Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 48: Ôn tập chương 8

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 48: Ôn tập chương 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- HS hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng sinh học, vai trò của đa dạng sinh học, sự suy giảm đa dạng và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

- Vận dụng kiến thức đa dạng sinh học vào thực tiễn cuộc sống.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề;

+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm trong bài ôn tập chủ đề;

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất, phân tích, thiết kế sơ đồ tư duy về sự đa dạng các nhóm sinh vật; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đánh giá chủ đề ôn.

 - Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng thế giới sống và vai trò của mỗi nhóm sinh vật trong thực tiễn;

+ Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được lợi ích và tác hại của các nhóm sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn;

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết ứng dụng những lợi ích của các nhóm sinh vật và hạn chế các tác hại do sinh vật gây ra đối với con người, tự nhiên.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học;

- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;

- Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới sinh vật ngoài thiên nhiên;

- Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuỵên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới sinh vật.

 

docx 9 trang Hà Thu 2580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 48: Ôn tập chương 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 48: ÔN TẬP CHƯƠNG 8
(Thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng sinh học, vai trò của đa dạng sinh học, sự suy giảm đa dạng và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
- Vận dụng kiến thức đa dạng sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề;
+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm trong bài ôn tập chủ đề;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất, phân tích, thiết kế sơ đồ tư duy về sự đa dạng các nhóm sinh vật; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đánh giá chủ đề ôn.
 - Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng thế giới sống và vai trò của mỗi nhóm sinh vật trong thực tiễn;
+ Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được lợi ích và tác hại của các nhóm sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết ứng dụng những lợi ích của các nhóm sinh vật và hạn chế các tác hại do sinh vật gây ra đối với con người, tự nhiên.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học;
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
- Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới sinh vật ngoài thiên nhiên;
- Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuỵên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới sinh vật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Hình ảnh giới thiệu các nhóm sinh vật.
- Máy chiếu, laptop.
- Giấy A4, bút màu.
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
- Phiếu học tập. PHT 1: Tìm hiểu đa dạng sinh học
Nhóm: 
Đa dạng sinh học
Nội dung
Khái niệm
Vai trò
Nguyên nhân suy giảm
Hậu quả
Biện pháp bảo vệ
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Đuổi hình – bắt chữ”
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh nhận diện được sự đa dạng của thế giới sống.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem hình ảnh về các giới sinh vật, Hs xem hình ảnh và đoán xem các hình ảnh đó đang nói đến giới sinh vật nào.
c. Sản phẩm: HS đoán đúng các giới sinh vật.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát hình ảnh đoán chủ đề được nhắc đến? Các nhóm ghi kết quả vào bảng con, nhóm nào trả lời đúng nhanh nhất được 20 điểm, các nhóm còn lại 10 điểm. Thời gian trả lời 1 phút.
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình ảnh để đưa ra tên giới sinh vật được nói đến? 
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi đã mở hết các hình ảnh chủ đề.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Lần lượt chiếu hình ảnh để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, ghi kết quả lên bảng con.
