Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Thực hành quan sát sinh vật

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Thực hành quan sát sinh vật

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng giày, trùng roi, ).

- Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh.

- Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.

+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về cấu tạo cơ thể sinh vật.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo : Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được các bước làm tiêu bản hiển vi. Mô tả và vẽ được hình cơ thể đơn bào, các cơ quan cấu tạo cây xanh và cấu tạo cơ thể người.

+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng roi, trùng giày, ); Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

+Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Liên hệ, giải thích được sự hoạt động có tổ chức của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

3. Phẩm chất

- Thông qua hiểu biết về cơ thể, từ đó có ý thức bảo vệ sức khỏe, yêu thương bản thân và gia đình.

- Trung thực trong quá trình thực hành, báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.

 

docx 5 trang Hà Thu 30/05/2022 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Thực hành quan sát sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( Bài 27) BÀI 21: THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT
	(Thời gian thực hiện: 2 tiết)	
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng giày, trùng roi, ).
- Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh.
- Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.	
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.
+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về cấu tạo cơ thể sinh vật.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo : Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được các bước làm tiêu bản hiển vi. Mô tả và vẽ được hình cơ thể đơn bào, các cơ quan cấu tạo cây xanh và cấu tạo cơ thể người.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng roi, trùng giày, ); Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.
+Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Liên hệ, giải thích được sự hoạt động có tổ chức của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
3. Phẩm chất
- Thông qua hiểu biết về cơ thể, từ đó có ý thức bảo vệ sức khỏe, yêu thương bản thân và gia đình.
- Trung thực trong quá trình thực hành, báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với giáo viên
- Kính hiển vi, lam kính, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán, lọ thủy tinh.
- Mô hình tháo lắp cơ thể người hoặc tranh ảnh về cấu tạo cơ thể người.
- SGK, giáo án.
2. Đối với học sinh
- Mẫu vật: mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày hoặc mẫu nuôi cấy.
- Bộ ảnh thực vật: cây cà rốt, cây khoai lang, cây cà chua, cây khoai tây, cây hành, cây xương rồng (khuyến khích học sinh mang mẫu vật thật thay cho tranh ảnh).
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với bài thực hành.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện
- GV trình bày vấn đề: “Sinh vật rất đa dạng, phong phú, nhiều loài, phần lớn chúng là đơn bào, kích thước rất nhỏ nên không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà chúng ta chỉ có thể quan sát chúng dưới kính hiển vi. Sau đây, chúng ta cùng đến với bài 21: Thực hành quan sát sinh vật.
B. Hình hành kiến thức mới
Tiết 1
Hoạt động 1: Quan sát cơ thể đa bào
a. Mục tiêu: Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào.
b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện.
c. Sản phẩm: Kết quả quan sát của học sinh.	
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
GV định hướng để HS quan sát và tìm sinh vật trong môi trường theo các bước gợi ý trong SGK. Sau đó, GV cho HS vẽ phác thảo sinh vật tìm thấy vào vở và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
Trong các bước làm tiêu bản tại sao phải có bước đặt sợi bông lên lam kính?
- Nhận nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu và tiến hành quan sát sinh vật theo nhóm. 
+ Sau khi quan sát xong, phác thảo sinh vật tìm được vào vở.
+ GV hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ quan sát sinh vật trong môi trường và hoàn thành bản vẽ phác thảo.
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày các bước tiến hành quan sát.
+ Mời nhóm khác nhận xét.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
+ Gọi HS trả lời câu hỏi .
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét.
