Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình cả năm (Chuẩn kiến thức)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống : trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ.
- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, suy luận.
- Rèn khả năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Tranh ảnh, mẫu vật về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK.
2. HS : Hòn đá, một đồ vật, một cây xanh, tranh ảnh về động vật.
III. Hoạt động dạy – học
1. Tổ chức lớp (5’)
- Kiểm tra sĩ số.
- Làm quen với học sinh.
- Chia nhóm học sinh.
* ĐVĐ (1,)
Mở bài: Giáo viên giới thiệu về vị trí môn học Sinh học lớp 6 trong chương trình Sinh học THCS.
Thế giới xung quanh chúng ta rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên có những vật sống và những vật không sống. Làm thế nào để nhận dạng vật sống và vật không sống. Vật sống có đặc điểm gì? Nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Ngày soạn:18/ 08/ 20.. Ngày dạy 6A : /8/20.. 6C : /8/20.. MỞ ĐẦU SINH HỌC Tiết 1 - Bài 1, 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG – NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng. - Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống : trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ. - Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật. - Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, suy luận. - Rèn khả năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học. II.Chuẩn bị: 1.GV: Tranh ảnh, mẫu vật về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK. 2. HS : Hòn đá, một đồ vật, một cây xanh, tranh ảnh về động vật. III. Hoạt động dạy – học 1. Tổ chức lớp (5’) - Kiểm tra sĩ số. - Làm quen với học sinh. - Chia nhóm học sinh. * ĐVĐ (1,) Mở bài: Giáo viên giới thiệu về vị trí môn học Sinh học lớp 6 trong chương trình Sinh học THCS. Thế giới xung quanh chúng ta rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên có những vật sống và những vật không sống. Làm thế nào để nhận dạng vật sống và vật không sống. Vật sống có đặc điểm gì? Nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 2.Bài mới Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. (3’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho học sinh kể tên một số; cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây,1 con, 1 đồ vật. - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : - Con cá, cây đậu cần điều kiện gì để sống? - Cái bàn(hòn đá) có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không? - Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước? - GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời. - GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế. - Yêu cầu thấy được con cá và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn hòn đá không thay đổi. - 1 vài HS, bổ sung. (HS ghi): 1. Nhận dạng vật sống và vật không sống: - Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản. Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống (13’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS quan sát bảng SGK trang 6, GV giải thích tiêu đề của cột 3 và cột 6 và 7. - GV giải thích giúp HS hiểu : + Trao đổi chất : Lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải ra ngoài. VD : quá trình quang hợp, quá trình hô hấp,... + Lớn lên : Sinh trưởng và phát triển. VD : Sự lớn lên của cây bưởi, con gà,... + Sinh sản : VD : Sự ra hoa, kết quả của cây phượng, mèo đẻ con,... + Cảm ứng VD : Hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, GV kẻ bảng SGK vào bảng phụ. - GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời, GV nhận xét. - GV hỏi:- qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống? - HS quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7. - HS hoàn thành bảng SGK trang 6 (HS điền vào VLT) `- 1 HS lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của GV, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS ghi tiếp các VD khác vào bảng. Đáp án Bảng SGK/6 STT Ví dụ Lớn lên Sinh sản Di chuyển Lấy các chất cần thiết Loại bỏ các chất thải Vật sống Vật không sống. 1 Hòn đá - - - - - + 2 Con gà + + + + + + 3 Cây đậu + + - + + + 4 Cái bàn - - - - - + (HS ghi): 2. Đặc điểm của cơ thể sống: + Trao đổi chất với môi trường. + Lớn lên và sinh sản. Hoạt động 3: Sinh vật trong tự nhiên (8’) a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV: yêu cầu HS làm bài tập mục s trang 7 SGK. - Qua bảng thống kê em có nhận xét về thế giới sinh vật? (gợi ý: nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với người? ...) - Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì? - HS hoàn thành bảng thống kê trang 7 GSK (ghi tiếp 1 số cây, con khác). - Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét. - Rút ra kết luận: sinh vật đa dạng. b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên ( Hướng dẫn đọc thêm) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS đọc thông tin SGK trang 8, kết hợp với quan sát hình 2.1 SGK trang 8. - Thông tin đó cho em biết điều gì? - Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm, người ta dựa vào những đặc điểm nào? ( Gợi ý: + Động vật: di chuyển + Thực vật: có màu xanh + Nấm: không có màu xanh (lá) + Vi sinh vật: vô cùng nhỏ bé - HS tìm hiểu độc lập nội dung trong thông tin sgk. - Nhận xét; sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật. - HS khác nhắc lại kết luận này để cả lớp cùng ghi nhớ. (HS ghi): 3. Sinh vật trong tự nhiên: Sự đa dạng của thế giới sinh vật: Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người Các nhóm sinh vật trong tự nhiên : Sinh vật được chia thành 4 nhóm chính: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật Hoạt động 4: Nhiệm vụ của sinh học (8’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 8 và trả lời câu hỏi: - Chương trình Sinh học THCS gồm các phần nào ? - Nhiệm vụ của sinh học là gì? Vì sao sinh học lại có nhiệm vụ đó. - Nhiệm vụ của Thực vật học là gì ? ý nghĩa của việc nghiên cứu Thực vật học. - GV gọi 1-3 HS trả lời. - GV cho 1 học sinh đọc to nội dung: nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe. - Theo các em thế nào là sử dụng hợp lí thực vật ? - HS đọc thông tin SGK từ 1-2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi. - HS nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn. - HS nhắc lại nội dung vừa nghe. (HS ghi): 4. Nhiệm vụ của sinh học: - Nhiệm vụ của sinh học.(SGK trang 8) - Nhiệm vụ của thực vật học (SGK trang 8) 3. Củng cố, luyện tập (5’) - GV Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm. Chọn đáp án đúng: 1/ Trong những nhóm vật sau đây, nhóm nào gồm toàn vật sống? A. Cây tre, con cóc, con khỉ, cây cột điện. B. Cây nến, con mèo, con lật đật, cây xương rồng. C. Cây táo, cây ổi, con gà, con chó. D. Cây cà phê, cái thước kẻ, con dao, con cá. 2/ Đặc điểm chung của cơ thể sống là : A. Có sự trao đổi chất với môi trường. B. Có khả năng di chuyển. C. Có khả năng sinh sản. D. Cả A, B và C. 3/ Những đối tượng nào sau đây được xem là sinh vật? A. cây thông, con giun đất, cây bèo tấm, bức tường, hòn đá. B. Con cá chép, con sâu, con khỉ, con người, cây bàng, cây cột điện. C. Cây ổi, con gà, con rắn, san hô, xương rồng. D. Cây mít, con chuột, cái bàn, cây xà cừ. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập trong vở Luyện tập Sinh học. - Chuẩn bị: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên. - Đọc trước Bài 3/ SGK, sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu thêm thông tin về một số loài thực vật. * Nhận xét sau khi lên lớp: Ngày soạn: 19/ 08/ 20.. Ngày dạy 6A : /8/20.. 6C : /8/20.. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT Tiết 2 - Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT I.Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng - Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu tự nhiên, ý thức bảo vệ thực vật. II. Chuẩn bị : 1.GV: Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước..;Bảng phụ. Một số mẫu cây sống trên cạn và mẫu cây sống dưới nước. 2.HS: Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học. III. Hoạt động dạy – học 1 - Kiểm tra bài cũ (5’) Chọn đáp án đúng: 1/ Những nhóm đối tượng nào sau đây là nhóm sinh vật sống dưới nước? A. Cây ổi, con gà, con rắn, con người. B. Cây mít, con chuột, con hổ, cây rong. C. Con cá, cây rong, con tôm, san hô. D. Con voi, con cáo, con gấu, con sán. 2/ Nhiệm vụ nào sau đây không phải của sinh học ? A. Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống và sự đa dạng của sinh vật. B. Tìm cách sử dụng, phát triển, bảo vệ các sinh vật có ích và hạn chế các sinh vật có hại. C. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các sinh vật và giữa các sinh vật với môi trường sống. D. Nghiên cứu các loại hình mà sinh vật có thể phát triển. * ĐVĐ (1,) GV: Hãy kể một vài loài thực vật mà em biết ? HS: 2-3 Học sinh kể GV : Như vậy thực vật có rất nhiều loài, đa dạng về cấu tạo và kích thước. Vậy thực vật có đặc điểm gì chung ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay. 2 - Bài mới Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật (18’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giới thiệu tranh : - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và: Quan sát tranh, ghi nhớ kiến thức. - Hoạt động nhóm 4 người + Thảo luận câu hỏi SGK trang 11. - GV quan sát các nhóm có thể nhắc nhở hay gợi ý cho những nhóm có học lực thấp hơn. - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu sau khi thảo luận HS rút ra kết luận về thực vật. - GV kiểm tra có bao nhiêu nhóm có kết quả đúng, bao nhiêu nhóm cần bổ sung. - GV chốt kiến thức về sự đa dạng của thực vật. - TV sống ở khắp nơi trên Trái đất, ở các miền khí hậu khác nhau đều có những loài thực vật thích hợp sống thể hiện sự thích nghi cao với môi trường. TV ở miền nhiệt đới phong phú nhất. - Thực vật rất đa dạng và phong phú, vậy em hãy kể tên một số vai trò của thực vật mà em biết ? GV gợi ý : Đối với tự nhiên, đối với con người, và đối với động vật,... Gv: Thực vật sống ở khắp nơi trên Trái đất, ở nhiều môi trường sống khác nhau và nó có rất nhiều vai trò đối với tự nhiên và đối với con người. - Là học sinh, em phải làm gì để bảo vệ thực vật ? - HS quan sát , hoạt động nhóm. - HS quan sát hình 3.1 tới 3.4 SGK trang 10 và các tranh ảnh mang theo. Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật. - Phân công trong nhóm: + 1 bạn đọc câu hỏi (theo thứ tự cho cả nhóm cùng nghe) + 1 bạn ghi chép nội dung trả lời của nhóm. VD: + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn. + Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp, lá to, bản rộng,... - HS lắng nghe phần trình bày của bạn, bổ sung nếu cần. - HS nêu được một số vai trò của thực vật: Đối với tự nhiên: làm giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu,... Đối với động vật: Cung cấp thức ăn và chỗ ở,... Đối với con người: cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, thuốc chữa bệnh,.. - Không ngắt lá bẻ ngọn, không phá hoại cây xanh, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ... (Hs ghi): 1. Sự đa dạng và phong hú của thực vật: - Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, chúng có rất nhiều dạng khác nhau thích nghi với môi trường sống. Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật (14’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS làm bài tập mục s SGK trang 11. - GV treo bảng phụ. - GV chữa nhanh vì nội dung đơn giản. - GV đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật: + Lấy roi đánh con chó -> chó chạy và sủa + Lấy roi đánh vào thân cây bàng -> cây bàng vẫn đứng yên. + Con gà, con mèo: chạy, đi. + Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng. - Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật. - HS làm bài vào vở luyện tập, hoàn thành các nội dung. - HS lên bảng trình bày. - HS khác nhận xté, bổ sung : - Nhận xét: động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng. - Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra những đặc điểm chung của thực vật. - HS khác nhắc lại : đặc điểm chung của thực vật. (Hs ghi): 2. Đặc điểm chung của thực vật: - Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Phần lớn không có khả năng di chuyển. Khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. 3 - Củng cố, luyện tập: (5’) - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài - Làm bài tập trắ nghiệm : Chọn đáp án đúng: 1/ Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là: A. Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất. B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển. C. Thực vật rất đa dạng và phong phú. D. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên và sinh sản. 2/ ở vùng sa mạc, vùng băng giá có rất ít thực vật vì: A. ở xa mạc khí hậu rất khắc nghiệt. B. ở vùng băng giá nhiệt độ qúa thấp. C. Cây không thể sống trên cát và băng tuyết được. D. ở đó thiếu những điều kiện cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển. 4 - Hướng dẫn học bài ở nhà (2’) - Học bài và trả lời câu hỏi trong vở Luyện tập sinh học 6. - Đọc mục : Em có biết? - Đọc trước Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa? - Chuẩn bị: Tranh cây hoa hồng, hoa cải. - Mẫu cây: dương xỉ, cây cỏ, cây rau cải có hoa,... * Nhận xét sau khi lên lớp: Ngày soạn: 24/ 08/ 20.. Ngày dạy 6A : /8/20.. 6C : /8/20.. Tiết 3 - Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA ? I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả). - Phân biệt cây một năm và cây lâu năm qua các dấu hiệu : Thời gian sống, số lần ra hoa kết quả trong đời. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin. - Vận dụng vào thực tế kể ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa, cây 1 năm và cây lâu năm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, bảo vệ chăm sóc thực vật. II. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh phóng to hình 4.1; 4.2 SGK. Mẫu cây cà chua, cây đậu (có cả hoa quả, hạt- nếu có), cây dương xỉ. 2. HS: HS sưu tầm tranh, cây dương xỉ, rau bợ... III. Hoạt động dạy – học 1- Kiểm tra bài cũ : (7,) * Câu hỏi: - Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất ? - Hãy hoàn thành bài tập dưới đây bằng cách điền dấu (+) nếu có và dấu ( – ) nếu không có vào bảng sau và nêu đặc điểm chung của thực vật? STT Tên cây Có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng Lớn lên Sinh sản Di chuyển 1 Cây lúa 2 Cây ngô 3 Cây táo 4 Cây bàng 5 Cây phượng *Đáp án: - Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất, chúng có nhiều dạng khác nhau thích nghi với môi trường sống. - Hoàn thành bài tập như sau: STT Tên cây Có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng Lớn lên Sinh sản Di chuyển 1 Cây lúa + + + - 2 Cây ngô + + + - 3 Cây táo + + + - 4 Cây bàng + + + - 5 Cây phượng + + + - => Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Phần lớn không có khả năng di chuyển. Khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. *ĐVĐ: (1,) GV: Thế giới thực vật rất đa dạng và phong phú. Trên thế giới có khoảng 300 000 loài còn ở Việt Nam có khoảng 10 000 loài. Vậy có phải tất cả thực vật đều có hoa? 2- Bài mới: Hoạt động 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa (22,) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS quan sát tranh Hình 4.1 - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để tìm hiểu các cơ quan của cây cải. - GV đưa ra câu hỏi sau: + Rễ, thân, lá, là............. + Hoa, quả, hạt là............... + Chức năng của cơ quan sinh sản là......... + Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là............ - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa? - GV theo dõi hoạt động của các nhóm, có thể gợi ý hay hướng dẫn nhóm nào còn chậm... - GV chữa bài bảng 2 bằng cách gọi HS của các nhóm trình bày. - GV lưu ý HS cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt (bào tử) - GV nêu câu hỏi: Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thành mấy nhóm? - GV cho HS đọc mục £ và cho biết: - - Thế nào là thực vật có hoa và không có hoa? - GV chữa nhanh bằng cách đọc kết quả đúng để HS giơ tay, tìm hiểu số lượng HS đã nắm được bài. ? GV yêu cầu HS nêu được các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa. - Gv gợi ý HS lấy các ví dụ gần gũi với đời sống - GV dự kiến một số thắc mắc của HS khi phân biệt cây như: cây thông có quả hạt, hoa hồng, hoa cúc không có quả, cây su hào, bắp cải không có hoa... - Qua đó giải thích thắc mắc cho HS. - HS quan sát hình 4.1 SGK trang 13, đối chiếu với bảng 1 SGK trang 13 ghi nhớ kiến thức về các cơ quan của cây cải. + Có hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. - HS đọc phần trả lời nối tiếp luôn câu hỏi của GV (HS khác có thể bổ sung). + Cơ quan sinh dưỡng. + Cơ quan sinh sản. + Sinh sản để duy trì nòi giống. + Nuôi dưỡng cây. - HS quan sát tranh và mẫu của nhóm chú ý cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. - Kết hợp hình 4.2 SGK trang 14 rồi hoàn thành bảng 2 SGK trang 13. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện của nhóm trình bày ý kiến của mình cùng với giới thiệu mẫu đã phân chia ở trên. - Các nhóm khác có thể bổ sung, đưa ra ý kiến khác để trao đổi. - Dựa vào thông tin £ trả lời cách phân biệt thực vật có hoa vớ thực vật không có hoa. - HS khác nhắc lại: - HS làm nhanh bài tập s SGk trang 14. - HS lấy được các ví dụ: - Cây có hoa: cây sen, cây mướp, cây bàng, - Cây không có hoa: Cây rêu, cây dương xỉ, cây thông, (HS ghi): 1.Thực vật có hoa và thực vật không có hoa - Thực vật có 2 nhóm: thực vật có hoa và thực vật không có hoa. + Thực vật có hoa: có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. + Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt. Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm (8,) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV viết lên bảng 1 số cây như: Cây lúa, ngô, mướp gọi là cây một năm. Cây hồng xiêm, mít, vải gọi là cây lâu năm. - Tại sao người ta lại nói như vậy? - GV hướng cho HS phân biệt cây một năm và cây lâu năm qua các dấu hiệu : - Thời gian sống - Số lần ra hoa kết quả trong vòng đời. - GV cho SH kể thêm 1 số cây loại 1 năm và lâu năm. - HS thảo luận nhóm, ghi lại nội dung ra giấy. Có thể là: lúa sống ít thời gian, thu hoạch cả cây. Hồng xiêm cây to, cho nhiều quả, ra nhiều quả trong vòng đời.... - HS thảo luận theo hướng: thời gian sống của cây, cây đó ra quả bao nhiêu lần trong đời để phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. - Ví dụ: (HS ghi): 2.Cây một năm và cây lâu năm - Cây 1 năm ra hoa kết quả 1 lần trong vòng đời. - Cây lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong đời. 3- Củng cố, luyện tập: (5,) - Chọn câu trả lời đúng : 1/ Trong những cây sau đây, những nhóm cây nào toàn cây có hoa ? A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng. B. Cây bưởi, cây dương xỉ, cây rau bợ, cây cải. C. Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây rêu. D. Cây dừa, cây hành, cây thông, cây hoa hồng. E. Cây hoa hụê, cây hoa cúc, cây lúa, cây hoa hồng. 2/ Trong những cây sau đây, những nhóm cây nào toàn cây 1 năm ? A. Cây xoài, cây bưởi, cây đậu, cây lạc B. Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây cải. C. Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây điều. D. Cây xu hào, cây bắp cải, cây cà chua, cây dưa chuột. 4- Hướng dẫn học bài ở nhà: (2,) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” - Chuẩn bị 1 số cây rêu tường. * Nhận xét sau khi lên lớp: Ngày soạn: 25/ 08/ 20.. Ngày dạy 6A : /8/20.. 6C : /8/20.. CHƯƠNG I : TẾ BÀO THỰC VẬT Tiết 4 - Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG I. Mục tiêu Bài học 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi. - Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thực hành. - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ kính lúp và kính hiển vi. II. Chuẩn bị : 1. GV: Kính lúp cầm tay, kính hiển vi. Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ cây nhỏ... 2. HS: 1 đám rêu, rễ hành. III. Hoạt động dạy – học: 1 - Kiểm tra bài cũ: ( 7,) * Câu hỏi: - Hoàn thành sơ đồ sau: Cơ quan sinh dưỡng Cây xanh có hoa Cơ quan sinh sản - Lấy 3 ví dụ về cây xanh có hoa và 3 cây xanh không có hoa ? - Lấy 3 ví dụ về cây một năm và 3 cây lâu năm ? * Đáp án: - Các mũi tên lần lượt: Rễ, thân, lá; Hoa, quả, hạt. - HS tự lấy VD về 3 cây có hoa, 3 cây không có hoa, 3 cây lâu năm, 3 cây một năm . * ĐVĐ: (2,) GV: Trên thực tế có nhiều vật vô cùng nhỏ bé, không nhìn được bằng mắt thường. Vậy làm thế nào để nhìn thấy chúng? HS: Có thể nêu 2 – 3 cách GV: Thực tế ta gặp những vật nhỏ bé mắt thường không nhìn thấy được, muốn quan sát chúng ta phải dùng loại kính có độ phóng đại lớn hơn. Hai loại kính thường dùnh là kính lúp và kính hiển vi. Chúng có cấu tạo và cách sử dụng như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 2 - Bài học Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng (10, ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính lúp. - GV yêu cầu HS đọc thông tin £ SGK trang 17, cho biết kính lúp có cấu tạo như thế nào? + Vấn đề 2: Cách sử dụng kính lúp cầm tay. - Yêu cầu HS đọc nội dung hướng dẫn SGK trang 17, quan sát hình 5.2 SGK trang 17. + Vấn đề 3: Tập quan sát mẫu bằng kính lúp. - GV: Quan sát kiểm tra tư thế đặt kính lúp của HS và cuối cùng kiểm tra hình vẽ lá rêu. - Đọc thông tin, nắm bắt, ghi nhớ cấu tạo. - HS cầm kính lúp đối chiếu các phần như đã ghi trên. - Trình bày lại cách sử dụng kính lúp cho cả lớp cùng nghe. - HS quan sát 1 cây rêu bằng cách tách riêng 1 cây đặt lên giấy, vẽ lại hình lá rêu đã quan sát được trên giấy. (HS ghi): 1. Kính lúp và cách sử dụng: + Kính lúp gồm 2 phần: Tay cầm : bằng nhựa hoặc bằng kim loại. Mắt kính : tấm kính trong lồi 2 mặt. + Cách sử dụng : để mắt kính sát mẫu vật từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật thì dừng lại. Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng (20,) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1: Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm vì mỗi nhóm (6 - 7HS) có 1 chiếc kính - GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện của 1-2 nhóm lên trước lớp trình bày. - Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao? - GV nhấn mạnh: đó là thấu kính vì có ống kính để phóng to được các vật. 2: Cách sử dụng kính hiển vi - GV làm thao thao tác sử dụng kính để cả lớp cùng theo dõi từng bước. - GV phát cho mỗi nhóm 1 tiêu bản mẫu để tập quan sát. - Đặt kính trước bàn trong nhóm cử 1 người đọc SGK trang 18 phần cấu tạo kính. - Cả nhóm nghe đọc kết hợp với hình 5.3 GSK trang 18 để xác đinh các bộ phận của kính. - Trong nhóm nhắc lại 1-2 lần để cả nhóm cùng nắm đầy đủ cấu tạo của kính. - Các nhóm còn lại chú ý nghe rồi bổ sung (nếu cần). - HS có thể trả lời những bộ phận riêng lẻ như ốc điều chỉnh hay ống kính, gương.... - Đọc mọc £ SGk trang 19 nắm được các bước sử dụng kính. - HS cố gắng thao tác đúng các bước để có thể nhìn thấy mẫu. (HS ghi): 2. Kính hiển vi và cách sử dụng: + Cấu tạo : Kính hiển vi có 3 phần chính: - Chân kính - Thân kính - Bàn kính + Cách sử dụng: - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. - Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. - Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để nhìn rõ vật. 3. Củng cố, luyện tập: (5,) - Gọi 1-2 HS lên trình bày lại cấu tạo của kính lúp và kính hiển vi. - Nhận xét, đánh giá điểm nhóm nào học tốt trong giờ. - Thu dọn phòng thực hành 4. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2,) - Học bài và làm bài tập trong sách Luyện tập. Đọc mục “Em có biết” - Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành, 1 quả cà chua chín * Nhận xét sau khi lên lớp: Ngày soạn: 2/ 9/ 20.. Ngày dạy 6A : /9/20.. 6C : /9/20.. Tiết 5 Bài 6: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT I.Mục tiêu: 1. Kiến thức - Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát dưới kính hiển vi - Quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vảy hành, tế bào cà chua.Học sinh tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín). 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm. - Vẽ tế bào quan sát được 3. Thái độ - Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm. - Trung thực, chỉ vẽ những hình quan sát được. - ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học II. Chuẩn bị : 1. GV: - Biểu bì vẩy hành và thịt quả cà chua chín. - Kính hiển vi, bộ đồ dùng thực hành ( 7 bộ ) 2. HS: - Mỗi nhóm một củ hành và một quả cà chua chín. - Học kỹ lại bài 5. III. Hoạt động dạy – học: 1 - Kiểm tra bài cũ: Lồng trong phần bài mới * ĐVĐ (1,) Gv: Các bộ phận của cơ thể thực vật có cấu tạo gồm nhiều tế bào. Vậy bằng cách nào chúng ta quan sát được tế bào thực vật. Các em nghiên cứu bài hôm nay. 2 - Bài mới: * Yêu cầu của bài thực hành: (4,) - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công, các bước sử dụng kính hiển vi (bằng cách gọi 1-2 HS trình bày). - GV yêu cầu HS: + Làm được tiêu bản tế bào cà chua hoặc vẩy hành. + Vẽ lại tế bào quan sát được. + Các nhóm không được nói to và đi lại lộn xộn, đảm bảo an toàn. - GV phát dụng cụ: Nếu có điều kiện mỗi nhóm (4 người) 1 bộ gồm kính hiển vi, 1 khay đựng dụng cụ như kinh mũi mác, dao, lọ nước, côngtơhut, gấy thấm, lam kính... - GV phân công: một số nhóm làm tiêu bản tế bào vảy hành, 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua. - Gv hướng dẫn HS cách dử dụng đồ dùng thực hành. Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi (24,) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu các nhóm (đã được phân công) đọc cách tiến hành lấy mẫu và quan sát mẫu trên kính. - GV làm mẫu tiêu bản đó để học sinh cùng quan sát. - GV đi tới các nhóm giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp thắc mắc của HS. (Trong quá trình hướng dẫn các nhóm kiểm tra cách sử dụng kính hiển vi, cho điểm học sinh) + Yêu cầu HS quan sát : - Tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành - Tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín. - HS quan sát hình 6.1 SGK trang 21, đọc và nhắc lại các thao tác, chọn 1 người chuẩn bị kính, còn lại chuẩn bị tiêu bản như hướng dẫn của GV. - Tiến hành làm tiêu bản chú ý ở tế bào vảy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập , ở 1 tế bào thịt quả cà chua chỉ quệt lớp mỏng. - HS tiến hành quan sát : 2 tiêu bản - Tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành - Tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín. Hoạt động 2: Vẽ lại hình đã quan sát được dưới kính (10,) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV treo tranh phóng to giới thiệu: + Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành. + Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua. - GV hướng dẫn HS cách vừa quan sát vừa vẽ hình. - Nếu còn thời gian GV cho HS đổi tiêu bản của nhóm này cho nhóm khác để có thể quan sát và vẽ được cả 2 tiêu bản. + Vẽ tế bào quan sát được : - Chọn vị trí tế bào tế bào đẹp, rõ ràng. - Vẽ tế bào biểu bì vẩy hành - Vẽ tế bào thịt quả cà chua chín. -> Nhận xét hình dạng tế bào thực vật : - HS quan sát tranh đối chiếu với hình vẽ của nhóm mình, phân biệt vách ngăn tế bào. - HS vẽ hình vào vở. - Hs nhận xét hình dạng tế bào thực vật : có hình đa giác xếp sát nhau,... 