Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 38: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 38: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

IV. Kiểm tra – đánh giá

- Hãy kể hiện tượng xảy ra trong sự thụ tinh? Hiện tượng nào là quan trọng nhất?

- Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh?

- Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?

V. Dặn dò

- Học và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/tr 104.

- Đọc mục “Em có biết?”

- Chuẩn bị một số quả theo nhóm: đu đủ, đậu Hà Lan, cà chua, chanh, táo, me, phượng, lạc

* Gợi ý:

Câu 2: Quan hệ thụ phấn và thụ tinh: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Vậy hạt phấn là diều kiện cần cho sự thụ tinh xảy ra.

 

doc 2 trang haiyen789 3290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 38: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
3/01/2012
Tiết 38: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. Mục tiêu
- Trình bày được quá trình thụ tinh (sự nảy mầm của hạt phấn và hiện tượng thụ tinh)
- Nêu được sự kết hạt và tạo quả
II.ĐDDH
-GV: Tranh vẽ theo H 31.1 SGK
-HS: Ôn tập lại bài cấu tạo và chức năng của hoa; xem lại khái niệm về thụ phấn
III.HĐDH
Mở bài: Tiếp theo hiện tượng thụ phấn là thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* MT: HS nắm được quá trình nảy mầm của hạt phấn..
- GV hướng dẫn HS quan sát H 31.1, tìm hiểu chú thích, đọc 0 tr 103 SGK ở mục 1.
1. Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
GV giải thích thêm:
- Hạt phấn hút chất nhầy trương lên -> nảy mầm thành ống phấn.
- Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu của ống phấn
- Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu.
- HS tự quan sát H 31.1, đọc chú thích , suy nghĩ tìm câu trả lời:
1. Chỉ trên tranh sự nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn. Hạt phấn hút chất nhầy trương lên -> nảy mầm thành ống phấn.
- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức GV giảng.
1. Quá trình thụ tinh
 a. Sự nảy mầm của hạt phấn:
- Mỗi hạt phấn hút chất nhầy trương lên và nảy mầm thành ống phấn.
- Tế bào sinh dục đực chuyển từ: Ống phấn -> đầu nhụy -> Vòi nhụy -> bầu -> tiếp xúc noãn.
* MT: HS hiểu rõ cơ chế của sự thụ tinh và nắm được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 31.1 và đọc s tr 103 SGK ở mục 2.
2. Sau khi thụ phấn đến lúc thụ tinh có những hiện tượng nào xảy ra?
3. Sự thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa?
4. Sự thụ tinh là gì?
5. Tại sao nói thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
- HS tự đọc s , quan sát H 31.1 và trả lời:
2. Sau khi thụ phấn có hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
3. Sự thụ tinh xảy ra ở noãn
4. Thụ tinh: TBSD đực + TBSD cái -> Hợp tử.
5. Đây là dấu hiệu của SSHT vì có sự kết hợp giữa TBSD đực với TBSD cái tạo thành hợp tử 
- HS phát biểu và bổ sung kiến thức về thụ tinh.
b. Hiện tượng thụ tinh.
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 tế bào mới gọi là hợp tử.
* MT: HS biết được sự biến đổi của hoa sau khi thụ tinh để tạo thành quả và hạt.
 - GV yêu cầu HS đọc 0 tr 103 SGK ở mục 3 và trả lời câu hỏi:
6. Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
7. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt?
8. Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?
GV bổ sung: Ở 1 số ít loài cây, ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa như: Cà chua, ổi, hồng phần đài vẫn còn trên quả khi chín. Chuối, ngô Phần đầu nhụy và vòi nhụy vẫn còn trên quả. 
- HS tự đọc 0 SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
6. Hạt do noãn tạo thành
7. Hình thành phôi, vỏ hạt, bộ phận chứa chất dự trữ cho hạt.
8. Qủa do bầu phát triển thành 
Quả có chức năng bảo vệ.
2. Kết hạt và tạo quả:
a. Sự biến đổi các thành phần của noãn sau khi thụ tinh:
- Hợp tử -> Phôi.
- Noãn -> Hạt chứa phôi
b. Sự biến đổi của bầu nhụy
- Bầu nhụy -> Quả chứa hạt.
- Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây, ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa)
IV. Kiểm tra – đánh giá
- Hãy kể hiện tượng xảy ra trong sự thụ tinh? Hiện tượng nào là quan trọng nhất?
- Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh?
- Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
V. Dặn dò
- Học và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/tr 104.
- Đọc mục “Em có biết?” 
- Chuẩn bị một số quả theo nhóm: đu đủ, đậu Hà Lan, cà chua, chanh, táo, me, phượng, lạc 
* Gợi ý: 
Câu 2: Quan hệ thụ phấn và thụ tinh: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Vậy hạt phấn là diều kiện cần cho sự thụ tinh xảy ra.
VI. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_38_thu_tinh_ket_hat_va_tao_qua_n.doc