Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 37: Thụ phấn (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 37: Thụ phấn (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phân biệt được thụ phấn nhờ sâu bọ với thụ phấn nhờ gió.

2. Kỹ năng:

- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ ĐV nói riêng và bảo vệ đa dạng sinh học nói chung.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn.

- Kỹ năng vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Dạy học nhóm

- Trực quan

- Vấn đáp – tìm tòi

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Sưu tầm 1 số loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có ở địa phương .

- Sưu tầm những tranh ảnh về 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ khác.

V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Khám phá: Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy sự thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào?

2. Kết nối:

- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có của hoa thụ phấn nhờ gió.

- Phân biệt được những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Nêu được 1 số ứng dụng hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao nâng suất và phẩm chất cây trồng.

 

doc 2 trang haiyen789 4600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 37: Thụ phấn (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 2/01/2012
Tiết 37: THỤ PHẤN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được thụ phấn nhờ sâu bọ với thụ phấn nhờ gió.
2. Kỹ năng: 
- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ ĐV nói riêng và bảo vệ đa dạng sinh học nói chung.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Dạy học nhóm
- Trực quan
- Vấn đáp – tìm tòi
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Sưu tầm 1 số loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có ở địa phương .
- Sưu tầm những tranh ảnh về 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ khác. 
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy sự thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào?
2. Kết nối: 
- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có của hoa thụ phấn nhờ gió.
- Phân biệt được những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Nêu được 1 số ứng dụng hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao nâng suất và phẩm chất cây trồng.
II. ĐDDH
- GV: Tranh ảnh về các loại hoa thụ phấn nhờ gió như hoa ngô, hoa phi lao 
- HS: Ôn lại kiến thức bài trước.
III. HĐDH
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* MT: Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và H 30.3, 30.4 và đọc 0 tr 101 SGK để tìm hiểu tác dụng của các đặc điểm của hoa, trả lời câu hỏi:
1. Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và cái?
2. Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
3. Những đặc điểm đó có lợi gì cho sự thụ phấn nhờ gió?
* Thảo luận nhóm: So sánh hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? 
- HS quan sát mẫu vật và hình SGK để trả lời:
1. Hoa đực ở trên ngọn cây hoặc đầu cành.
2. HS tập trung nêu các đặc điểm: vị trí hoa đực, bao hoa, nhị và nhụy
3. Những đặc điểm đó có lợi: Tạo điều kiện cho hạt phấn dễ tung ra và dichuyển đi xa, đầu nhụy có lông để bám giữ được hạt phấn
- Các nhóm thảo luận, trao đổi để hoàn thành phiếu học tập.
1. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:
 SGK tr / 101
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoa thụ phấn nhờ gió
Bao hoa
Thường có màu sắc sặc sỡ
Đơn giản hoặc tiêu biến, không có màu sắc sặc sỡ.
Nhị hoa
Có hạt phấn to, dính và có gai
Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
Nhụy hoa
Đầu nhụy thường có chất dính
Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, thường có lông quét
Đặc điểm khác
Có hương thơm, mật ngọt
Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành
* MT: Tìm hiểu ứng dụng về kiến thức thụ phấn
- Yêu cầu HS đọc 0 tr 101 SGK để trả lời câu hỏi cuối mục.
4. Hãy kể những ứng dụng về thụ phấn của con người?
5. Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung?
6. Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
7. Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?
- HS tự thu nhận 0 và tự trả lời:
4. Tạo ra các giống ngôlai, lúa lai 
5. Cần thụ phấn bổ sung khi: Thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn hoặc khi con người muốn tạo ra giống lai mới.
6. Con người đã nuôi ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa.
7. Nhằm tăng sản lượng quả và hạt và tạo ra những giống lai mới.
2. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn
- Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt.
- Tạo được những giống lai mới có năng suất cao và phẩm chất tốt.
IV. Kiểm tra – đánh giá
- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
- Trong trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết?
V. Dặn dò:
 - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
- Tìm 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Chuẩn bị 1 số cây ngô có hoa, hoa bí đỏ 
* Gợi ý: 
Câu 2: Thụ phấn nhờ người cần trong những trường hợp sau:
- Khi thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió gặp khó khăn, người ta đã bổ sung cho hoa.
- Khi muốn tăng khả năng cho quả và hạt, người ta đã chủ động thụ phấn cho hoa hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn
- Khi muốn tạo ra những giống lai mới theo ý muốn, con người đã chủ động thực hiện giao phấn giữa những giống cây khác nhau để kết hợp được nhiều đặc điểm tốt vào giống mới.
Câu 3: Việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả vừa có lợi cho cây, vừa có lợi cho con người:
- Mật ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa -> Hiệu quả thụ phấn sẽ cao hơn và sẽ cho nhiều quả hơn
- Ong lấy nhiều phấn và mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn -> Tăng nguồn lợi về mật ong.
VI. Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_37_thu_phan_tiep_theo_nam_hoc_20.doc