rễ, thân, lá đầy đủ, đa dạng
Có hệ mạch dẫn
Hoa là cơ quan sinh sản, hạt được bảo vệ trong quả 
Số lượng loài lớn, phân bố đa dạng ở các môi trường sống khác nhau.
Giới thực vật
Sơ đồ khóa lưỡng phân.
 Mạch dẫn
 Không Có
 Hạt
 Không Có 
 Hoa
 Không Có
Hạt trần
rêu
Hạt kín
Dương xỉ
HOẠT ĐỘNG 3 : HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Ôn tập lại các kiến thức vừa được học
b. Nội dung: hệ thống câu hỏi ôn tập tự luận và trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động : Vấn đáp học sinh hoặc hoạt động nhóm
NỘI DUNG CÂU HỎI LUYỆN TẬP:
1.Xác định các cơ thể đơn bào, đa bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
HOẠT ĐỘNG 4 : HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để phân loại được thực vật
b. Nội dung: Trò chơi : ai nhanh hơn hoặc trả lời câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Ghép đươc tranh của rêu, dương xỉ, hạt trần và tranh hạt kín hoặc câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động : hoạt động nhóm hoặc hđ cá nhân
 Cách 1 : Trò chơi :Gv đưa ra các bức tranh, chia lớp thành 2 đội : 
Đội 1 : Chọn và ghép thành bức tranh nhóm rêu
Đội 2 : Chọn và ghép thành bức tranh nhóm dương xỉ
Đội 3: Chọn ghép bức tranh nhóm hạt trần
Đội 4: Chọn ghép bức tranh nhóm hạt kín
Cách 2 : trả lời câu hỏi trắc nghiệm 
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG – HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- tại sao gọi là thực vật hạt kín ? thực vật hạt kín có ưu việt gì hơn so với hạt trần
Hướng dẫn về nhà:
-Trả lời câu hỏi cuối bài. Làm bài tập SBT
- Đọc trước bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_8_d.docx