3 - Củng cố, luyện tập: (4,) - HS tự nhận xét trong nhóm về thao tác làm tiêu bản, sử dụng kính, kết quả. - GV đánh giá chung buổi thực hành (về ý thức, kết quả), - Yêu cầu HS lau kính, thu rọn đồ dùng thực hành xếp lại vào hộp và vệ sinh lớp học. 4 - Hướng dẫn học bài ở nhà: (2,) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 27. - Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật. - Đọc trước Bài 7. Cấu tạo tế bào thực vật. * Nhận xét sau khi lên lớp: Ngày soạn: 3/ 9/ 20.. Ngày dạy 6A : /9/20.. 6C : /9/20.. Tiết 6 Bài 7 CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT I. Mục tiêu : 1. Kiến thức - Kể tên các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật : Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật ( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân) ; Chức năng của các thành phần. - Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, thu thập kiến thức, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin - Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích môn học. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 ; 7.5 SGK. Bảng phụ 2. Chuẩn bị của HS: Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật. III. Hoạt động dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ: (8,) 1.1. Câu hỏi: Nêu các bước làm tiêu bản hiển vi tế bào biểu bì vảy hành và cho biết hình dạng của tế bào vảy hành. - Kiểm tra hình vẽ tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua HS đã làm ở nhà. 1.2. Đáp án: * Các bước làm tiêu bản vảy hành: - Bóc 1 vảy hành tươi, dùng kim mũi mác rạch 1 ô vuông -> Kẽ lột ô vuông vảy hành - Lấy 1 bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt mặt ngoài vảy hành sát bản kính. - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. - Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. - Chọn tế bào rõ nhất để quan sát. * Tế bào biểu bì vảy hành có hình đa giác. *ĐVĐ: (2,) Gv: Cho HS nhắc lại hình dạng của tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua đã quan sát được hôm trước. GV dẫn dắt vào bài: có phải tất cả các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo giống tế bào vảy hành không hay nó còn có hình dạng và kích thước như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu: 2- Bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng kích thước của tế bào (12,) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin SGK ở mục 1. Quan sát H7.1 ; 7.2 ; 7.3/ SGK / 23 và đọc bảng /SGK/ 24 trả lời câu hỏi : Nhận xét về hình dạng kích thứơc của tế bào thực vật ? - GV thông báo thêm số tế bào có kích thước nhỏ (mô phân sinh ngọn) tế bào sợi gai dài... - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS quan sát hình 7.1; 7.2; 7.3 SGK trang 23 đọc bảng / sgk/ 24 và trả lời câu hỏi: + HS quan sát tranh đưa ra nhận xét: - Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau - Kích thước của tế bào khác nhau. (HS ghi): 1. Hình dạng và kích thước của tế bào - Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào. - Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào (15,) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu độc lập nội dung SGK trang 24.và sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật H 7.4/sgk/24 + Cấu tạo : - GV treo tranh câm; sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật. - Gọi HS lên bảng chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh. Gv : ngoài các thành phần chính, một số tế
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_chuan_kien_thuc.doc