Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 19: Thực hành quan sát biến dạng của thân - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 19: Thực hành quan sát biến dạng của thân - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.

 - Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.

 2. Kĩ năng

 - Tìm kiếm và xử lý thông tin, hợp tác lắng nghe, tự tin, so sánh, phân tích, khái quát.

 3. Thái độ

 - Giáo dục lòng yêu thích môn học, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

 II. CHUẨN BỊ

 * Giáo viên:

 Nơi quan sát, thực hành. Do vườn rau bán trú chưa thực hiện được nên GV chọn địa điểm khác.

 * Học sinh:

- Một số mẫu vật đã dặn ở bài trước, que nhọn, giấy thấm, kẻ bảng ở SGK trang 59 vào vở.

III. NỘI DUNG

1. Nội dung 1: Quan sát một số loại thân biến dạng.

2. Nội dung 2 : Đặc điểm 1 số loại thân biến dạng quan sát được.

3. Nội dung 3: Báo cáo kết quả thực hành.

 IV. PHƯƠNG PHÁP.

 Thực hành, thảo luận nhóm

 

doc 4 trang tuelam477 3360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 19: Thực hành quan sát biến dạng của thân - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2019
Ngày giảng: 28/10/2019 (6B,6A)
Tiết 19
THỰC HÀNH QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA THÂN
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
 - Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.
 	 - Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.
	2. Kĩ năng
 - Tìm kiếm và xử lý thông tin, hợp tác lắng nghe, tự tin, so sánh, phân tích, khái quát.
	3. Thái độ
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
	II. CHUẨN BỊ
 	* Giáo viên: 
 	Nơi quan sát, thực hành. Do vườn rau bán trú chưa thực hiện được nên GV chọn địa điểm khác.
	* Học sinh:
- Một số mẫu vật đã dặn ở bài trước, que nhọn, giấy thấm, kẻ bảng ở SGK trang 59 vào vở.
III. NỘI DUNG
1. Nội dung 1: Quan sát một số loại thân biến dạng.
2. Nội dung 2 : Đặc điểm 1 số loại thân biến dạng quan sát được.
3. Nội dung 3: Báo cáo kết quả thực hành.
	IV. PHƯƠNG PHÁP.
	Thực hành, thảo luận nhóm 
	V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Ổn định tổ chức (1’)
	2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra 15 phút (15’)
Câu hỏi
	Câu 1: Dác là gì? (2,5đ) Ròng là gì? (2,5đ)
	Câu 2: Hãy nêu sự vận chuyển các chất trong thân? (5đ)
Đáp án
	Câu 1:
	Thân cây gỗ già có dác và ròng.
	+ Dác là lớp gỗ màu sáng, nằm ở bên ngoài. (2,5đ)
	+ Ròng là lớp gỗ màu sẫm, cứng chắc nằm ở bên trong. (2,5đ)
	Câu 2:
	-Nước và muối khoáng hòa tan, được vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ mạch gỗ. (2,5đ)
	- Chất hữu cơ trong cây được vận chuyển là nhờ mạch rây. (2,5đ)
 	3. Các hoạt động
	Vào bài (1’): Bài học hôm nay ta sẽ thực hành quan sát các loại biến dạng của thân để ta có thể phân biệt được chúng và hiểu rõ chức năng từng loại thân biến dạng đó. 
Hoạt động 1: 
Quan sát một số thân biến dạng (10’)
	* Mục tiêu: Học sinh nhận biết một vài dạng thân biến dạng trong thực tiễn.
	* Cách tiến hành: Như bảng dưới đây
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
-GV: Chia nhóm 4, yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK, kết hợp với quan sát thực tiễn. Để nhận ra được các loại thân biến dạng.
-HS: Quan sát theo nhóm và ghi lại kết quả quan sát được ngoài thực tế.
