Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 27: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu thí nghiệm chứng minh cây thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá.
- Trình bày cấu tạo lỗ khí phù hợp với chức năng thoát hơi nước.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
- Giải thích được ý nghĩa của 1 số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt.
2. Kỹ năng:
- Hoạt động nhóm, giải thích hiện tượng thực tế
- Biết làm thí nghiệm về hiện tượng hô hấp.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi khi quan sát và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm
- Kỹ năng giải quyến vấn đề: Giải thích tại sao phải tưới nước cho cây nhiều hơn khi trời nắng nóng, khô hanh hay có gió thổi nhiều.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm theo nhiệm vụ được phân công
- Kỹ năng trình bày kết quả thí nghiệm.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Thực hành thí nghiệm
- Giải quyết vấn đề.
- Trực quan
- Trình bày 1 phút.
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh Ngày 15/11/2011 Tiết 27: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu thí nghiệm chứng minh cây thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. - Trình bày cấu tạo lỗ khí phù hợp với chức năng thoát hơi nước. - Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá. - Giải thích được ý nghĩa của 1 số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt. 2. Kỹ năng: - Hoạt động nhóm, giải thích hiện tượng thực tế - Biết làm thí nghiệm về hiện tượng hô hấp. II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi khi quan sát và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm - Kỹ năng giải quyến vấn đề: Giải thích tại sao phải tưới nước cho cây nhiều hơn khi trời nắng nóng, khô hanh hay có gió thổi nhiều. - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm theo nhiệm vụ được phân công - Kỹ năng trình bày kết quả thí nghiệm. III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Thực hành thí nghiệm - Giải quyết vấn đề. - Trực quan - Trình bày 1 phút. IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - GV: Tranh vẽ H 23.1 SGK. + Dụng cụ thí nghiệm: 1 cây trồng trong cốc nhỏ, 1 cốc thủy tinh lớn, 1 tấm kính, 1 túi giấy đen, 1 bao diêm và 1 que đóm (Có thể GV làm thí nghiệm trước 4 g, mang kết qua lên lớp cho HS xem) - HS: Xem lại sơ đồ quang hợp, ôn lại kiến thức về khí cacbonic và khí ôxi V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định lớp: Nhắc nhở HS trật tự đồng thời kiểm tra mẫu vật của từng nhóm. 1. Khám phá: Để HS hiểu rõ và trả lời câu hỏi đầu bài, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Dưới ánh sáng cây thực hiện quang hợp đã nhả ra khí ôxi. Trong tối cây có hô hấp không? Làm thế nào để biết điều đó, chúng ta tìm hiểu ở các thí nghiệm sau: 2. Kết nối: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * MT1: Tìm hiểu các thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đã đi đâu? - GV cho HS đọc 0/ tr 80 để trả lời câu hỏi: 1. Một số HS đã dự đoán điều gì? 2. Để chứng minh cho sự dự đoán đó, họ đã làm những gì? - GV yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm để lựa chọn và phân tích lý do lựa chọn của nhóm mình. 3. Thí nghiệm của Dũng và Tú đã chứng minh nội dụng nào, còn nội dung nào chưa chứng minh? 4. Thí nghiệm của Tuấn và Hải đã chứng minh nội dụng nào? Giải thích - GV rút ra nhận xét: Mực nước lọ A bị giảm, mực nước lọ B vẫn giữ nguyên. Do vậy đĩa cân có lọ B nặng hơn đĩa cân có lọ A - GV yêu cầu HS rút ra kết luận? - HS đọc 0/ tr 80, thảo luận nhóm để thống nhất đáp án: 1. Phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài. Nước đã thoát hơi qua lá 2. Họ đã làm thí nghiệm để kiểm tra điều họ dự đoán có đúng không? - HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: 3. Đã chứng minh được: Phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài. Còn nội dung chưa chứng minh: Nước đã thoát hơi qua lá. 4. Đã chứng minh được: Nước đã thoát hơi qua lá. Giải thích: Mực nước ở lọ A bị giảm, rễ của cây có lá đã hút một lượng nước, cán cân lệch về phía đĩa có lọ B. Chứng tỏ lượng nước do rễ hút lên đã được thoát ra ngoài và thoát qua lá. Mực nước ở lọ B gần như giữ nguyên, chứng tỏ cây không có lá không hút nước và cũng không có hiện tượng thoát hơi nước qua lá 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu? a. Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú b. Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải c. Kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lỗ khí ở lá. * MT 2: GV vẽ cho HS đường đi của nước: Lông hút -> Vỏ rễ - mạch dẫn rễ -> mạch dẫn thân -> lá -> thoát ra ngoài (qua lỗ khí) - GV cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi: 5. Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của cây? - GV tổng kết lại ý kiến của HS, rút ra kết luận - HS có thể thu nhận kiến thức này bằng cách đọc thông tin mục 2. 5. Tạo sức hút -> Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. Làm dịu mát cho lá. - HS trình bày ý kiến và HS khác bổ sung. II. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá - Giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ đến lá. - Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời. * MT 3: - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời 2 câu hỏi SGK/ tr 82: 6. Vì sao người ta phải tưới nhiều nước cho cây trong những ngày nắng nóng, khô hanh hoặc có gió mạnh? 7. Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài nào? - GV cho HS bổ sung ý kiến cho nhau và rút ra kết luận. - HS đọc 0/ tr 81, và trả lời 2 câu hỏi mục s/ tr 82. 6. Vì trong những ngày đó, cây bị mất rất nhiều nước. Khi cây bị thiếu nước, lá không quang hợp được, các hoạt động sống khác cũng bị ngừng, cây khô héo và có thể chết. 7. Những điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm của không khí. - Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung. III. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá? - Những điều kiện bên ngoài: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá. - Cần phải tưới đủ nước cho cây, nhất là vào thời kỳ khô hạn, nắng nóng -> Giúp cây phát triển. VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP - Trả lời câu hỏi SGK câu 3, 4/ 82 Câu 3: Mục đích là làm giảm sự thoát hơi nước qua lá khi cây chưa bén rễ. Lúc mới trồng, rễ chưa thể hút nước để bù vào lượng nước đã mất qua lá, nếu mất nhiều nước, cây sẽ héo rồi chết. VII/ VẬN DỤNG: Câu 4: Có thể thay cân bằng 2 túi nilon để bọc kín cả cây có lá và cây không có lá. => Sau 1 giờ lọ A giảm rõ rệt do rễ cây có lá đã hút vào 1 lượng nước, thành túi nilon bị mờ, lọ B vẫn giữ nguyên, chứng tỏ trong thời gian thí nghiệm cây không có lá không hút nước và cũng không thoát hơi nước. * Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi SGK/ tr 82. - Đọc mục: “Em có biết?” - Đem mẫu vật: Biến dạng của lá như: xương rồng, củ dong ta, củ hành, cây nắp ấm, cây đậu ván - Quan sát kỹ H 25.1, 2, 3, 4, 5, 6, 7/ tr84. VIII/ RÚT KINH NGHIỆM - Qua bài học, học sinh có thể tự trả lời câu hỏi đặt ra ở tựa đề bài học ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_27_phan_lon_nuoc_vao_cay_di_dau.doc