Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính - Năm học 2020-2021

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây (chuẩn)

- Gthích được vì sao nói nhụy và nhị là bộ phận sinh sản chính của hoa.

- Xác định được các bộ phận chính của hoa.

- Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm.

- Kể tên các loại hoa và các kiểu xếp hoa trên cây.

- Xác định được các loại hoa mà hs gặp trong thực tế.

- Phát biểu được khái niệm thụ phấn

- Kể được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.

- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm ở hoa thụ phấn nhờ gió. So sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Hiểu được hiện tượng giao phấn.

- Biết được vai trò của con người trong quá trình thụ phấn của hoa góp phần nâng cao năng suất.

- Trình bày được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả. Sự biến đổi các thành phần của noãn sau thụ tinh thành hạt .Sự biến đổi bầu nhụy thành quả(chuẩn)

- Phân biệt được kh.niệm thụ phấn với thụ tinh; mối quan hệ giữa chúng.

- Xác định những bộ phận trên hoa sẽ tạo thành quả, hạt.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, vẽ hình.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát mẫu vật và tranh ảnh.

- Tổng hợp kiến thức

- Thảo luận nhóm, quan sát.

3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài hoa, trồng và chăm sóc cây xanh.

 

docx 20 trang tuelam477 3210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15, 16 và 17 	Ngày soạn: 09/12/2020
CHỦ ĐỀ: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Số tiết: 5
Từ tiết: 28 – 32
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
- Cấu tạo và chức năng của hoa
- Các loại hoa
- Thụ phấn
- Thụ tinh kết quả và tạo hạt
II. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Biết được bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây (chuẩn)
- Gthích được vì sao nói nhụy và nhị là bộ phận sinh sản chính của hoa. 
- Xác định được các bộ phận chính của hoa. 
- Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm.
- Kể tên các loại hoa và các kiểu xếp hoa trên cây. 
- Xác định được các loại hoa mà hs gặp trong thực tế. 
- Phát biểu được khái niệm thụ phấn
- Kể được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm ở hoa thụ phấn nhờ gió. So sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Hiểu được hiện tượng giao phấn.
- Biết được vai trò của con người trong quá trình thụ phấn của hoa góp phần nâng cao năng suất.
- Trình bày được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả. Sự biến đổi các thành phần của noãn sau thụ tinh thành hạt .Sự biến đổi bầu nhụy thành quả(chuẩn)
- Phân biệt được kh.niệm thụ phấn với thụ tinh; mối quan hệ giữa chúng. 
- Xác định những bộ phận trên hoa sẽ tạo thành quả, hạt. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, vẽ hình. 
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát mẫu vật và tranh ảnh.
- Tổng hợp kiến thức
- Thảo luận nhóm, quan sát.
3. Thái độ : 
- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài hoa, trồng và chăm sóc cây xanh. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
	- Năng lực quan sát hình ảnh
	- Năng lực tư duy.
	- Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, giao tiếp, tự học.
III. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
A. Cấu tạo và chức năng của hoa (1 tiết)
Biết được các bộ phận của hoa
Chức năng của các bộ phận của hoa
Giải thích vì sao nhị và nhụy là cơ bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Liên hệ thực tế một số loại cây có hoa và xác định chức năng các bộ phận
B. Các loại hoa (1 tiết)
Biết được các loại hoa và cách xếp hoa trên cây.
Phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Giải thích ý nghĩa sinh học của việc hoa mọc thành cụm
C. Thụ phấn (2 tiết)
Biết được khái niệm thụ phấn
Đặc điểm hoa giao phấn nhờ côn trùng và nhờ gió
Phân biệt được đặc điểm của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
Ứng dụng kiến thức về thụ phấn vào sản xuất.
D. Thụ tinh, kết quả và tạo hạt
(1 tiết)
Biết được khái niệm thụ tinh.
Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
Biết được bộ phận nào của hoa biến đổi thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
Hiện tượng nãy mầm của hạt phấn.
Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, tìm mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
Giải thích thực tế.
IV. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP KTĐG NĂNG LỰC HỌC SINH:
