Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 15: Cấu tạo trong của thân non - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 15: Cấu tạo trong của thân non - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày cấu tạo sơ cấp của thân non: Nắm được những đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng

- Vẽ sơ đồ cấu tạo của thân non.

- So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng vẽ sơ đồ

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.

II. ĐDDH

- GV: Phóng to H 15.1, 10.1 SGK

 Bảng phụ “Cấu tạo trong của thân non”

- HS: Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ, kẻ bảng cấu tạo trong và chức năng của thân non vào vở bài tập

 

doc 2 trang haiyen789 3360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 15: Cấu tạo trong của thân non - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 3/10/2011
Tiết 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày cấu tạo sơ cấp của thân non: Nắm được những đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng 
- Vẽ sơ đồ cấu tạo của thân non.
- So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vẽ sơ đồ 
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
II. ĐDDH
- GV: Phóng to H 15.1, 10.1 SGK
 Bảng phụ “Cấu tạo trong của thân non”
- HS: Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ, kẻ bảng cấu tạo trong và chức năng của thân non vào vở bài tập
III. HĐDH
* Mở bài: Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn ở thân và ngọn cành 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HĐ1. Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non.
- GV cho HS quan sát H 15.1 SGK
- Gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non
- GV nhận xét phần trình bày của HS 
- GV treo tranh, bảng phụ, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành bảng.
- GV đưa đáp án đúng và yêu cầu HS đọc to cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non.
- GV chỉ trên tranh và nêu vị trí các bộ phận của thân non trên tranh vẽ.
- HS quan sát H 15.1, đọc phần chú thích xác định cấu tạo của thân non
- Cả lớp theo dõi phần trình bày của bạn.
Thân non có 2 phần: Vỏ (biểu bì và thịt vỏ) và trụ giữa (bó mạch và ruột)
- HS các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng SGK/ tr49. Chú ý cấu tạo phù hợp với chức năng của từng bộ phận.
- HS theo dõi sửa lỗi sai với đáp án.
- HS theo dõi tranh vẽ.
Các bộ phận của thân non
Cấu tạo từng bộ phận
Chức năng
Vỏ
Biểu bì
- Biểu bì gồm 1 lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau
- Bảo vệ các phần bên trong
Thịt vỏ
- Gồm nhiều lớp tế bào hơn. 
- Một số tế bào chứa diệp lục
- Chứa chất dinh dưỡng. 
- Tham gia quang hợp
Trụ giữa
Bó mạch 
- Mạch rây: gồm những tế bào sống, vách mỏng
- Mạch gỗ: gồm những tế bào có vách hoá gỗ dày, không có chất tế bào
- Vận chuyển chất hữu cơ từ lá -> thân -> rễ.
- Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ -> thân -> lá.
Ruột
- Gồm những tế bào có vách mỏng
- Chứa chất dự trữ
HĐ 2. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
- GV treo tranh H 15.1 và 10.1. Lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ.
- Yêu cầu HS làm bài tập sSGK/ tr 50:
1. Thân và rễ được cấu tạo bằng gì? 
2. Có những bộ phận nào?
3. Vị trí bó mạch? Cách sắp xếp bó mạch?
- Yêu cầu các nhóm trình bày, GV nhận xét.
- Nhóm thảo luận 2 nội dung
+ Giống nhau: 
1. Đều có các bộ phận: Vỏ (biểu bì và thịt vỏ), trụ giữa(bó mạch và ruột)
2. Đều có cấu tạo từ tế bào.
+ Khác nhau: 
Rễ: Biểu bì có lông hút; mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ.
Thân: Một vòng bó mạch (mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài)
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
Các bộ phận
RỄ
(miền hút)
THÂN 
 (non)
Vỏ
Biểu bì
có lông hút -> Hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan
Không có lông hút
Thịt vỏ
Không có tế bào chứa diệp lục
1 số tế bào chứa diệp lục -> Tham gia quang hợp
Trụ giữa
Bó mạch
Sắp xếp xen kẽ
Xếp thành một vòng bó mạch: Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong
IV. Kiểm tra – đánh gía
- Các nhóm nộp bảng so sánh. cho điểm các nhóm làm đúng. (chuẩn)
- GV cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn, để đối chiếu. (mức 2)
- Trả lời câu hỏi SGK
V. Dặn dò
- Học và trả lời 2 câu hỏi SGK
- Đọc “ Em có biết?” tr 50 SGK
- Soạn bài: Thân to ra do đâu?
VI. Rút kinh nghiệm:
- HS phải thuộc bảng cấu tạo trong của thân non, từ đó mới có thể so sánh giữa thân non và rễ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_15_cau_tao_trong_cua_than_non_na.doc