Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 23: Cấu tạo trong của phiến lá - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 23: Cấu tạo trong của phiến lá - Năm học 2019-2020

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Học sinh nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.

 - Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.

 2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.

 3. Thái độ

 - Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.

 II. CHUẨN BỊ

 Hình ảnh phóng to lát cắt ngang phiến lá

 III. PHƯƠNG PHÁP

 Đàm thoại gợi mở, thực hành quan sát, hoạt động nhóm

 IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

 1. Ổn định tổ chức :(1’) Kiểm tra sĩ số HS

 2. Kiểm tra đầu giờ (5’)

 H: Nêu đặc điểm bên ngoài của lá? Các cách sắp xếp của lá trên cây? Ýnghĩa?

 3. Các hoạt động :

 Vào bài: Vì sao lá có thể tự tạo chất dinh dưỡng cho cây? Ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ cấu tạo bên trong của phiến lá. (1')

 

doc 3 trang tuelam477 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 23: Cấu tạo trong của phiến lá - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2019
Ngày giảng: 14/11/2019 (6B); 15/11/2019 (6A)
Tiết 23
 CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
	I. MỤC TIÊU
 	1. Kiến thức
 	- Học sinh nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
 	- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
 	2. Kĩ năng
 	- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
 	3. Thái độ
 	- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
	II. CHUẨN BỊ
 	Hình ảnh phóng to lát cắt ngang phiến lá
 	III. PHƯƠNG PHÁP
 	Đàm thoại gợi mở, thực hành quan sát, hoạt động nhóm
	IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
	1. Ổn định tổ chức :(1’) Kiểm tra sĩ số HS
 	2. Kiểm tra đầu giờ (5’)
	H: Nêu đặc điểm bên ngoài của lá? Các cách sắp xếp của lá trên cây? Ýnghĩa?
 	3. Các hoạt động : 
	Vào bài: Vì sao lá có thể tự tạo chất dinh dưỡng cho cây? Ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ cấu tạo bên trong của phiến lá. (1')
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp biểu bì (15’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
- GV: Dẫn dắt: Cho HS quan sát H: 20.1. trả lời:
H: Cấu tạo của phiến lá gồm mấy phần?
 3 phần: Biểu bì, thịt lá, gân lá.
- GV: Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu từng bộ phận của phiến lá...
- GV chiếu tranh: lớp tế bào biểu bì mặt trên và lớp tế bào biểu bì mặt dưới, trạng thái của lỗ khí, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với nghiên cứu thông tin SGK, 
tự nhận biết kiến thức.
H: Những đặc điểm nào của lớp biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong?
- HS: Đặc điểm: là những tế bào không màu trong suốt, có vách dày, trên biểu bì có lỗ khí.
H: hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước?
- HS: Hoạt động đóng mở của lỗ khí.
- GV giải thích sơ về cơ chế đóng mở của lỗ khí: ban ngày, khi cây quang hợp, CO2 trong tế bào giảm, năng lượng được tạo ra, làm màng tế bào hạt đậu hấp thụ 1 lượng lớn ion từ các tế bào bên cạnh, nhờ đó nước thẩm thấu vào tế bào hạt đậu, làm tế bào trương lên -> lỗ khí mở ra. Ban đêm, qua hô hấp tế bào sử dụng hết năng lượng, tế bào mất nước, xẹp xuống -> lỗ khí đóng lại. (Khi cây thiếu nước lá bị héo, lỗ khí còng đóng lại làm hạn chế sự thoát hơi nước của cây).
H:Tóm lại, biểu bì có cấu tạo như thế nào? Chức năng gì?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
-GV: Nhận xét, bổ sung, liên hệ thực tế về hiện tượng thoát hơi nước qua lá: khi đi qua cánh rừng, thấy có cảm giác rất mát là nhờ sự thoát hơi nước qua lá. Hiện tượng đóng mở lỗ khí còng phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài...
1. Biểu bì:
- Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phớa ngoài dày có chức năng bảo vệ và cho ánh sáng xuyên qua. 
- Trên biểu bì (mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi và thoát hơi nước.
Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo thịt lá (12’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 20.4, tự thu nhận thông tin.
- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin, nhận biết kiến thức.
- GV yêu cầu 1 HS lên chỉ trên mô hình các phần của thịt lá.
- HS chỉ ra các phần của thịt lá trên mô hình, các HS còn lại theo dõi, nhận xét.
- GV yêu cầu HS TLN 3'
H: Lớp tế bào thịt lá nào phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ? Lớp tế bào thịt lá nào phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí?
- HS thảo luận nhóm 3' trả lời được:
+ Lớp tế bào phía trên phù hợp với chức năng tổng hợp chất hữu cơ, lớp phía dưới phù hợp với chức năng chứa và trao đổi khí.
- GV yêu cầu lần lượt từng nhóm trình bày từng câu, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
H.Vậy thịt lá có cấu tạo như thế nào và chức năng gì?
- HS trả lời, rút ra kết luận.
2. Thịt lá.
KL:
- Lớp tế bào thịt lá phía dưới là những tế bào xếp không sát nhau, chứa ít lục lạp có chức năng chứa và trao đổi khí.
Hoạt động 3: Nhận biết chức năng của gân lá (6’)
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
-GV: Giới thiệu về phần gân lá, cho HS quan sát. Yêu cầu:
H: Gân lá có cấu tạo và chức năng gì ?
-HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung...
3. Gân lá:
KL:
 Gân lá nằm giữa phần thịt lá, có mạch rây và mạch gỗ. Chức năng vận chuyển các chất.
	4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà
 	a. Tổng kết (4')
 	- GV phát tờ photo bài tập cho HS (nội dung như SGV).
 	- Trao đổi nhóm cho HS chấm bài cho nhau.
 	b. Hướng dẫn học bài (1')
 	- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/67
 	- Đọc mục “Em có biết”.
 	- Ôn lại kiến thức : Chức năng của lá, chất khí nào duy trì sự cháy.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_23_cau_tao_trong_cua_phien_la_na.doc