1. Mức độ nhận biết
- Tìm từng bộ phận của hoa, gọi tên của chúng. 
- Nhị hoa gồm những phần nào? Hạt phấn nằm ở đâu?
Nhụy gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu? 
Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia hoa thành mấy nhóm?
Dựa vào cách xếp hoa trên cây người ta chia hoa thành mấy nhóm ?
- Vậy hạt phấn có thể tiếp xúc với nhụy hoa bằng những cách nào? 
- Thế nào là hoa tự thụ phấn?
- Thế nào là hoa giao phấn?
- Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?
- Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái?
- Hãy mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
- Sự thụ tinh xảy ra tại bộ phận nào của hoa?
- Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
- Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt?
- Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?
2. Mức độ thông hiểu
- Vẽ sơ đồ cấu tạo của hoa
- Nêu chức năng các bộ phận của hoa?
 - Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu ? 
 - Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhụy, chúng có chức năng gì ? 
- Cho Vd 1 vài hoa lưỡng tính và hoa đơn tính ở địa phương em.
- Lấy thêm một số vd về hoa mọc đơn độc và mọc thành cụm ở địa phương.
- Hoa tự thụ phấn có những đặc điểm nào?
- Hoa giao phấn có những đặc điểm nào?
- Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
- Vị trí đó có t/d gì trong thụ phấn nhờ gió?
- Những đặc điểm đó có lợi gì cho việc thụ phấn nhờ gió?
- So sánh thụ phấn nhờ gió và TP nhờ sâu bọ?
- Vậy hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm nào?
- Con người chủ động thụ phấn cho hoa khi nào?
- Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?
- Con người thụ phấn cho hoa bằng những cách nào?
- Sự thụ tinh là gì?
- Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
- Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
3. Mức độ vận dụng
	- Những hoa nhỏ thương mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?
	- Hiện tượng giao phấn của hoa thực hiện nhờ những yếu tố nào?
	- Những hoa nở vào ban đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ?
	- Nhị hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác? 
	- Nhụy hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy?
	- Ở địa phương em, bố mẹ hoặc những người xung quanh giúp hoa thụ phấn bằng những cách nào?
	- Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên bộ phận đó?
V. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên:
	- Tranh vẽ hoặc mô hình cấu tạo của hoa. 
	- Vật mẫu: các loại hoa: dâm bụt, hoa bưởi, bầu, mướp, dưa, . 
	- Kính lúp.
	- Tranh vẽ phóng to “Hoa một số loại cây” trang 96 sgk. 
	- Bảng phụ.
	- Tranh ảnh liên quan tới bài học.
	- Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
	- Tranh phóng to hình 31.1.
	- Mẫu vật: một số loại quả còn lá đài, vòi nhụy,....
2. Học sinh: 
	- Soạn bài mới.
	- Mẫu vật: hoa bưởi, dâm bụt, bầu, bí, 
VI. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức lớp: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ : 
Tiết 1
	- Thế nào là giâm cành, chiết cành? Kể 1 số cây trồng bằng cách giâm cành, chiết cành?
	- Thế nào là ghép cây ? Gồm mấy bước? Cho vd.
Tiết 2
	- Nêu các bộ phận của hoa, vai trò của hoa đối với cây 
	- Nêu chức năng các bộ phận của hoa. 
Tiết 3 
	- Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành mấy nhóm? Thế nào là hoa lưỡng tính? Thế nào là hoa đơn tính?
	- Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành mấy nhóm? Cho ví dụ. 
Tiết 4: 
	- Thế nào là hiện tượng thụ phấn? Tự thụ phấn? Hiện tượng tự thụ phấn thường gặp ở loại hoa nào?
	- Thế nào là hoa giao phấn? Hiện tượng giao phấn thường gặp ở loại hoa nào? 
Tiết 5:
	- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
	- Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? 
3. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
- Phương thức: Hoạt động nhóm, cá nhân.
Tiết 1: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Cho hs quan sát môt số loại hoa, hoa thuộc nhóm cơ quan nào của cây? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ.
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
Hoa thuộc cơ quan sinh sản của cây
Bước 4: HS báo cáo sản phẩm: HS trả lời
Bước 5: GV đánh giá sản phẩm của HS:Gv nhận xét,vào bài. 
Vậy để biết hoa có cấu tạo như thế nào để thực hiện được chức năng sinh sản? Thầy trò chúng ta cùng nghiên cứu về cấu tạo và chức năng của hoa.
Tiết 2
