Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.

- Các dấu hiệu để phân biệt các loại lá đơn , lá kép. Các loại gân trên phiến lá. - Các kiểu xếp lá trên cành -> Ý nghĩa sinh học của các kiểu xếp lá trên cây 2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, nhân biết và so sánh. 3. Thái độ: Thấy được vai trò của lá, có ý thức gìn giữ và bảo vệ giữ gìn cây xanh.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu xếp lá trên thân và cành.

- Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong khi thảo luận nhóm.

- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Dạy học nhóm nhỏ

- Vấn đáp – tìm tòi

- Trực quan

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Sưu tầm cành hoặc cây có lá mọc vòng.

Sưu tầm một cành có lá đơn và một cành có lá kép.

 - HS: Các loại lá, cành đã dặn ở giờ học trước.

 

doc 2 trang haiyen789 3210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 24/10/2011
 CHƯƠNG IV: LÁ
Tiết 21: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá. 
- Các dấu hiệu để phân biệt các loại lá đơn , lá kép. Các loại gân trên phiến lá. - Các kiểu xếp lá trên cành -> Ý nghĩa sinh học của các kiểu xếp lá trên cây 2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, nhân biết và so sánh. 3. Thái độ: Thấy được vai trò của lá, có ý thức gìn giữ và bảo vệ giữ gìn cây xanh.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu xếp lá trên thân và cành.
- Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong khi thảo luận nhóm.
- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Dạy học nhóm nhỏ
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- GV: Sưu tầm cành hoặc cây có lá mọc vòng. 
Sưu tầm một cành có lá đơn và một cành có lá kép. 
 - HS: Các loại lá, cành đã dặn ở giờ học trước.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp: Nhắc nhở hs trật tự đồng thời kiểm tra mẫu vật của từng nhóm.
1. Khám phá: - Lá là cơ quan sinh dưỡng của cây. Vậy lá có những đặc điểm gì?
2. Kết nối
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HĐ1. Các bộ phận của lá
- Cho HS nhớ lại kiến thức về lá đã được học ở tiểu học, kết hợp với hình 19.1 cho biết tên các bộ phận 
1. Em hãy cho biết lá gồm các bộ phận nào?
gân khác nhau?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ trên tranh các bộ phận của lá, trên một lá thật 
- 1 số cuống lá hình thành bẹ, ôm lấy thân: lá tre, dừa ...
- Quan sát hình 19.1 Nhớ lại những kiến thức đã học về lá
1. Phiến lá, cuống lá, trên phiến có nhiều gân lá
- Một HS lên bảng trình bày các bộ phận của lá trên tranh và trên mẫu vật.
1. Các bộ phận của lá: Phiến lá, cuống lá, trên phiến có nhiều gân lá
HĐ1. Đặc điểm bên ngoài của lá.
- Tiến hành thảo luận theo nhóm và quan sát mẫu vật theo từng nhóm, nhận xét . GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. 
1. Hãy kể các hình dạng của lá.
2. Lá có kích thước như thế nào? 
3. Cho biết màu sắc ủa phiến lá?
4. Trong các phần của lá theo em phần nào lớn nhất? Phiến lá đảm nhận chức năng nào?
5. Nêu những điểm giống nhau của phiến ở các loại lá? 
Những điểm giống nhau đó, có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng ở lá?
- Cho HS lật mặt dưới của lá.
- Đối chiếu hình với H 19.3 đọc thông tin
6. Có mấy loại gân lá? Hãy tìm 3 loại lá có gân khác nhau?
1. Hình dạng: tròn, tim, bầu dục, mũi mác, xoan, tròn . ..
