Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 16: Thân to ra do đâu? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 16: Thân to ra do đâu? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ làm thân to ra.

- Phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào vị trí và chức năng.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.

3. Thái độ : Hiểu được cấu trúc và chức năng của các bộ phận của thân trưởng thành, biết cách sử dụng thực vật một cách hợp lý; Yêu thích thiên nhiên.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi tìm hiểu sự to ra của thân là do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

- Cách xác định tuổi của cây gỗ.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn hay tỉa cành đối với một số loại cây?

- Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.

- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

 

doc 2 trang haiyen789 3570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 16: Thân to ra do đâu? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 3/10/2011
Tiết 16: THÂN TO RA DO ĐÂU ?
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ làm thân to ra.
- Phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào vị trí và chức năng.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ : Hiểu được cấu trúc và chức năng của các bộ phận của thân trưởng thành, biết cách sử dụng thực vật một cách hợp lý; Yêu thích thiên nhiên.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi tìm hiểu sự to ra của thân là do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- Cách xác định tuổi của cây gỗ.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn hay tỉa cành đối với một số loại cây?
- Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.
- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Thảo luận nhóm; Động não.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- GV: Phóng to H 15.1, 16.1, 16.2 SGK
 Đoạn thân gỗ già cưa ngang
- HS: Chuẩn bị thớt 1 cành cây bằng lăng dao nhỏ, giấy lau
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: HS đã biết cây dài ra do phần ngọn nhưng cây không những dài ra mà còn to ra, vậy cây to ra do đâu?
2. Kết nối: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HĐ1. Tầng phát sinh 
- GV treo tranh hình 15.1 và 16.1 trả lời câu hỏi:
1. Cấu tạo trong của thân trưởng thành khác thân non như thế nào?
2. Theo em nhờ bộ phận nào mà cây to lên được? Đặc điểm nào để phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ?
- GV lưu ý (vì ở hình 16.1 không có phần biểu bì (nếu học sinh cho đó là đặc điểm khác thì GV phải giải thích)
- GV hướng dẫn học sinh xác định vị trí 2 tầng phát sinh bằng cách: dùng dao khẽ cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh -> Đó là tầng sinh vỏ. Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho đến lớp gỗ, tách khẽ lớp vỏ này ra, lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt -> đó là tầng sinh trụ.
- GV yêu cầu HS đọc SGK -> thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi:
3. Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
4. Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
5. Thân cây to ra do đâu?
- GV nhận xét phần trả lời của HS.
- HS phân biệt được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ: HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
1. Cấu tạo trong của thân trưởng thành có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- HS lên bảng chỉ điểm khác nhau cơ bản giữa thân non và thân trưởng thành. 
2. Thân to ra do phần vỏ và phần trụ giữa:
- Tầng sinh vỏ: Nằm trong lớp thịt vỏ. Hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp thịt vỏ ở phía trong.
- Tầng sinh trụ: Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây và phía trong một lớp mạch gỗ.
- HS tập làm theo sự chỉ dẫn của GV -> tìm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- HS đọc (/ tr 51, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến.
3. Nhờ tầng sinh vỏ
4. Nhờ tầng sinh trụ
5. Nhờ tầng sinh vỏ và nhờ tầng sinh trụ
1. Tầng phát sinh: Thân cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở tầng phát sinh gồm: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- Tầng sinh vỏ: 
+ Vị trí: Nằm trong lớp thịt vỏ. 
+ Chức năng: Hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp thịt vỏ ở phía trong.
- Tầng sinh trụ: 
+ Vị trí: Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây. 
+ Chức năng: Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây và phía trong một lớp mạch gỗ.
* HĐ 2: Vòng gỗ hằng năm 
MT: Biết đếm vòng của cây gỗ, xác định tuổi của cây.
- GV cho HS đọc SGK và trả lời:
1.Vòng gỗ bằng năm là gì? 
2. Tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng?
GV lưu ý: Dựa vào số vòng gỗ màu sáng hay màu sẫm ta có thể đoán được tuổi của cây
3. Làm thế nào để đếm được tuổi của cây?
- HS đọc ¨/ tr 51-52, đọc phần “Em có biêt?”/ tr 53, quan sát hình 16.3, trao đổi nhóm:
1. Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ. 
2. Vòng gỗ sáng vì mùa mưa cây hấp thụ được nhiều thức ăn, nên mạch gỗ to, xếp thành vòng dày, màu sáng. 
Vòng gỗ sẫm vì mùa khô, ít thức ăn, nên mạch gỗ ít hơn, xếp thành vòng mỏng, màu sẫm.
3. Đếm số vòng có thể xác định tuổi của cây.
2. Vòng gỗ hằng năm : SGK tr 51 - 52
* HĐ 3: Dác và ròng
 MT: Phân biệt được dác và ròng
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1. Thế nào là dác? 
2. Thế nào là ròng ?
3. Đặc điểm để phân biệt dác và ròng?
4. Người ta lấy gỗ trong xây dựng nhà cửa, thường sử dụng phần nào của gỗ?
GV giáo dục HS: Phải biết cách sử dụng thực vật một cách hợp lý và khai thác TV đúng quy định.
- HS đọc  / tr 52, trả lời câu hỏi:
1. Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài
 -> vận chuyển nước và muối khoáng
2. Ròng là lớp gỗ màu thẫm ở phía trong
-> nâng đỡ cây.
3. Dác là phần gỗ mềm, nằm ở ngoài. Ròng là phần gỗ rắn chắc, nằm phía trong
4. Dùng phần ròng -> cứng, độ bền cao
Không dùng phần dác -> mềm, dễ bị sâu mọt.
3. Dác và ròng: SGK tr 52
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- GV gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí của tầng phát sinh 
VII/ VẬN DỤNG: 
- Thân cây to ra do đâu? 
 - Đặc điểm nào để phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ? 
* Dặn dò
- Chuẩn bị thí nghiệm theo nhóm cho bài sau SGK 54
- Ôn tập lại phần cấu tạo và chức năng của bó mạch
- Chú ý nhắc HS đọc trước bài 17, làm thí nghiệm (đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt bỏ 1 đoạn trong nước để bọt khí không làm tắc mạch dẫn)
- Soạn bài: Vận chuyển các chất trong thân
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
- HS hay nhầm lẫn tầng phát sinh: vị trí và chức năng của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_16_than_to_ra_do_dau_nam_hoc_201.doc