Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Học sinh lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.

- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.

- Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.

- Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết so sánh kết quả thí nghiệm tìm ra kiến thức.

3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học, ham hiểu biết.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học:

+ Các thiết bị thí nghiệm 1,2 SGK/80.

+ Tranh về cấu tạo cắt ngang của phiến lá nhìn dưới kính hiển vi hình 24.3 SGK/81;

+ Máy chiếu, bảng phụ.

+ Phiếu học tập số 1,2.

- Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Xem lại phần biểu bì trong bài: “Cấu tạo trong của phiến lá”.

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu: Sách giáo khoa Sinh học 6, tài liệu tham khảo.

- Thực hiện các nhiệm vụ học tập trước lớp học: Chuẩn bị bài, đọc trước bài, tìm hiểu các nội dung trong bài học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Ổn định tổ chức: 6A5: Sĩ số:

*Kiểm tra bài cũ: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Vượt chướng ngại vật”

- Luật chơi: Mỗi chướng ngại vật sẽ là một câu hỏi, trả lời đúng xe sẽ vượt qua chướng ngại vật.

- Nội dung với các câu hỏi sau:

Câu 1: Cây cần sử dụng những yếu tố nào để quang hợp?

Đáp án: Chất diệp lục, khí cacbônic, nước và năng lượng ánh sáng mặt trời.

Câu 2: Khi cây hô hấp cần sử dụng khí gì và thải ra môi trường khí gì?

Đáp án: Lấy khí ôxi và thải ra khí cacbônic.

Câu 3: Hô hấp của cây diễn ra vào thời gian nào trong ngày?

Đáp án: Cả ngày lẫn đêm.

Câu 4: Những cơ quan nào của cây tham gia vào quá trình hô hấp?

Đáp án: Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp

 