2. Kích thước: To (súng, sen), nhỏ (bèo tấm), trung bình
3. Màu sắc: đa số màu lục, một số ít có màu sắc khác như màu dỏ, màu vàng, màu tím Nhìn chung đều chứa diệp lục
4. Phiến lá. Phiến lá đảm nhận chức năng nhận ánh sáng, quang hợp 
5. Dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá.
-> Giúp lá có thể thu nhận được nhiều ánh sáng để giúp lá chế tạo chất hữu cơ cho cây
- HS thấy rõ gân lá.
6. Có ba loại gân lá: Hình mạng, hình song song, hình cung.
- HS tự lấy ví dụ.
2/ Đặc điểm bên ngoài của lá.
a. Phiến lá
- Hình dạng: Hình xoan, tim, tròn, bầu dục ...
- Kích thước: To, trung bình, nhỏ
- Màu lục
->Phiến lá có dạng bản dẹp, là phần rộng nhất của lá giúp hứng nhiều ánh sáng.
b. Gân lá:
Gân lá có 3 kiểu gân: Hình mạng, hình song song, hình cung.
HĐ 3. Phân biệt lá đơn , lá kép
- Cho HS đọc thông tin, quan sát mẫu vật đối chiếu với hình , yêu cầu:
1. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt lá đơn, lá kép? Cho ví dụ.
 Vì sao lá hoa hồng, lá phượng thuộc loại lá kép, lá mồng tơi thuộc loại lá đơn?
GV lưu ý: Lá dừa là lá đơn, trên phiến có chia thành nhiều thuỳ. Khi rụng cuống chính rụng 1 lúc với thuỳ.
1. Lá đơn: mỗi cuống chỉ mang một phiến lá. Khi rụng cuống và phiến cùng rụng một lúc. (lá mồng tơi, lá dâm bụt, lá dâu.. .)
 Lá kép: cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến lá. Khi rụng cuống con rụng trước, cuống chính rụng sau cùng (lá hoa hồng, lá phượng, lá chùm ruột )
3. Lá đơn, lá kép:
- Lá đơn: mỗi cuống chỉ mang một phiến lá 
VD: mồng tơi, dâm bụt, rau muống ...
- Lá kép: cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến lá.
VD: chùm ruột, nhãn, phượng, me ...
HĐ 4. Các kiểu xếp lá trên cành.
MT: Phân biệt được các kiểu xếp lá và ý nghĩa sinh học của nó
- Cho HS quan sát hình 19.5
Cho HS quan sát 3 loại cành có kiểu xếp lá khác nhau. GV hướng dẫn HS cách quan sát
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
1. Có mấy cách sắp xếp lá trên thân cành? Cho ví dụ.
2. Cách bố trí của lá trên thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây.
.
- HS quan sát 3 loại cành có kiểu xếp lá khác nhau. Tìm thông tin để điền vào bảng
- HS thảo luận nhóm, trao đổi 2 câu trả lời của các nhóm.
1. Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- HS tự cho ví dụ.
2. Lá ở hai mấu gần nhau xếp so le nhau -> giúp cho tất cả các lá trên cành có thể nhận được nhiều ánh sáng chiếu vào cây.
4. Các kiểu xếp lá trên cành.
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- Lá ở hai mấu gần nhau xếp so le nhau -> giúp cho tất cả các lá trên cành có thể nhận được nhiều ánh sáng chiếu vào cây.
3/ Thực hành/ luyện tập: Qua bài học em biết được điều gì
- Cho HS đọc phần kết luận SGK. 
- Trả lời câu 1, 2, 3 trang 64.
* Gợi ý 
câu 3 *: Những đặc điểm chứng tỏ lá đa dạng:
- Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau
- Có nhiều kiểu gân lá
- Có 2 loại lá chính: Lá đơn và lá kép
4. Vận dụng: 
- Lấy tất cả lá mang đến lớp, về nhà ép vào giữa những tờ báo cho đến khi lá héo đi.
- Ép vào bịch nilon, có gho rõ : tên lá, kiểu gân, thuộc loại lá đơn hay lá kép, kiểu xếp lá.
- Khi trồng cây: lưu ý mật độ thích hợp -> Giúp cây quang hợp tốt.
* Dặn dò: Xem trước bài “ Cấu tạo trong của phiến lá”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_21_dac_diem_ben_ngoai_cua_la_nam.doc