	Bước 1: Giao nhiệm vụ: Hoa rất đa dạng, có nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có những biện pháp để phân biệt các loại hoa với nhau, dựa vào đâu? 
	Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ.
	Bước 3: Dự kiến sản phẩm
- Căn cứ vào bộ phận sinh sản của hoa, số lượng hay đặc điểm của cánh hoa, cách xếp hoa trên cây,...
	Bước 4: HS báo cáo sản phẩm:HStrả lời
	Bước 5: GV đánh giá sản phẩm của HS:Gv nhận xét,vào bài. 
Còn chúng ta hãy chọn cách phân chia hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa và cách xếp hoa trên cây.
Tiết 3, 4:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Cây có sinh sản không? Đối với thực vật có hoa chúng sinh sản chủ yếu bằng gì? Cây sinh sản nhằm mục đích gì?
	Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ.
	Bước 3: Dự kiến sản phẩm
	- Cây có sinh sản. Thực vật có hoa sinh sản chủ yếu bằng hoa. Để duy trì nồi giống.
	Bước 4: HS báo cáo sản phẩm: HS trả lời
	Bước 5: GV đánh giá sản phẩm của HS: Gv nhận xét,vào bài. 
	Vậy quá trình sinh sản của hoa sẽ bắt đầu bằng hiện tượng gì? Có những cách thụ phấn nào? Bài học này sẽ giúp các em trả lời được các câu hỏi đó.
Tiết 5: 
	Bước 1: Giao nhiệm vụ: Sau khi thụ phấn, tiếp theo sẽ là có hiện tượng gì sẽ xảy ra ở hoa để tạo thành quả và hạt?
	Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ.
	Bước 3: Dự kiến sản phẩm
- Thụ tinh
	Bước 4: HS báo cáo sản phẩm:HStrả lời
	Bước 5: GV đánh giá sản phẩm của HS:Gv nhận xét,vào bài. 
Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để hình thành quả và hạt. Vậy thụ tinh là gì? hiện tượng thụ tinh xảy ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu vấn đề trên.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1:Tìm hiểu phân biệt các bộ phận của hoa.
	Mục tiêu: Phân biệt đặc điểm cấu tạo các bộ phận của hoa. 
	Phương thức: Hoạt động nhóm, hỏi đáp.
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bước1:Giao nhiệm vụ:
Treo tranh vẽ phóng to
Y.c các nhóm kết hợp quan sát tranh vẽ cùng với hoa thật các nhóm đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi :
-Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:thảo luận nhóm 
Tìm từng bộ phận của hoa, gọi tên của chúng. 
 Phát: kính lúp, dao nhọn. 
Hướng dẫn các nhóm thực hiện tách bao phấn để quan sát. 
? Nhị hoa gồm những phần nào? Hạt phấn nằm ở đâu?
Nhụy gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu?
B3: Dự kiến sản phẩm
Hoa gồm: 
Cuống và đế hoa, 
Đài hoa, tràng hoa, 
Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn
Nhụy gồm: đầu, vòi và bầu nhụy. Trong bầu nhụy có noãn.
B4: Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo. 
 Bước 5 :GV đánh giá sản phẩm của HS. 
Tóm tắt trên mô hình. 
Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ cấu tạo hoa. 
 Quan sát tranh vẽ, mẫu vật.
 Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn quan sát các bộ phận, thảo luận nhóm, 
- Đại diện pbiểu trên tranh hoặc mẫu vật.
 Nhóm khác bs. 
Quan sát tìm hiểu cấu tạo hoa trên mô hình theo hướng dẫn của gv. 
Vẽ sơ đồ cấu tạo hoa. 
I. Các bộ phận của hoa: 
 *Sơ đồ cấu tạo hoa 
 Hoa gồm: 
Cuống và đế hoa, 
Đài hoa, tràng hoa, 
Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn
Nhụy gồm: đầu, vòi và bầu nhụy. Trong bầu nhụy có noãn. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa 
	Mục tiêu: Xác định được chức năng các bộ phận của hoa.
	Phương thức: Hoạt động nhóm, hỏi đáp.
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Y.cầu học sinh xem ð, thảo luận nhóm trong 5’ các câu hỏi mục Ñ:
+ Nêu chức năng các bộ phận của hoa?
 + Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu ? 
 + Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhụy, chúng có chức năng gì ? 
Gợi ý: TBSD đực (cái) nằm ở đâu ? chúng thuộc bộ phận nào của hoa ? 
Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận
 Bước 3: Dự kiến sản phẩm
Cuống: đính hoa vào cành. Vận chuyển nước và chất dinh dưỡng để nuôi hoa.
 Đế: nâng đỡ hoa.
 Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhụy và nhị. Tràng hoa gồm nhiều cánh hoa có màu sắc khác nhau tùy loại hoa. 
Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 
 + Tế bào sinh dục đực nằm trong hạt phấn của nhị. 
+ Tế bào sinh dục cái nằm trong noãn chứa trong bầu nhụy.
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh gia, nhận xét. 
Cho học sinh ghi bài
Cá nhân đọc thông tin thảo luận nhóm.
- Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
- Nghe gv tóm tắt nội dung chính. 
