Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 43: Tổng kết về cây có hoa - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 43: Tổng kết về cây có hoa - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

- Hệ thống hoá được những kiến thức về cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa.

- Mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống, tạo thành cơ thể toàn vẹn.

- Biết vận dụng kiến thức để giải thích được 1 vài hiện tượng trong thực tế trồng trọt

II. ĐDDH

- GV: Sơ đồ cây có hoa theo H 36.1 SGK.

- HS: Ôn cấu tạo và chức năng của rễ, thân, lá, hoa quả và hạt.

III. HĐDH

* Mở bài: Cây có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có những chức năng riêng, vậy chúng hoạt động như thế nào để tạo thành một thể thống nhất ?

 

doc 2 trang haiyen789 3650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 43: Tổng kết về cây có hoa - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày / /
Tiết 43: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA
I. Mục tiêu
- Hệ thống hoá được những kiến thức về cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa.
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống, tạo thành cơ thể toàn vẹn.
- Biết vận dụng kiến thức để giải thích được 1 vài hiện tượng trong thực tế trồng trọt
II. ĐDDH
- GV: Sơ đồ cây có hoa theo H 36.1 SGK.
- HS: Ôn cấu tạo và chức năng của rễ, thân, lá, hoa quả và hạt.
III. HĐDH
* Mở bài: Cây có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có những chức năng riêng, vậy chúng hoạt động như thế nào để tạo thành một thể thống nhất ?
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* MT: Phân tích làm nổi bật mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của từng cơ quan.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng tr 116.
- Làm bài tập SGK tr 116 – 117:
- GV treo tranh câm (H 36.1), gọi HS lần lượt điền:
* Tên các cơ quan của cây có hoa.
* Đặc điểm cấu tạo chính (điền chữ) và chức năng chính (điền số) của tất cả các cơ quan ở cây có hoa.
1. Cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào? Và có chức năng gì?
2. Các cơ quan sinh sản có cấu tạo và chức năng như thế nào?
3. Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?
- GV cho HS rút ra kết luận.
- HS đọc bảng cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.
- Lựa chọn mục tương ứng giữa cấu tạo và chức năng điền vào sơ đồ cây có hao:
* Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
* a.6, b.4, c.2, d.3, c.1, g.5
- HS trả lời: 
1. Gồm rễ, thân, lá -> Nuôi dưỡng cây.
2. Gồm hoa, quả hạt -> Duy trì và phát triển nòi giống.
3. Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng.
- HS tự rút ra kết luận
I. Cây là một thể thống nhất
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa
- Cây xanh có hoa có nhiều cơ quan, trong mỗi cơ quan của cây đều có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của chúng. 
* MT: Phát hiện mối quan hệ chặt chẽ về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục s/ tr 116, suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
4. Thông tin thứ nhất cho ta biết những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng ?
5. Thông tin thứ hai và ba cho biết: Khi hoạt động của một cơ quan giảm đi hay được tăng cường có ảnh hưởng gì đến hoạt động của các cơ quan khác?
- HS đọc s/ tr 116, thảo luận nhóm -> trả lời câu hỏi:
4. Cây có hoa có hai loại cơ quan: Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
5. Trong hoạt động sống của cây, giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng. Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vào sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khác, Khi một cơ quan tăng cường hoặc giảm hoạt động đều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và của toàn bộ cây.
2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan của các cơ quan ở cây có hoa
- Trong hoạt động sống của cây, giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng 
- Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vào sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khác. Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
IV. Kiểm tra – đánh giá
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
Gợi ý câu 3: Rau là một loại cây cần nhiều nước, nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng.
- Thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp của lá sẽ giảm, chế tạo được ít chất hữu cơ, lá không thể xanh tốt. Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ nên chậm lớn, cây còi cọc, dẫn đến năng suất thu hoạch thấp.
- Cho HS giải ô chữ trang 118.
Đáp án: 1. nước, 2. thân, 3. mạch rây, 4. quả hạch, 5. rễ móc, 6. hạt, 7. hoa, 8. quang hợp.
Hàng dọc : CÂY CÓ HOA.
V. Dặn dò
- Học kết luận SGK
- Trả lời câu hỏi : 1, 2, 3 SGK/ tr 117.
- Tìm hiểu đời sống cây ở nước, sa mạc, ở nơi lạnh.
VI. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_43_tong_ket_ve_cay_co_hoa_nam_ho.doc