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Đây chính là 5 giới sinh vật các em đã được tìm hiểu, qua các giới sinh vật này các em cũng đã thấy được sự đa dạng của thế giới sống, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiết ôn tập để giúp các em nắm rõ hơn về đa dạng sinh học cũng như vận dụng tốt hơn vào thực tiễn cuộc sống.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: HS hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng sinh học, vai trò của đa dạng sinh học, sự suy giảm đa dạng và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: Sơ đồ, phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ 1: Hệ thống kiến thức về đa dạng thế giới sống. Các nhóm tái hiện lại kiến thức đã học, nêu đặc điểm cơ bản của các giới sinh vật ( Đặc điểm, đại diện, bệnh cho SV đó gây ra)
Nhóm 1: Virus Nhóm 2: Vi khuẩn
Nhóm 3: Nguyên sinh vật Nhóm 4: Nấm
Nhóm 5: Thực vật Nhóm 6: Động vật
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm thảo luận và hoàn thành kiến thức theo sơ đồ vào giấy A4. Sau khi thảo luận xong, các nhóm lần lượt trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm. ( Tối đa 20 điểm).
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ.
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
GV giúp học sinh hoàn thiện sơ đồ kiến thức về sự đa dạng của thế giới sống
- HS hoàn thiện sơ đồ vào vở.
Sơ đồ:
Bệnh dại, sốt xuất huyết, tay chân miệng..
HIV, virus dại, virus khảm thuốc lá
Virus chưa có cấu tạo tế bào, có lớp vỏ protein và vật chất di truyền
Đặc điểm
Virus
Đại diện
Bệnh do virus gây ra
Nhiễm trùng, dịch tả, lao phổi .
Vi khuẩn lao, vi khuẩn E.coli
Đã có cấu tạo tế bào, nhân sơ
Đặc điểm
Vi khuẩn
Đại diện
Bệnh do vi khuẩn gây ra
Đa dạng thế giới sống
Bệnh sốt rét, kiết lị, ngủ li bì..
Trùng roi, trùng giày, tảo lục. tảo silic..
Kích thước hiển vi, đa số đơn bào, số ít đa bào
Đặc điểm
Nguyên sinh vật
Đại diện
Bệnh do nguyên sinh vật gây ra
 Ở người: nấm lưỡi, lang ben, hắc lào..
Ở động vật: nấm da chó, nấm mốc trên cá..
Ở thực vật: Nấm mốc ngô, nấm phấn trắng trên đậu
Nấm men, nấm mốc nấm rơm .
Tế bào nhân thực, có thành tế bào, không có lục lạp
Đặc điểm
Nấm
Đại diện
Bệnh do nấm gây ra
Cung cấp thức ăn, nơi ở cho các sinh vật khác, điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ môi trường, cung cấp lương thực thực phẩm, dược liệu, làm cảnh, lấy gỗ.
Tác hại: một số chất gây nghiện, gây độc có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rêu, dưỡng xỉ, hạt trần, hạt kín.
Cơ thể đa bào, có diệp lục, sống tự dưỡng, phản ứng chậm với kích thích.
Đặc điểm
Thực vật
Đại diện
Vai trò
Đa dạng thế giới sống
Giun sán ký sinh gây bệnh cho người, động vật, thực vật, một số động vật là trung gian truyền bệnh, phá hủy các công trình xây dựng, nhiều loài dộng vật phá hoại cây trồng ảnh hưởng đến kinh tế địa phương
Động vật không xương, động vật có xương.
Cơ thể đa bào, phân hóa thành mô cơ quan, cơ thể. Có khả năng di chuyển, sống dị dưỡng, phản ứng và thích ứng nhanh với môi trường.
Đặc điểm
Động vật
Đại diện
Bệnh do ĐV gây ra
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ 2: Hệ thống kiến thức về đa dạng sinh học. Các nhóm tiếp tục thảo luận nhóm chủ đề đa dạng sinh học theo gợi ý của GV, mỗi nhóm cử một thư ký ghi lại kết quả thảo luận vào PHT 1.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các nhóm thảo luận ghi ngắn gọn kết quả thảo luận hoàn thành PHT1
+ Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức về đa dạng sinh học bằng sơ đồ.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm, mỗi ý đúng được 2 điểm.
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn.
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh hệ thống kiến thức về đa dạng sinh học bằng sơ đồ.
- HS hệ thống kiến thức bằng sơ đồ vào vở
Trong tự nhiên
Đa dạng về môi trường sống
Đa dang về loài
Khái niệm
Đa dạng sinh học
Vai trò
Sự suy giảm
Sơ đồ
Đa dang về số lượng cá thể trong loài
Tạo cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường
Cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu, dược liệu, làm cảnh. Tạo nên giá trị bảo tồn, nghiên cứu, du lịch
Trong thực tiễn
Chặt phá rừng khai thá gỗ
Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, thực vật quý hiếm
Nguyên nhân
Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
Diện tích rừng bị thu hẹp, làm mất tính đa dạng của thực vật và nơi sống của các sinh vật
Hậu quả
Làm cạn kiệt ngu
ồn tài nguyên SV
Ảnh hưởng đến sự sống của các loài động thực vật
Ngăn chặn nạ chặt phá rừng