II. Chức năng các bộ phận của hoa: 
 Cuống: đính hoa vào cành. Vận chuyển nước và chất dinh dưỡng để nuôi hoa.
 Đế: nâng đỡ hoa.
 Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhụy và nhị. Tràng hoa gồm nhiều cánh hoa có màu sắc khác nhau tùy loại hoa. 
Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 
 + Tế bào sinh dục đực nằm trong hạt phấn của nhị. 
 + Tế bào sinh dục cái nằm trong noãn chứa trong bầu nhụy. 
Hoạt động 3: Phân chia các loại hoa dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 
	Mục tiêu: Biết cách xác định loại hoa dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 
	Phương thức: Hoạt động nhóm
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bước1:Giao nhiệm vụ:
Treo tranh.
Yêu cầu học sinh đem mẫu hoa để lên bàn quan sát , thảo luận nhóm trong 5’ hoàn thành bảng đầu trang 97 cột 1, 2, 3 và làm bài tập điền vào chổ trống -Treo bảng phụ, yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 
-Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:thảo luận nhóm 
Dựa vào bảng tóm tắt nội dung chính.
- Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia hoa thành mấy nhóm?
- Cho Vd 1 vài hoa lưỡng tính và hoa đơn tính ở địa phương em.Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo.
 Bước 3: Dự kiến sản phẩm
Hoa lưỡng tính: có đủ nhụy và nhị.
Vd: hoa bưởi, đậu, cải, 
- Hoa đơn tính: Là những hoa thiếu nhị hoặc nhụy
+ Hoa có nhị: là hoa đực, 
 + Hoa có nhụy: là hoa cái 
Ví dụ: Hoa bầu, bí, dưa, 
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh gia, nhận xét. 
Cho học sinh ghi bài
Quan sát vật mẫu, thảo luận nhóm hoàn thành cột 1, 2, 3 của bảng và phần bài tập điền vào chổ trống. 
- Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
- Trả lời.
I. Phân chia các nhóm hoa dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa : hoa chia thành 2 loại: 
Hoa lưỡng tính: có đủ nhụy và nhị.
Vd: hoa bưởi, đậu, cải, 
-Hoa đơn tính: Là những hoa thiếu nhị hoặc nhụy
+ Hoa có nhị: là hoa đực, 
 + Hoa có nhụy: là hoa cái 
Ví dụ: Hoa bầu, bí, dưa, 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về việc phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây.
Mục tiêu: Biết cách phân biệt 2 nhóm hoa dựa vào kiểu xếp hoa trên cây.
Phương thức: Hoạt động các nhân
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bước1: Giao nhiệm vụ:
Y/c h/s xem sgk quan sát tranh vẽ “Các loại hoa mọc đơn độc và mọc thành cụm”
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ: thảo luận nhóm 
? Dựa vào cách xếp hoa trên cây người ta chia hoa thành mấy nhóm ?
? Lấy thêm một số vd về hoa mọc đơn độc và mọc thành cụm ở địa phương.
? Những hoa nhỏ thương mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
- Dựa vào cách xếp hoa trên cây người ta chia hoa thành 2 nhóm
Hoa mọc đơn độc: hoa bưởi, dâm bụt, hoa hồng, 
- Hoa mọc thành cụm: hoa cúc, hoa huệ, cải,
- Hoa mọc thành cụm có tác dụng thu hút côn trùng đến hút mật và cùng 1 lúc thụ phấn cho nhiều hoa.
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh gia, nhận xét. 
Cho học sinh ghi bài
GD học sinh ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường – nơi công cộng 
 Không hái hoa trường học, công cộng 
Quan sát, đọc thông tin. Và trả lời câu hỏi
Học sinh trả lời
Học sinh khác bổ sung
II. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây: 
 Hoa mọc đơn độc: hoa bưởi, dâm bụt, hoa hồng, 
Hoa mọc thành cụm: hoa cúc, hoa huệ, cải, 
Hoạt động 5: Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
Mục tiêu: Phân biệt được hoa thụ phấn và hoa giao phấn
Phương thức: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hiện tượng thụ phấn
- GV giảng giải về hiện tượng thụ phấn: Sự thụ phấn là bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa. Có sự tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhụy thì hoa mới thực hiện được chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc to thông tin mục q SGK tr.99
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động cá nhân.
- Thụ phấn là gì?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
Bước 4: Yêu cầu học sinh trả lời.
Bước 5: Giáo viên đánh gia, nhận xét. 
Cho học sinh ghi bài
1. Hoa tự thụ phấn:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 SGK tr.99 để trả lời câu hỏi:
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nhóm
- Thế nào là hoa tự thụ phấn?
trả lời câu hỏi đạt:
- Hoa tự thụ phấn có những đặc điểm nào?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
 - Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó
 - Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
 + Hoa lưỡng tính
 + Nhị và nhụy chín cùng một lúc.
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét. 
Cho học sinh ghi bài
2. Hoa giao phấn:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc to thông tin -> thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nhóm
1. Thế nào là hoa giao phấn?
2. Hoa giao phấn có những đặc điểm nào?
3. Hiện tượng giao phấn của hoa thực hiện nhờ những yếu tố nào?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
- Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
- Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
- Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người, 
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét. 
Cho học sinh ghi bài
- HS lắng nghe
-HS đọc to thông tin mục q SGK tr.99
HS quan sát hình 30.1 SGK tr.99 -> thảo luận nhóm và trả lời:
Nhóm khác bổ sung
- HS đọc thông tin -> thảo luận nhóm, trả lời 
Nhóm khác bổ sung
- HS ghi bài.
I. Hiện tượng thụ phấn
 Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
1. Hoa tự thụ phấn:
 - Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó
 - Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
 + Hoa lưỡng tính
 + Nhị và nhụy chín cùng một lúc.
2. Hoa giao phấn:
 - Là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
 - Đặc điểm hoa giao phấn:
 + Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
- Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người, 
Hoạt động 6: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Phương thức: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nhóm
- Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?
2. Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
3. Nhị hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác? 
4. Nhụy hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
- Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
- Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
- Hạt phấn to, dính, có gai
- Đầu nhụy thường có chất dính
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét. 
Cho học sinh ghi bài
HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ thảo luận nhóm -> trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100 đạt:
-HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
 HS ghi bài
II. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
- Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
- Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
- Hạt phấn to, dính, có gai.
- Đầu nhụy thường có chất dính
Hoạt động 7: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm thường có của hoa thụ phấn nhờ gió.
Phương thức: Hoạt động nhóm, cá nhân.
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV: Hướng dẫn HS QS mẫu vật và hình 30.3, 30.4 Và đọc TT SGK trang 101 thảo luận trả lời câu hỏi:
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nhóm
+ Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái?Vị trí đó có t/d gì trong TP nhờ gió?
+ Những đặc điểm đó có lợi gì cho việc thụ phấn nhờ gió?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
+ Hoa đực ở trên: T/d dễ tung hạt phấn. Hoa cái ở dưới dễ hứng hạt phấn.
+ Giúp gió thổi hạt phấn di xa. Đầu nhụy dài có nhiều lông giúp giữ hạt phấn.
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét. 
Cho học sinh ghi bài
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV: Y/c các nhóm tiếp tục thảo luận 
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nhóm
- So sánh thụ phấn nhờ gió và TP nhờ sâu bọ?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
+ Hoa TP nhờ sâu bọ có bao hoa phát triển, cánh hoa có màu sắc sặc sở, hương thơm; Nhị hoa ngắn, hạt phấn to, có gai; Nhụy ngắn, đầu nhụy có chất dính.
+ Hoa thụ phấn nhờ gió: Bao hoa tiêu giảm; nhị hoa có chỉ nhị dài, hạt phấn nhỏ, nhẹ; Vòi nhụy dài, đầu nhụy có lông.
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét. 
- HS QS mẫu vật và hình 30.3, 30.4. Nghiên cứu TT SGK - Thảo luận trả lời câu hỏi:
- Đại diện trả lời, nhóm khác bổ xung.
- Nhóm thảo luận: Trả lời.
- HS: Nhóm TL, nhóm khác bổ xung.
- HS: TL câu hỏi.
I. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây.
- Bao hoa thường tiêu giảm.
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lũng lẳng. 
- Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.
- Đầu nhụy dài, có nhiều lông.
