Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên (Bản hay)

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên

- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

- Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự nhiên.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN:

+ Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

+ Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự nhiên.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

 

docx 9 trang Hà Thu 2640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
- Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự nhiên.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực KHTN:
+ Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. 
+ Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự nhiên.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Tranh ảnh cho bài dạy, giáo án, máy chiếu (nếu có), bảng phụ.
2 - HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh GV yêu cầu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
+ Gắn kết kiến thức, kĩ năng khoa học mà các em được học từ cấp tiểu học và từ cuộc sống với chủ đề bài học mới.
+ Kích thích cho HS suy nghĩ thông qua việc thể hiện bằng cách nêu một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật của thế giới tự nhiên.
b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình bày vấn đề, trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV nêu vấn đề: Nhận thức thế giới tự nhiên xung quanh luôn luôn là khát vọng, là nhu cầu của con người từ cổ xưa cho đến ngày nay. Những hiểu biết về thế giới tự nhiên sẽ giúp cho con người phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời đời sống về cả vật chất và tinh thần.
Thế giới tự nhiên xung quanh ta thật phong phú và da dạng, bao gồm các hiện tượng thiên nhiên, động vật, thực vật... và cả con người.
- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật trong thế giới tự nhiên?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi sau 3 phút suy nghĩ.
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thế nào là khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận.
c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm KHTN.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và thảo luận, trả lời câu hỏi: Thế nào là khoa học tự nhiên?
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát hình 1.1 sgk và nhận xét những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- GV yêu cầu HS: Hãy tìm thêm ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên khoa học tự nhiên và hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và tìm ra câu trả lời.
- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình HS thảo luận và làm việc nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- HS đánh giá nhóm bạn và tự đánh giá cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
I. Thế nào là khoa học tự nhiên
- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
- Hoạt động nghiên cứu hình 1.1:
a. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi
b. Tìm hiểu vũ trụ
g. Lai tạo giống cây trồng mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
a) Mục tiêu: Trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận.
c) Sản phẩm: HS trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát hình 1.2 sgk và trả lời câu hỏi: “KHTN có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và tìm ra câu trả lời. GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- HS đánh giá nhóm bạn và tự đánh giá cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
II. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
+ Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
+ Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
+ Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
+ Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận.
c) Sản phẩm: HS đưa ra kết luận. Mức độ tham gia hoạt động của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát hình 1.3 sgk và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên?
- GV chia lớp thành các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Hãy lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, theo gợi ý trong bảng 1.2:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và hỗ trợ HS (khi cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận.
- GV gọi HS đánh giá kết quả của nhóm bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá kết luận.
III. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
- Đối tượng nghiên cứu: Sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến con người.
- Các lĩnh vực KHTN:
+ Sinh hoạc nghiên cứu về sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
+ Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất.
+ Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự biến đổi của chúng trong tự nhiên.
+ Hóa học nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vật sống và vật không sống
a) Mục tiêu: Phân biệt được vật sống và vật không sống trong khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: GV cho HS quan sát các hình 1.4, 1.5 sgk thảo luận, thực hiện yêu cầu.
c) Sản phẩm: HS đưa ra những đặc trưng để nhận biết vật sống trong tự nhiên.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: GV cho HS quan sát hình 1.4 và yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Nêu tên những vật sống, vật không sống trong hình trên?
Nhiệm vụ 2: 
- GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ về vật sống và vật không sống.
- GV cho HS quan sát hình 1.5, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những đặc điểm giúp em nhận biết vật sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và hỗ trợ HS (khi cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận
- GV gọi HS đánh giá kết quả thảo luận của các bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cần ghi nhớ.
IV. Vật sống và vật không sống
Quan sát hình 1.4 ta thấy:
+ Vật sống: con cá, con chim, mầm cây, con sứa
+ Vật không sống: xe đạp, cái cốc, đôi giày.
=> Vật sống mang những đặc điểm của sự sống, vật không sống không mang những đặc điểm của vật sống.
- Đặc điểm của vật sống:
+ Thu nhận chất dinh dưỡng cần thiết từ môi trường.
+ Thải bỏ chất thải (khí oxi, phân )
+ Biết vận động
+ Lớn lên và tăng trưởng
+ Có khả năng sinh sản
+ Cảm ứng
+ Chết đi
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức mới vừa học.
b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, trảo đổi, thảo luận đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV đưa ra phiếu học tập, yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận, đưa ra câu trả lời
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Lập bảng sự khác biệt giữa vật sống và vật không sống thao bảng mẫu:
Vật sống
Vật không sống
Sinh vật mang những đặc điểm của sự sống.
Vật không mang những đặc điểm của sự sống.
.....
......
Câu 2: Hãy ghi vào bảng ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực Khoa học tự nhiên?
Đối tượng nghiên cứu
Vật lí
Hóa học
Sinh học
Thiên văn học
Khoa học trái đất
Năng lượng điện
Tế bào
Mặt trăng
Trái Đất
Con người
Âm thanh
Kim loại
Sao chổi
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
- GV thu phiếu học tập từ các nhóm, gọi 1 số nhóm báo cáo kết quả thực hiện, đại diện nhóm đứng dậy trình bày:
Câu 1: 
Vật sống
Vật không sống
Sinh vật mang những đặc điểm của sự sống.
Vật không mang những đặc điểm của sự sống.
Các sinh vật có khả năng sinh sản
Vật không có khả năng sinh sản
Để sinh tồn, các sinh vật phụ thuộc vào nước, không khí và thức ăn
Không cần yêu cầu như vậy
Nhạy cảm và phản ứng nhanh với các kích thích
Không nhạy cảm và không phản ứng
Cơ thể trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển
Không sin trưởng và phát triển
Sống đến tuổi thọ nhất định sẽ bị chết
Không có khái niệm tuổi thọ
Có thể di chuyển
Không thể tự di chuyển
Câu 2: Các đối tượng nghiên cứu thuộc các lĩnh vực:
+ Năng lượng điện, âm thanh: Vật lí
+ Kim loại: Hóa học
+ Tế bào, con người: Sinh học
+ Mặt trăng, sao chổi: Thiên văn học
+ Trái đất: Khoa học trái đất.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, biết áp dụng vào cuộc sống.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời nhanh.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi: Sau khi học xong bài học, vậy theo các em, chiếc xe máy nhận xăng, thải khói và chuyển động. Vậy xe máy có phải là vật sống không?
- HS suy nghĩ, xung phong trả lời câu hỏi: Chiếc xe máy không phải là vật sống vì xe máy không có những đặc điểm sau: sinh sản, cảm ứng và lớn lên và chết.
- GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_song.docx