docx 10 trang tuelam477 2870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 26/11/2020
Ngày thực hiện: 6A5: 28/11/2020
CHỦ ĐỀ: LÁ (tiếp theo)
Tiết 25 - Bài 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU?
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Học sinh lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
- Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.
- Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết so sánh kết quả thí nghiệm tìm ra kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học, ham hiểu biết.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: 
+ Các thiết bị thí nghiệm 1,2 SGK/80.
+ Tranh về cấu tạo cắt ngang của phiến lá nhìn dưới kính hiển vi hình 24.3 SGK/81; 
+ Máy chiếu, bảng phụ.
+ Phiếu học tập số 1,2.
- Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem lại phần biểu bì trong bài: “Cấu tạo trong của phiến lá”.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu: Sách giáo khoa Sinh học 6, tài liệu tham khảo.
- Thực hiện các nhiệm vụ học tập trước lớp học: Chuẩn bị bài, đọc trước bài, tìm hiểu các nội dung trong bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*Ổn định tổ chức: 6A5: Sĩ số: 
*Kiểm tra bài cũ: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Vượt chướng ngại vật” 
- Luật chơi: Mỗi chướng ngại vật sẽ là một câu hỏi, trả lời đúng xe sẽ vượt qua chướng ngại vật.
- Nội dung với các câu hỏi sau:
Câu 1: Cây cần sử dụng những yếu tố nào để quang hợp?
Đáp án: Chất diệp lục, khí cacbônic, nước và năng lượng ánh sáng mặt trời.
Câu 2: Khi cây hô hấp cần sử dụng khí gì và thải ra môi trường khí gì? 
Đáp án: Lấy khí ôxi và thải ra khí cacbônic.
Câu 3: Hô hấp của cây diễn ra vào thời gian nào trong ngày?
Đáp án: Cả ngày lẫn đêm.
Câu 4: Những cơ quan nào của cây tham gia vào quá trình hô hấp?
Đáp án: Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp
* Bài mới
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút)
GV: Chúng ta đều biết cây cần dùng nước để quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động khác nên hằng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại một phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu? 
HS: Dự đoán
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
2.1: Tìm hiểu thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu? (15 phút)
a. Mục tiêu: HS nhận xét được kết quả thí nghiệm, so sánh thí nghiệm, lựa chọn thí nghiệm đúng nhất.
b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp, gợi mở.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
d. Phương tiện dạy học: 
Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập, dụng cụ thí nghiệm
e. Sản phẩm dự kiến: 
Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 1 SGK/80 trả lời: 
+ Một số học sinh dự đoán những điều gì? 
(GV ghi nhanh phần dự đoán của HS vào góc bảng)
+ Để chứng minh cho dự đoán đó, họ đã làm những gì? 
- GV: Hướng dẫn HS lần lượt tìm hiểu thí nghiệm a và b bằng các câu hỏi:
+ Dụng cụ cần chuẩn bị?
+ Cách tiến hành?
+ Nhận xét hiện tượng xảy ra?
(GV lưu ý giải thích cho HS tại sao thí nghiệm b cần đổ thêm 1 lớp dầu bên trên)
- GV: Giới thiệu cho HS kết quả 2 thí nghiệm mà GV đã chuẩn bị trước. Từ đó hướng dẫn HS so sánh với dự đoán đã ghi bên góc bảng để HS tự suy đoán ra nhóm HS Dũng và Tú hay nhóm Tuấn và Hải, nhóm nào đã làm thí nghiệm chứng minh đủ hai dự đoán ban đầu.
- Sau đó GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để thảo luận hoàn thiện phiếu học tập số 1 trả lời câu hỏi phần lệnh SGK/81.
- GV cho HS các nhóm báo cáo, nhận xét và kết luận.
- GV: Chiếu hình ảnh động phóng to hình 24.3 SGK/81. Yêu cầu HS quan sát và cho biết: Nước thoát hơi ra ngoài qua bộ phận nào của lá cây?
- GV: Yêu cầu HS giải đáp dự đoán phần đầu bài.
- Cá nhân đọc thông tin mục 1 SGK/80, đại diện phát biểu, HS khác bổ sung. 
+ Dự đoán: Phần lớn nước do rễ hút vào và Nước đã thoát hơi qua lá.
+ Hai nhóm HS đã làm các thí nghiệm để kiểm tra điều họ dự đón có đúng không.
- HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
* Thí nghiệm a) nhóm Dũng và Tú
+ Dụng cụ: Cần 2 chậu cây A và B: Cây A có thân, rễ nhưng đã ngắt hết lá; cây B vẫn đủ rễ, thân, lá.
+ Chùm túi bóng vào lần lượt hai chậu và buộc chặt lại, quan sát kết quả sau 1 giờ.
+ Kết quả: Sau 1 giờ thành túi bóng chậu A vẫn tròn, thành túi bóng chậu B bị mờ, không nhìn rõ lá.
* Thí nghiệm b) nhóm Tuấn và Hải
+ Dụng cụ: Cần 2 chậu cây A và B: Cây A có thân, rễ, lá và trồng vào cốc thủy tinh; cây B vẫn đủ rễ, thân, nhưng đã ngắt hết lá.
+ Đổ một ít nước vào 2 lọ thủy tinh cổ cao, cẩn thận đặt cây vào mà không làm gãy rễ, sau đó đổ một ít dầu ăn vào, đặt cả hai cây lên cân và điều chỉnh cho kim cân ở vị trí thăng bằng (Lưu ý để đảm bảo kim cân thăng bằng cần đặt thêm một quả cân nhỏ vào bên cây B đã ngắt lá vì bên đó nhẹ hơn), quan sát kết quả sau 1 giờ.
+ Kết quả: Sau 1 giờ Kim cân lệch về bên chậu B, mức nước bên chậu A giảm hơn so với ban đầu.
Quan sát phần kết quả thí nghiệm đối chứng GV đã chuẩn bị, kết hợp tranh vẽ phóng to. Tự suy đoán ra nhóm HS nào đã làm thí nghiệm chứng minh đủ hai dự đoán ban đầu.
- Thảo luận nhóm, nghe giáo viên hướng dẫn. 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. (Đáp án phiếu học tập số 1)
- HS: Quan sát hình ảnh trên máy chiếu, chú ý chiều mũi tên màu đỏ để biết con đường mà nước thoát ra ngoài qua lá là nhờ lỗ khí.
1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu
a) Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú (SGK/80)
b) Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải (SGK/80)
c) Kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá.
2.2: Tìm hiểu ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá (6 Phút)
a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá
b. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở
- Kĩ thuật dạy học: Động não
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
d. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
e. Sản phẩm dự kiến: Trả lời được các câu hỏi giáo viên đưa ra.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- GV: Cho HS quan sát hình ảnh mô phỏng cây chịu ảnh hưởng của nắng và quá trình nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ qua thân, cành, lá. Từ đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm: 
Sự thoát hơi nước có ý nghĩa gì trong đời sống của cây?
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. Tạo sức hút giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
B. Giúp cây hô hấp
C. Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời
D. Cả A và C đều đúng
(Đáp án: D)