Hoạt động 8: Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.
Mục tiêu: Nêu được những ứng dụng về thụ phấn của con người.
Phương thức: Thảo luận nhóm, cá nhân
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Y/c HS đọc TT SGK Tr 101 mục 4. Trả lời câu hỏi:
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nhóm
- Con người chủ động thụ phấn cho hoa khi nào?
- Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?
- Con người thụ phấn cho hoa bằng những cách nào?
- Ở địa phương em, bố mẹ hoặc những người xung quanh giúp hoa thụ phấn bằng những cách nào?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
 - Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn.
- Tạo ra các giống lai mới có phẩm chất tốt, năng suất cao.
- Con người thụ phấn cho hoa bằng cách: Nuôi ong để thụ phấn cho hoa, phun xịt phấn hoa, úp nụ, rắc phấn hoa, 
- Cách úp nụ cho hoa: Ví dụ bầu, bí, dưa hấu, 
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét. - GV: Kết luận. Cho học sinh ghi bài
HS: Đọc TT. Thảo luận nhóm
- HS: trả lời câu hỏi – nhận xét câu trả lời.
- HS: nghe ghi bài.
II. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.
Con người có thể chủ động giúp hoa giao phấn để làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.
Hoạt động 9: Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn 
Mục tiêu: nắm được hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
Phương thức: Thảo luận nhóm, cá nhân
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 31.1.
- Gọi HS đọc to thông tin mục q SGK tr.103
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nhóm
- Em hãy mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
- Sau khi thụ phấn, hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn ( TBSD đực được chuyển đến đầu ống phấn), chui qua đầu, vòi nhụy đến noãn.
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét. 
- HS quan sát hình 31.1 theo sự hướng dẫn của GV
- HS đọc to thông tin mục q SGK tr.103.
- HS mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn kết hợp chỉ tranh.
- HS ghi bài
I. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
 Sau khi thụ phấn, hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn ( TBSD đực được chuyển đến đầu ống phấn), chui qua đầu, vòi nhụy đến noãn.
Hoạt động 10: Thụ tinh
Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ sự thụ tinh là TBSD đực + TBSD cái tạo thành hợp tử là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính; phân biệt với SSSD. 
Phương thức: Hoạt động nhóm, cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 31.1, đọc thông tin mục 
q SGK tr.103
- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin bằng cách thảo luận các câu hỏi:
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, thảo luận nhóm
- Sự thụ tinh xảy ra tại bộ phận nào của hoa?
- Sự thụ tinh là gì?
- Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
- Sự thụ tinh xảy ra ở noãn.
- Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- Vì sự thụ tinh có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét.
- GV mở rộng: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động cá nhân.
Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Vậy thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra.
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét.
- HS quan sát hình 31.1, đọc thông tin mục q SGK tr.103
- HS thảo luận, trả lời 
HS khác nhận xét
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS trả lời
- Học sinh khác nhận xét. 
- HS lắng nghe và ghi bài.
II. Thụ tinh.
 Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử.
 Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
Hoạt động 11: Kết hạt và tạo quả.
Mục tiêu: mô tả được những biến đổi của hoa sau khi thụ tinh xong. 
Phương thức: Hoạt động nhóm, cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.103 -> trả lời câu hỏi:
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nhóm.
- Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
- Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt?
- Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
- Hạt do noãn của hoa tạo thành.
- Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi.
- Bầu phát triển thành quả chứa và bảo vệ hạt.
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét.
- GV mở rộng: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, hoạt động cá nhân
Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên bộ phận đó? 
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
