Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 28: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 28: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Giải thích được khi đất thoáng rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ cây hút nước và muối khoáng mạnh mẽ.

 - Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí

 2. Kĩ năng:

 - Tìm kiếm và xử lí các thông tin khi quan sát và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm.

 - Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao phải tưới nước cho cây nhiều hơn khi trời nắng nóng khô hanh hay có gió thổi nhiều.

 - Giáo dục KNS:

 + Chăm sóc cây trồng vào mùa khô hanh, mùa nóng.

 + Tự tin khi giải quyết vấn đề.

 3. Thái độ

 Giáo dục lòng say mê môn học, say mê khám phá, hiểu biết thiên nhiên.

 II. CHUẨN BỊ

 Tranh vẽ phóng to hình 24.3 SGK.

 HS: Xem lại bài: “Cấu tạo trong của phiến lá”.

 III. PHƯ¬ƠNG PHÁP

 Thực hành thí nghiệm , giải quyết vấn đề, trực quan , dạy học nhóm.

 IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

 1. Ổn định tổ chức: (1’)

 Kiểm tra sĩ số HS

 2. Kiểm tra đầu giờ: (4’)

 - Hô hấp là gì? Ý nghĩa của hô hấp đối với cây?

 3. Các hoạt động:

 Vào bài: (1') Chúng ta đều biết cây cần nước để quang hợp và sử dụng cho 1 số hoạt động khác nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại 1 phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu?

 

doc 3 trang tuelam477 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 28: Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/11/2019
Ngày giảng: 28/11/2019 (6B); 29/11/2019 (6A)
Tiết 28
 PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU?
	I. MỤC TIÊU
 	1. Kiến thức: 
 	- Giải thích được khi đất thoáng rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ cây hút nước và muối khoáng mạnh mẽ.
 	- Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí
	2. Kĩ năng: 
 	- Tìm kiếm và xử lí các thông tin khi quan sát và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm.
 	- Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao phải tưới nước cho cây nhiều hơn khi trời nắng nóng khô hanh hay có gió thổi nhiều.
	- Giáo dục KNS: 
	+ Chăm sóc cây trồng vào mùa khô hanh, mùa nóng.
	+ Tự tin khi giải quyết vấn đề.
 	3. Thái độ
 	Giáo dục lòng say mê môn học, say mê khám phá, hiểu biết thiên nhiên.
	II. CHUẨN BỊ
 	Tranh vẽ phóng to hình 24.3 SGK.
 	HS: Xem lại bài: “Cấu tạo trong của phiến lá”.
	III. PHƯƠNG PHÁP
 	Thực hành thí nghiệm , giải quyết vấn đề, trực quan , dạy học nhóm.
	IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
	1. Ổn định tổ chức: (1’)
 	Kiểm tra sĩ số HS
 	2. Kiểm tra đầu giờ: (4’)
 	- Hô hấp là gì? Ý nghĩa của hô hấp đối với cây?
 	3. Các hoạt động:
	Vào bài: (1') Chúng ta đều biết cây cần nước để quang hợp và sử dụng cho 1 số hoạt động khác nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại 1 phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu? 
Hoạt động 1:( 18’) 
Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu?
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
GV: Dẫn dắt theo nd SGK
H: Một số HS đã dự đoán điều gì ? Để chứng minh cho dự đoán đó họ đã làm gì ?
-HS: Trả lời...
-GV: Cho HS quan sát hình H: 24.1; 24.2 (GV giới thiệu tranh).
-HS: Quan sát tranh tìm hiểu T.N của bạn Dũng-Tú và T.N của bạn Tuấn - Hải.
-GV: Yêu cầu HS trình bày lại 2 thí nghiệm trên.
-HS: Trình bày trên tranh .
-GV: Cho HS nhận xét bổ sung trên tranh (cách bố Tú thí nghiệm).
-GV: Tiếp tục cho HS quan sát bảng kết quả. yêu cầu HS thảo luận nhóm 4':
H: Vì sao trong T.N các bạn đều sử dụng 2 cây tươi: 1 cây có đủ rễ, thân, lá và 1 cây có đủ rễ, thân mà không có lá ?
Vì các bạn cho rằng : Nước đã thoát hơi qua lá.
H: Theo em T.N nào đã kiểm tra được điều dự đoán ban đầu? Vì sao em chọn T.N này?
-HS: Trả lời. GV Ghi nhanh ý kiến lựa chọn của các nhóm lên bảng... Cho HS nhận xét ...
-GV: Nhận xét, bổ sung: 
Ở VD1 của 2 bạn Dũng-Tú: Mới chỉ chứng minh được ở cây có lá, có hiện tượng thoát hơi nước, còn cây không lá thì không có hiện tượng này.
Ở VD2 của bạn Tuấn-Hải: Đã kiểm chứng được thí nghiệm ban đầu.
H: Vậy qua thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì ?
HS: Trả lời
GV chốt lại ND
-GV: Cho HS quan sát H:24.3: (mô tả con đường hơi nước thoát ra qua lỗ khớ ở lá....
1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu.
a. Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú.
b. Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải.
c. Kết luận:
 Phần lớn nước do rễ hút vào cây, được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. 
Hoạt động 2:( 9’) 
Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu, trả lời:
H: Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của cây?
Tạo sức hút, vận chuyển nước và muối khoáng, làm dịu mát cho cây...
GV: Liên hệ thực tế: Trời nắng nóng, khi đi qua khu rừng thấy rất mát. vì lá cây thoát hơi nước... 
2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá.
KL:
Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, giữ cho lá và cây khỏi bị khô.
Hoạt động 3 (8’): 
Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?
Hoạt động của thầy trò
Nội dung 
GV: Yêu cầu HS:
H: Khi nào lá cây thoát hơi nước nhiều? 
H: Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện tượng gì ?
H: Vậy sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài nào?
HS: Lần lượt, nhận xét, bổ sung...
GV: Nhận xét, bổ sung. Liên hệ thực tế...
3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.
KL:
Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá.
	4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà 
 	a. Tổng kết (3')
 - HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 82.
 - GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi 3.
 	b. Hướng dẫn học bài ở nhà (1')
	- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc mục: “Em có biết”.
	- Chuẩn bị đoạn xương rồng có gai, củ dong, củ hành, cành mây, tranh ảnh lá biến dạng khác.
	- Kẻ sẵn bảng SGK trang 85 vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_28_phan_lon_nuoc_vao_cay_di_dau.doc