Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 36: Thụ phấn - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 36: Thụ phấn - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng thụ phấn.

- Phân biệt được giao phấn với thụ phấn.

2. Kỹ năng:

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ ĐV nói riêng và bảo vệ đa dạng sinh học nói chung.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn.

- Kỹ năng vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Dạy học nhóm

- Trực quan

- Vấn đáp – tìm tòi

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Sưu tầm 1 số loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có ở địa phương .

- Sưu tầm những tranh ảnh về 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ khác.

 

doc 2 trang haiyen789 2230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 36: Thụ phấn - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh 
Ngày 30/12/2011
Tiết 36: THỤ PHẤN
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng thụ phấn.
- Phân biệt được giao phấn với thụ phấn.
2. Kỹ năng:
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ ĐV nói riêng và bảo vệ đa dạng sinh học nói chung.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Dạy học nhóm
- Trực quan
- Vấn đáp – tìm tòi
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Sưu tầm 1 số loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có ở địa phương .
- Sưu tầm những tranh ảnh về 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ khác. 
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Khám phá: Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy sự thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào?
Kết nối: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* MT: Tìm hiểu về hiện tượng thụ phấn
- GV giảng về hiện tượng thụ phấn: Sự thụ phấn là quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa. Có sự tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhụy thì hoa mới thực hiện chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn.
- GV nêu vấn đề: Hạt phấn có thể tiếp xúc với nhụy hoa bằng cách nào? Yêu cầu HS trả lời: 
1. Thế nào là hoa tự thụ phấn?
2. Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?
- Yêu cầu HS đọc thông tin tr 99
3. Thế nào là hoa giao phấn?
4. Hoa giao phấn khác hoa thụ phấn ở điểm nào?
5. Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ những yếu tố nào?
- HS đọc khái niệm về hiện tượng thụ phấn trong SGK.và quan sát H 30.1, chú ý vị trí của nhị và nhụy -> Suy nghĩ câu trả lời.
- HS làm bài tập s/ tr 99:
+ Loại hoa (lưỡng tính)
+ Thời gian chín của nhị so với nhụy (đồng thời).
- HS trả lời câu hỏi SGK:
1. Hoa tự thụ phấn: là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
2. Hoa tự thụ phấn: Xảy ra ở hoa lưỡng tính, có nhị và nhụy cùng chín đồng thời
3. Giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhụy hoa khác.
4. Hoa giao phấn: Xảy ra ở hoa đơn tính , hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
5. Nhờ yếu tố: Sâu bọ, gió, người 
1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn:
* Thụ phấn: là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Các bộ phận tham gia: hạt phấn và đầu nhụy
- Ví dụ: hiện tượng thụ phấn ở ngô, bầu bí 
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
Khái niệm
là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
Là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
Đặc điểm
Xảy ra ở hoa lưỡng tính
Xảy ra ở hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính
Thời gian chín của nhị so với nhụy
Có nhị và nhụy cùng chín đồng thời.
Có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
* MT: Nhận biết các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời câu hỏi SGK
6. Tràng hoa có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ?
7. Nhị của hoa có đặc điểm gì khiến sâu bọ đến lấy mật thường mang theo hạt phấn sang hoa khác?
8. Nhụy hoa có đặc điểm gì để hạt phấn thường dính vào đầu nhụy?
- GV cho HS xem thêm 1 số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Yêu cầu HS cho ví dụ về các hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
* Liên hệ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các loài ĐV 
9. Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài ĐV?
GV nhấn mạnh: Bảo vệ ĐV cũng chính là bảo vệ đa dạng sinh học.
Giáo dục HS không nên bẻ hoa, ngắt cành cây, có ý thức bảo vệ các loài côn trùng sâu bọ, giúp cho sự thụ phấn nhờ sâu bọ đạt hiệu quả hơn.
- HS thảo luận, suy nghĩ và trả lời 4 câu hỏi SGK /100.
6. Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt.
7. Nhị có hạt phấn to, có gai và có chất dính.
8. Đầu nhụy thường có chất dính.
- Các nhóm trình bày kết quả.
HS tự bổ sung và tóm tắt các đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
Ví dụ: hoa bí, hoa mướp, hoa vừng 
9. Vì chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho hoa, duy trì nòi giống của các loài TV
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: 
- Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhuỵ có chất dính.
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK/ tr 100
VII/ VẬN DỤNG: 
* Gợi ý câu 4: Những cây có hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ?
- Thường có màu trắng có tác dụng làm hoa nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra.
- Có mùi thơm rất đặc biệt cũng có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến dù chúng chưa nhận ra hoa?
V. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4/ 100 SGK.
- Tìm 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Chuẩn bị cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_36_thu_phan_nam_hoc_2011_2012_vo.doc