Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 12: Biến dạng của rễ - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 12: Biến dạng của rễ - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phân biệt được các loại rễ biến dạng

- Nêu được chức năng các loại rễ biến dạng (Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút)

2. Kỹ năng: Kỹ năng quan sát mẫu vật thật: rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận và chu đáo.

3. Thái độ: Yêu thích thiên nhiên -> Có ý thức bảo vệ thực vật.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng hợp tác nhóm để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật (các loại rễ)

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, so sánh, phân tích, đối chiếu giữa các loại rễ với nhau.

- Kỹ năng tự tin và quản lý thời gian khi thuyết trình kết quả thảo luận nhóm.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Dạy học nhóm; Trình bày 1 phút; Vấn đáp tìm tòi; Trực quan.

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Tranh vẽ H 12.1 SGK; Kẻ sẵn bảng tên và đặc điểm rễ biến dạng trên giấy bìa; Chuẩn bị mẫu vật, tranh ảnh về các loại rễ biến dạng.

- HS: Mỗi nhóm mang: củ sắn, củ cải, củ cà rốt, cành trầu không, tiêu, cây tầm gửi, dây tơ hồng

 

doc 2 trang haiyen789 3550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 12: Biến dạng của rễ - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 20/9/2011
Tiết 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Phân biệt được các loại rễ biến dạng 
- Nêu được chức năng các loại rễ biến dạng (Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút) 
2. Kỹ năng: Kỹ năng quan sát mẫu vật thật: rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận và chu đáo.
3. Thái độ: Yêu thích thiên nhiên -> Có ý thức bảo vệ thực vật.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng hợp tác nhóm để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật (các loại rễ)
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, so sánh, phân tích, đối chiếu giữa các loại rễ với nhau.
- Kỹ năng tự tin và quản lý thời gian khi thuyết trình kết quả thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Dạy học nhóm; Trình bày 1 phút; Vấn đáp tìm tòi; Trực quan.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- GV: Tranh vẽ H 12.1 SGK; Kẻ sẵn bảng tên và đặc điểm rễ biến dạng trên giấy bìa; Chuẩn bị mẫu vật, tranh ảnh về các loại rễ biến dạng.
- HS: Mỗi nhóm mang: củ sắn, củ cải, củ cà rốt, cành trầu không, tiêu, cây tầm gửi, dây tơ hồng
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: 
Rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan, mà rễ còn có chức năng khác nữa, nên hình dạng và cấu tạo của rễ thay đổi, tạo thành rễ biến dạng.Vậy rễ có những loại biến dạng nào?
2. Kết nối: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HĐ1. Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rễ biến dạng
- GV kiểm tra mẫu vật của HS mang lên, phân loại chúng thành nhiều mhóm riêng.
- GV giảng thêm cho HS: Môi trường sống của cây bần, cây mắm, cây bụt mọc là ở nơi ngập mặn, hay gần ao, hồ 
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm
1. Dấu hiệu na để nhận biết các loại rễ biến dạng?
2. Phân biệt các loại rễ biến dạng dự vào đặc điểm nào?
- HS quan sát mẫu vật, tranh ảnhvà các đặc điểm của từng rễ , chia thành 4 nhóm.
- HS quan sát kỹ đặc điểm của từng loại rễ: Rễ dưới mặt đất, rễ trên thân cây, cành cây, rễ trên cây chủ.
- Một số nhóm HS trình bày kết quả phân loại của nhóm mình
1. Không có lá.
2. Vị trí, đặc điểm va chức năng của chúng.
HĐ 2. Hình thành khái niệm về các loại rễ biến dạng, cấu tạo và chức năng của chúng.
- GV treo bảng, hướng dẫn HS quan sát và hoàn thiện bảng
- GV sau khi ghi nhận kết quả của HS, treo bảng kiến thức chuẩn để HS sửa sai 
-Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS dựa vào kết quả phân loại của từng loại rễ, cho biết chức năng của từng nhóm rễ biến dạng 
- HS hoàn thiện bảng xanh tr 40 SGK
- Làm bài tập s/ tr 40 vào vỡ: 
1 rễ củ, 2 rễ móc, 3 giác mút, 4 rễ thở.
- Cả lớp thảo luận và đi đến kết luận chung.
Tên rễ biến dạng
Tên cây
Đặc điểm của rễ biến dạng
Chức năng đối với cây
Rễ củ
Cây củ cải, cà rốt
Rễ phình to
Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.
Rễ móc
Trầu không, hồ tiêu
Rễ phụ mọc ra từ thân và cành, móc vào trụ bám.
Giúp cây leo lên
Rễ thở
Bụt mọc, mắm, bần
Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đất
Lấy ôxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất
Giác mút
Tơ hồng, tầm gửi
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác
Lấy thức ăn từ cây chủ
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- HS đọc phần kết luận SGK
- Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Bảng trong vở.
VII/ VẬN DỤNG: 
Câu 2: Cần thu hoạch trước khi ra hoa vì: chất dự trữ dùng để cung cấp chất dinh dưỡng khi cây ra hoa, kết quả. Sau khi cây ra hoa, kết quả chất dinh dưỡng giảm nhiều hoặc không còn nữa.
* Dặn dò
- Học bài và làm bài tập tr 42 SGK.
- Soạn bài: “Cấu tạo ngoài của thân”.
 - Mỗi nhóm mang: cành mướp, hoa huệ, rau má, cây ớt 
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_12_bien_dang_cua_re_nam_hoc_2011.doc