+ Phần đài của hoa vẫn còn lại trên quả như cà chua, hồng, ổi, thị, hồng xiêm, 
+ Phần đầu nhụy, vòi nhụy như chuối, ngô, 
Bước 4: Yêu cầu các nhóm trình bày.
Bước 5: Giáo viên đánh giá, nhận xét.
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.103 -> thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
Đại diện nhóm phát biểu
Nhóm khác nhận xét
- HS ghi bài
- HS trả lời
- HS khác nhận xét 
III. Kết hạt và tạo quả.
 Sau khi thụ tinh:
+ Hợp tử phát triển thành phôi.
+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
+ Bầu phát triển thành quả chứa hạt.
+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (một số ít loài cây ở quả còn dấu tích của một số bộ phận của hoa).
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thân dài ra do đâu.
- Phương thức:Hoạt động cá nhân
- Cách tiến hành:
Bước 1:Giao nhiệm vụ:
1. Nêu các bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây.
2. Phân biệt các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm?
3. Vì sao nói nhụy và nhị là bộ phận sinh sản chính của hoa?
4. Nhị hoa gồm những phần nào? Hạt phấn nằm ở đâu?
5. Nhụy gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu?
6. Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia hoa thành mấy nhóm?
7. Dựa vào cách xếp hoa trên cây người ta chia hoa thành mấy nhóm ?
8. Vậy hạt phấn có thể tiếp xúc với nhụy hoa bằng những cách nào?
9. Thế nào là hoa tự thụ phấn?
10. Thế nào là hoa giao phấn?
12. Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái?
13. Hãy mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
14. Sự thụ tinh xảy ra tại bộ phận nào của hoa?
15. Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
16. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt?
17. Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?
18. Nêu chức năng các bộ phận của hoa?
19. Hoa tự thụ phấn có những đặc điểm nào?
20. Hoa giao phấn có những đặc điểm nào?
21. Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
22. Nêu các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió? Những đặc điểm đó có lợi gì cho việc thụ phấn nhờ gió?
23. Sự thụ tinh là gì?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ: suy nghĩ.
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
1. Nêu các bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây.
	- Các bộ phận của hoa gồm: Cuống, đế, đài, tràng, nhị và nhụy.
	- Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
2. Phân biệt các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm?
	- Hoa đực là hoa chỉ có nhị
	- Hoa cái là hoa chỉ có nhụy
	- Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy
	- Hoa đơn độc là mỗi cuống hoa chỉ mang 1 hoa
	- Hoa mọc thành cụm là mỗi cuống hoa sẽ mang nhiều hoa.
3. Vì sao nói nhụy và nhị là bộ phận sinh sản chính của hoa?
	- Vì nhị là cơ quan sinh dục đực, còn nhụy là cơ quan sinh dục cái -> nên được gọi là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
4. Nhị hoa gồm những phần nào? Hạt phấn nằm ở đâu?
	- Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn. Hạt phấn nằm trong bao phấn. 
5. Nhụy gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu?
	- Nhụy gồm núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Noãn nằm trong bầu nhụy. 
6. Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia hoa thành mấy nhóm?
	- Hai nhóm: Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính
7. Dựa vào cách xếp hoa trên cây người ta chia hoa thành mấy nhóm ?
	- Hai nhóm: Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm
8. Vậy hạt phấn có thể tiếp xúc với nhụy hoa bằng những cách nào?
	- Nhờ sâu bọ, nhờ gió, tự thụ phấn và thụ phấn do người. 
9. Thế nào là hoa tự thụ phấn?
	- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
10. Thế nào là hoa giao phấn?
	- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác
11. Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?
	- Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
12. Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái?
	- Hoa ngô đực mọc ở ngọn, hạt phấn nhỏ và nhẹ.
	- Hoa ngô cái thường mọc ở giữa thân, có chỉ nhụy dài và có chất dính.
13. Hãy mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
	- Hạt phấn sau khi rơi trên núm nhụy sẽ hút lấy dịch nhày của núm nhụy và trương lên, tế bào sinh dưỡng của hạt phấn sẽ nãy mầm thành ống phấn chui vào vòi nhụ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_chu_de_hoa_va_sinh_san_huu_tinh_nam_h.docx