- GV: Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống của cây?
- GV: Nhận xét, chốt kiến thức. 
Cho HS đọc phần “Em có biết” SGK/82.
Cung cấp thêm thông tin cho HS: Theo tính toán của các nhà khoa học thì có tới trên 98% nước do rễ hút vào cây đã thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua lá.
- GV: Liên hệ thực tế:
Tại sao cần tưới nước cho cây hợp lí và không được ngắt lá, bẻ ngọn, bẻ cành cây?
- HS: Chú ý quan sát hình ảnh mô phỏng trên máy chiếu. Cá nhân tự suy nghĩ, trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
(Đáp án: D)
- HS: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống của cây vì: 
+ Tạo sức hút làm cho nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyển từ rễ lên lá.
+ Làm cho lá dịu mát khi bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời.
- HS: Cung cấp nước hợp lí, không ngắt lá, bẻ ngọn, bẻ cành cây để hỗ trợ cho cây trong việc hút và thoát hơi nước. Giúp cây phát triển tốt.
2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá
- Tạo sức hút làm cho nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyển từ rễ lên lá.
- Làm cho lá dịu mát khi bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời.
2.3: Tìm hiểu những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng tới sự thoát hơi nước qua lá? (6 phút)
a. Mục tiêu: Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự thoát hơi nước qua lá.
b. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở
- Kĩ thuật dạy học: Động não
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
d. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập
e. Sản phẩm dự kiến: Trả lời được các câu hỏi giáo viên đưa ra.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin mục 3 SGK/81.
Hướng dẫn HS tìm hiểu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá bằng cách yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoàn thiện phiếu học tập số 2. 
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày đáp án. Nhận xét, bổ sung, kết luận.
- HS: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin mục 3 SGK/81.
Thảo luận cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Trình bày kết quả thảo luận (Đáp án phiếu học tập số 2), nhận xét, bổ sung.
3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?
Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua của lá.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để liên hệ, giải thích ý nghĩa một số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trao đổi, hoạt động cá nhân.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm.
d. Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu
e. Sản phẩm dự kiến: Trả lời được các câu hỏi giáo viên đưa ra.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- GV: Yêu cầu HS dựa vào những nội dung đã học trả lời câu hỏi: Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?
- GV: Nhận xét, kết luận.
- GV: Tại sao lá xương rồng biến thành gai?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, suy nghĩ, trả lời:
Khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải tỉa bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá cây khi cây chưa bén rễ. Khi đánh cây, bộ rễ bị tổn thương nên lúc mới trồng rễ chưa thể hút nước để bù vào lượng nước đã mất qua lá. Lúc đó nếu bị mất nhiều nước quá cây có thể bị héo rồi chết.
HS: Để giảm bớt sự thoát hơi nước
4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Mở rộng nội dung kiến thức cho học sinh khá, giỏi 
b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trao đổi, hoạt động cá nhân.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm.
d. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu
e. Sản phẩm dự kiến: Trả lời được các câu hỏi giáo viên đưa ra
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 4* SGK/82: Từ thí nghiệm nhóm 1, hãy cho biết nhóm 2 có thể thay cân bằng dụng cụ gì mà vẫn chứng minh được phần lớn nước do rễ hút vào cây thoát hơi qua lá?
GV: Nhận xét, kết luận
- Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- Trao đổi thảo luận 
- Báo cáo kết quả, thảo luận: Nhóm 2 có thể thay cân bằng 2 túi nilông để bọc kín cả cây có lá và cây không có lá. Quan sát sau một giờ ta sẽ thấy mức nước trong lọ A bị giảm rõ rệt do rễ cây có lá đã hút vào một lượng nước, thành túi nilông bọc cây bị mờ đi (do nước đã hút được thoát ra từ lá và bị đọng lại). Mức nước ở lọ B gần như vẫn giữ nguyên, thành túi bọc cây có lá vẫn còn trong, chứng tỏ trong thời gian thí nghiệm cây không có lá không hút nước và cũng không thoát hơi nước.
5. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
 - Học bài, trả lời các câu cuối bài
 - Chuẩn bị: Đoạn xương rồng có gai, củ dong, củ hành, cành mây, tranh ảnh lá biến dạng khác.
 - Kẻ sẵn bảng SGK/85 vào vở bài tập.
 	IV. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................	 
.....................................................................................................................................	 
.....................................................................................................................................	 
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG (nếu có)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................	 
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: 
1. Vì sao trong thí nghiệm các bạn đều phải sử dụng cây tươi: Một cây có đủ rễ, thân, lá và một cây chỉ có rễ, thân, nhưng không có lá?
2. Theo em thí nghiệm của nhóm nào đã kiểm tra được điều dự đoán ban đầu? Vì sao em chọn thí nghiệm này?
3. Em có thể rút ra kết luận gì?
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1:
Sử dụng cây tươi có đủ rễ, thân và đã ngắt bỏ lá để đối chứng với cây có đủ rễ, thân, lá à Làm như vậy sẽ chứng minh được vai trò của lá trong thí nghiệm.
Câu 2:
- Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú:
 Chỉ chứng minh được: Lá cây đã thoát hơi nước ra ngoài.
- Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải: 
Đã chứng minh được:
+ Rễ hút nước vào cây
+ Phần lớn lượng nước đó thoát ra ngoài qua lá
Câu 3:
Kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: 
Hãy đánh dấu ü vào ô tương ứng trong bảng sau:
Thời tiết
Cây thoát hơi nước
Thời tiết
Cây thoát hơi nước
Nhiều
ít
Nhiều
ít
Nắng
Râm
Nóng
Mát
Khô hanh
Nồm ẩm
Gió thổi mạnh
 Lặng gió
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Thời tiết
Cây thoát hơi nước
Thời tiết
Cây thoát hơi nước
Nhiều
ít
Nhiều
ít
Nắng
ü
Râm
ü
Nóng
ü
Mát
ü
Khô hanh
ü
Nồm ẩm
ü
Gió thổi mạnh
ü
 Lặng gió
ü

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_25_bai_24_phan_lon_nuoc_vao_cay.docx