- GV hướng dẫn, diễn giải thêm
1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng.
a. Quan sát các loại thân rễ, thân củ.
- Dựa vào đặc điểm của thân mà chia thành:
+ Thân củ: (loại trên mặt đất,loại dưới mặt đất ).
+ Thân rễ.
- Chúng có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng.
 b.Quan sát cây xương rồng.
Kết luận:
Các loại cây như: xương rồng, cành giao ... sống nơi khô cạn, nên thân của chúng dự trữ nước. Gọi là thân mọng nước.
	* Dự kiến kết quả hoạt động: Học sinh liên hệ được kiến thức -> Giải quyết vấn đề thực tiễn, yêu cầu của bài học.
Hoạt động 2:
Đặc điểm của một số loại thân biến dạng (8’)
	* Mục tiêu: Học sinh nắm được một số đặc điểm của thân biến dạng mà được quan sát ngoài tự nhiên.
	* Cách tiến hành: Như bảng dưới đây
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
-GV:Treo bảng phụ. Cho HS làm b.t 
( bảng trang 59/ sgk ).
-HS: Thảo luận, thống nhất ý kiến.
-GV: Gọi lần lượt HS lên bảng ....
H: Có những loại thân biến dạng nào?
 -GV: Nhận xét - bổ sung bảng chuẩn :
2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng.
 ( Nội dung: bảng bài tập
Kết quả của HS có thể khác ở bảng ví dụ dưới đây ) 
STT
Tên mẫu vật.
Đặc điểm của thân biến dạng.
Chức năng đối với cây.
Tên thân biến dạng.
1
Củ su hào
Thân củ, nằm trên mặt đất.
Dự trữ chất dinh dưỡng.
Thân củ.
2
Củ khoai tây
Thân củ, nằm dưới mặt đất.
Dự trữ chất dinh dưỡng.
Thân củ.
3
Củ gừng
Thân rễ, nằm trong đất.
Dự trữ chất dinh dưỡng.
Thân rễ.
4
Củ dong ta
Thân rễ, nằm trong đất.
Dự trữ chất dinh dưỡng.
Thân rễ.
5
Xương rồng.
Thân mọng nước, nằm trên mặt đất.
Dự trữ nước, quang hợp.
Thân mọng nước.
	* Dự kiến kết quả hoạt động: Học sinh biết được một số đặc điểm của thân biến dạng từ thực tiễn.
Hoạt động 3:
Thu hoạch (6’)
	* Mục tiêu: Học sinh tổng hợp, báo cáo lại kết quả đã quan sát được
	* Cách tiến hành:
	- GV: Yêu cầu HS báo cáo lại kết quả mà các nhóm đã thực hiện quan sát được trong thực tiễn.
	- HS báo cáo theo nhóm.
	- Nhóm khác bổ sung.
	- GV nhận xét, chốt nhanh lại KT
	* Dự kiến kết quả hoạt động: Học sinh báo cáo và hoàn thành nội dung được yêu cầu của nhóm mình.
	4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà 
 	a. Tổng kết. (3’)
 	Câu 1: Cây chuối, cây hành, hẹ .. có phải là thân biến dạng hay không?
 	+ Cây chuối: có thân củ nằm dưới mặt đất, thân cây chuối trên mặt đất thực chất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước. thân cây chuối là thân biến dạng: Thân củ có chứa chất dự trữ.
 	+ Thân cây hành tỏi, hẹ kiệu... thân của chúng có hình đĩa, hơi phồng lên, phía trên có các bẹ lá phình to chứa chất dự trữ , kẽ các bẹ lá là chồi nách; phía dưới có hệ thống rễ chùm phát triển. chúng là thân biến dạng-> thân hành 
 	Câu 2: Kể tên một số thân cây mọng nước 
 	+ Cây xương rồng, cây cành giao, cây trường sinh lá tròn...
 	- 1-> 2 HS đọc kết luận SGK -59
 	b. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
 	- Học bài và trả lời câu hỏi , làm bài tập SGK-59
 	- Đọc mục “Em có biết”
 	- Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị các kiến thức cho tiết sau ôn tập.
	VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG
	1. Về kiến thức: 
	2. Về kỹ năng:
	3. Về thái độ:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_19_thuc_hanh_quan_sat_bien_dang.doc