- HS trả lời: Khi quan sát cơ thể đơn bào trong giọt nước ao, hồ đặt vài sợi bông lên lam kính để nhốt sinh vật, hạn chế sự di chuyển của sinh vật, giúp dễ quan sát.
- Tổng kết
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về các bước tiến hành quan sát cơ thể đơn bào.
→ Bước 1: Đặt vài sợi bông lên lam kính 
+ Bước 2: Dùng pipet hút nước trong lọ chứa mẫu vật và nhỏ một giọt lên lam tính đã có sẵn sợi bông.
+ Bước 3: Đậy lamen lên lam kính có chứa vật mẫu, dùng giấy thấm nước thừa (nước tràn ra ngoài lamen)
+ Bước 4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ cơ thể đơn bào quan sát được.
- Kết luận về các bước tiến hành.
- Ghi kết luận vào vở .
	Hoạt động 2: Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh
a. Mục tiêu: Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh.
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh quan sát, thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm: Kết quả quan sát của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5-6 bạn.
+ Sau khi chia nhóm xong, GV yêu cầu HS mang mẫu vật đã chuẩn bị lên bàn và tiến hành quan sát và xác định các thành phần cấu tạo cây xanh ở mẫu vật.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời HS đứng tại chỗ trình bày kết quả nhóm quan sát được.
- Mời nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của các nhóm.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Mỗi mẫu vật nêu được các cơ quan, hệ cơ quan phù hợp được 1 điểm cộng.
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về các cơ quan và hệ cơ quan ở cây xanh.
- Kết luận về các cơ quan và hệ cơ quan ở cây xanh.
- Ghi kết luận vào vở
Tiết 2
Hoạt động 3: Quan sát mô hình hoặc tranh ảnh cấu tạo người
a. Mục tiêu: Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.
b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh quan sát, thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm: Kết quả quan sát của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người và xác định vị trí cấu tạo của một số cơ quan hệ cơ quan trong cơ thể người.
+ Chia lớp thành các nhóm yêu cầu học sinh tự xác định vị trí cơ quan trong cơ thể người và trả lời các câu hỏi sau:
Quan sát mô hình, em hãy cho biết cấu tạo của cơ thể người gồm bao nhiêu phần? Gọi tên và xác định vị trí của các phần báo trên mô hình?
Trên mô hình, em hãy chỉ ra một vài cơ quan hệ cơ quan của người?
Khi tháo lắp các bộ phận của mô hình người, để thuận tiện cho việc lắp mô hình về hình dạng ban đầu em cần chú ý đặt bộ phận đó như thế nào? 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Báo cáo kết quả: 
+ Gọi 1 vài HS lên chỉ vào mô hình.
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét, đánh giá HS.
- Lên chỉ mô hình xác định các bộ phận trên cơ thể người.
- Trả lời các câu hỏi.
- Tổng kết: 
+ Đánh giá được hoạt động của HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Khen ngợi học sinh
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 4-5: Luyện tập - Vận dụng
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài báo cáo thực hành.
b. Nội dung: HS hoàn thành bài báo theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Bài báo cáo kết quả quan sát sinh vật.
d. Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
Nhóm: . Lớp: .
1. Mục tiêu
2. Nội dung
3. Kết quả
1. Vẽ và chú thích một cơ thể đơn bào 
Quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao hồ môi trường nuôi cấy và tranh ảnh về sinh vật đơn bào
(học sinh vẽ hình sinh vật đơn bào)
 Mô tả hình dạng ngoài màu sắc của sinh vật đơn bào:
2. Nêu được các cơ quan cấu tạo cây xanh trên mẫu đã quan sát 
Quan sát cây xanh qua ảnh hoặc qua mẫu vật thật và kể tên một số cơ quan hệ cơ quan
Nêu tên một số cơ quan hệ cơ quan ở cây xanh: ..
3. Kể tên một số cơ quan hệ cơ quan ở người
Quan sát hình hoặc mô hình cấu tạo của cơ thể người và kể tên một số cơ quan hệ cơ quan
Kể tên một số cơ quan hệ cơ quan trong cơ thể người: 
4. Mô tả được những mẫu vật tranh ảnh thực vật đã quan sát những bức tranh ảnh nào có rễ thân lá biến dạng
- Quan sát mẫu vật tranh ảnh thực vật đã chuẩn bị
Xác định được những mẫu vật tranh ảnh thực vật đã quan sát có rễ thân lá biến dạng: ..
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Có
Không
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Chuẩn bị mẫu vật đạt yêu cầu của bài
Thực hiện các thao tác quan sát cơ thể đơn bào trên kính hiển vị thành thạo
Ghi chép quá trình quan sát đầy đủ
Rút ra kết luận chính xác

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_thuc_hanh.docx