Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 22: Cấu tạo trong của phiến lá - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 22: Cấu tạo trong của phiến lá - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được những đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với những chức năng của phiến lá.

- Giải thích được thế nào là quá trình quang hợp.

2. Kỹ năng

- Nhận biết các bộ phận trong của lá trên mô hình hoặc tranh vẽ.

II. ĐDDH : GV chuẩn bị

+ Tranh màu phóng to, cấu tạo 1 phần phiến lá cắt ngang nhìn dưới kính hiển vi H 20.4

+ Mô hình cấu tạo 1 phần phiến lá cắt ngang

+ Kính hiển vi có sẳn tiêu bản 1 phần phiến lá cắt ngang độ phóng đại lớn

III. HĐDH

* Mở bài: Vì sao lá có thể tự chế tạo chất hữu cơ cho cây? Ta có thể giải thích được điều này khi hiểu được cấu tạo bên trong của phiến lá.

 

doc 2 trang haiyen789 3450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 22: Cấu tạo trong của phiến lá - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 24/10/2011
Tiết 22: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được những đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với những chức năng của phiến lá.
- Giải thích được thế nào là quá trình quang hợp.
2. Kỹ năng
- Nhận biết các bộ phận trong của lá trên mô hình hoặc tranh vẽ.
II. ĐDDH : GV chuẩn bị
+ Tranh màu phóng to, cấu tạo 1 phần phiến lá cắt ngang nhìn dưới kính hiển vi H 20.4
+ Mô hình cấu tạo 1 phần phiến lá cắt ngang
+ Kính hiển vi có sẳn tiêu bản 1 phần phiến lá cắt ngang độ phóng đại lớn
III. HĐDH
* Mở bài: Vì sao lá có thể tự chế tạo chất hữu cơ cho cây? Ta có thể giải thích được điều này khi hiểu được cấu tạo bên trong của phiến lá. 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HĐ 1: Biểu bì
Nắm được cấu tạo của biểu bì, chức năng bảo vệ và trao đổi khí
- GV cho HS trong nhóm đọc £ / tr 65, quan sát H 20.2, 20.3, suy nghĩ trả lời 2 câu hỏi :
1. Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào bên trong? 
2. Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước?
- GV có thể giải thích hoạt động đóng , mở của lỗ khí khi trời nắng và khi trời râm.
3. Tại sao lỗ khí thường tập trung ở mặt dưới của lá?
- HS trao đổi trong nhóm, thống nhất kiến thức, tìm câu trả lời đúng: 
1. Biểu bì gồm 1 lớp tế bào có vách dày, xếp sát nhau -> bảo vệ phiến lá 
- Tế bào không màu, trong suốt -> ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
2. Hoạt động đóng, mở của lỗ khí.
- Lỗ khí mở: khi trời râm-> trao đổi khí và thoát hơi nước ra ngoài. 
- Lỗ khí đóng: khi trời nắng -> hạn chế sự thoát hơi nước.
3. Để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào bề mặt trên của lá.
1. Biểu bì
- Gồm 1 lớp tế bào không màu, trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá.
- Trên biểu bì có nhiều lỗ khí, thường tập trung nhiều ở mặt dưới -> giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước ra ngoài.
HĐ 2. Thịt lá
Phân biệt được đặc điểm các lớp tế bào thịt lá phù hợp với chức năng chính của chúng
- GV cho HS quan sát mô hình và H 20.4 SGK, nghiên cứu £/ tr 66.
- Yêu cầu HS làm bài tập s/ tr 66, trả lời 3 câu hỏi về đặc điểm của lớp tế bào thịt lá.
4. Chúng giống nhau ở đặc điểm nào? Đặc điểm này phù hợp với chức năng nào?
5. Lớp tế bào thịt lá nào phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ? Lớp tế bào thịt lá nào phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí? 
GV cung cấp: Mặt trên sẫm hơn mặt dưới vì: các tế bào thịt lá ở mặt trên có nhiều hạt diệp lục hơn -> lá mọc theo chiều ngang, thích nghi với điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt trên nhiều hơn mặt dưới.
- 1 số loại lá có 2 màu ở 2 mặt không khác nhau: lá mía, lá ngô, lá lúa -> những lá này thường mọc theo chiều thẳng đứng, cả 2 mặt thường nhận được ánh sáng mặt trời như nhau.
- HS quan sát mô hình và hình vẽ, tự nghiên cứu £ / tr 66. trao đổi trong nhóm để trả lời :
So sánh lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên với lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới:
4. Tế bào thịt lá ở cả 2 phía đều chứa nhiều lục lạp giúp cho phiến lá thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
5. Lớp tế bào thịt lá phía trên -> chế tạo chất hữu cơ.
Lớp tế bào thịt lá phía dưới -> chứa và trao đổi khí.
2. Thịt lá 
- Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có chứa nhiều lục lạp, giúp cho phiến lá thu nhận ánh sáng
 -> Chế tạo chất hữu cơ cho cây
* HĐ 3: Biết được chức năng của gân lá
- Yêu cầu HS nghiên cứu £/ tr 66, trả lời câu hỏi:
7. Vị trí gân lá?
 Hãy cho biết gân lá có chức năng gì?
* GV bổ sung: Các bó mạch của gân lá nối với bó mạch của cành và thân -> Dẫn truyền các chất.
- HS tự nghiên cứu £/ tr 66 và quan sát lại 
H 20.4 để trả lời:
7. Nằm chen giữa phần thịt lá
- Vận chuyển các chất.
3. Gân lá
- Nằm xen kẽ giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.
IV. Kiểm tra – đánh giá
- GV treo bảng đã ghi sẵn một số câu hỏi (Sách giáo viên/tr 83)
- Hướng dẫn HS cách làm bài: Đọc lần lượt từng câu, suy nghĩ tìm các từ thích hợp để điền vào mỗi chỗ trống trong câu, rồi ghi vào giấy nháp từ đó theo thứ tự của đề bài.
- Sau khi làm xong, GV nêu đáp án , HS đổi bài và tự chấm cho nhau.
- GV thống kê các loại điểm để có thể đánh giá kết quả học tập của HS. 
V. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/ tr 67.
- Đọc mục : “Em có biết ?”
- Soạn bài : “Quang hợp”
VI. Rút kinh nghiệm
- Cần ghi cụ thể đặc điểm khác nhau giữa: tế bào thịt lá ở phía trên và tế bào thịt lá ở phía dưới
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_22_cau_tao_trong_cua_phien_la_na.doc