Cấm buôn bán sử dụng động vật hoang dã, thực vật quý hiếm
Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên
Biện pháp bảo vệ
Bảo vệ môi trường
Hoạt động 3: Làm bài tập vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về đa dạng sinh học làm bài tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ (2 bạn 1 nhóm) hoàn thành bài tập vận dụng.
c. Sản phẩm: Bài tập
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm nhỏ tái hiện kiến thức đã học làm một số bài tập:
Câu 1: Sử dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng sau:
Giới SV
Đại diện
Cấu tạo
Kiểu dinh dưỡng
Khỏi sinh
Nguyên sinh
Nấm
Thực vật
Động vật
Câu 2: Hoàn thành bảng sau bằng cách điền chức năng tương ứng với các thành phần cấu tạo của virus:
Thành phần cấu tạo
Chức năng
Vỏ prôtêin
Phần lỏi
Vỏ ngoài
Câu 3: Trả lời các câu hỏi sau:
a. Vi sinh vật gồm những nhóm nào?
b. Nêu vai trò của vi sinh vật đối với con người?
c. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa vi sinh vật với các nhóm sinh vật khác như thực vật và động vật?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập vào giấy A4. Sau khi thảo luận xong, các nhóm xung phong trình bày lên bảng 
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm trình bày kết quả thảo luận lên bảng
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
GV giúp học sinh hoàn thiện các bài tập:
- HS hoàn thiện bài tập vào vở.
Câu 1: Sử dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng sau:
Giới SV
Đại diện
Cấu tạo
Kiểu dinh dưỡng
Khởi sinh
Vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lam
Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân sơ
Tự dưỡng hoặc dị dưỡng
Nguyên sinh
Trùng roi, trùng đế giày, tảo lam
Cơ thể có cấu tạo đơn bào, nhân thực
Tự dưỡng hoặc dị dưỡng
Nấm
Nấm men, nấm mốc
Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đơn hoặc đa bào
Dị dưỡng
Thực vật
Rêu, thông, chanh
Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đa bào
Tự dưỡng
Động vật
Giun, ốc, cá, ếch
Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đa bào
Dị dưỡng
Câu 2: Chức năng tương ứng với các thành phần cấu tạo của virus:
Thành phần cấu tạo của virus
Chức năng
Vỏ prôtêin
Bảo vệ phần lõi
Phần lỏi
Chứa vật chất di truyền
Vỏ ngoài
Bảo vệ, giúp virus bám lên bề mặt tế bào vật chủ.
Câu 3: 
a. Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn và nguyên sinh vật
b. Vai trò của vi sinh vật:
- Vi sinh vật tham gia vào chu trình sinh địa hóa phân hủy xác sinh vật làm sạch môi trường.
- Một số nhóm vi sinh vật được sử dụng trong quá trình sản xuất lên men
c. Xác sinh vật ( động vật, thực vật) -> vi sinh vật phân hủy ->mùn bã giàu chất dinh dưỡng -> dinh dưỡng cho thực vật -> làm thức ăn cho động vật.
Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.
b. Nội dung: HS làm poster tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ đa dạng sinh học
c. Sản phẩm: Bảng poster
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ HS làm việc theo nhóm (6 nhóm) vẽ poster tuyên truyền mọi người dân cùng tham gia bảo vệ đa dạng sinh học. Nhóm nào vẽ đúng chủ đề, đẹp sẽ được thưởng điểm. ( Tối đa 20 điểm)
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ HS vẽ lên giấy A4
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Làm poster
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm treo poster lên bảng thuyết trình. GV đánh giá cho điểm.
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết: 
+ Tổng kết điểm các nhóm đã đạt được trong buổi học, tuyên dương nhóm đạt điểm cao nhất và tặng phần thưởng khích lệ học sinh.
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời các câu hỏi về hệ thống tưới nước tự động trong sách giáo khoa
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào giấy A4, tiết sau nộp lại cho GV
+ Câu hỏi: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây nhiễm từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn , nấm hoặc nguyên sinh vật. Các bệnh tuyền nhiễm thường lây lan nhanh và có thể bùng phát thành dịch. Em hãy khảo sát thực trạng bệnh truyền nhiễm ở địa phương em, lập bảng thống kê tên, tác nhân gây bệnh, biểu hiện và biện pháp phòng tránh bệnh đó? 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập về nhà
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Hệ thống được kiến thức của chủ đề
Hoàn thành bài tập vận dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_tiet_48_on.docx