Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 45-58

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 45-58

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 - Phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa và quả với hạt được dấu kín trong quả. Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín và cây hạt trần.

 - Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây hạt kín.

 - Biết cách quan sát một cây hạt kín.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên .

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 - Mẫu vật : Cây hạt kín (có thể lấy cả rễ) có cơ quan sinh sản, một số quả.

 - Dụng cụ: kính lúp, kim nhọn

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

- Sĩ số: 6A. 6B. 6C.

2. Kiểm tra bài cũ:

 1.Cơ quan sinh sản của thông là gì? cấu tạo ra sao?

 2.So sánh đặc điểm và cấu tạo của cây thông với cây dương xỉ?

 

doc 25 trang tuelam477 2970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 45-58", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 6A . 6B . 6C 
CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT
TIẾT 45: TẢO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo hiện tảo là thực vật bậc thấp.
- Tập nhận biết một số tảo thường gặp.
- Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng, quan sát, nhận biết
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Mẫu tảo soắn đều trong các cốc thuỷ tinh
- Tranh tảo xoắn, rong mơ
- Tranh một số tảo khác
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A .. 6B . 6C ..
2. Kiểm tra bài cũ:
	1. Nêu 1 vài ví dụ về sự thích nghi của cây ở cạn với môi trường?
	2. Các cây sống trong môi trường đặc biệt thường có đặc điểm gì? Cho ví dụ?
3. Dạy học – Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: 
- Giáo viên giới thiệu tảo xoắn và nơi sống.
 - Hướng dẫn học sinh quan sát 1 sợi tảo phóng to trên tranh trả lời câu hỏi:
 + Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào?
 + Vì sao tảo xoắn có màu lục?
 - Giáo viên giới thiệu môi trường sống của rong mơ
 - Hướng dẫn quan sát tranh rong mơ trả lời câu hỏi:
 + Rong mơ có cấu tạo như thế nào?
 + Vì sao rong mơ có màu nâu?
 Nhận xét: thực vật bậc thấp có đặc điểm gì?
Hoạt động 2:
- Sử dụng tranh giới thiệu một số tảo khác
 - Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK (tr124) rút ra nhận xét hình dạng của tảo?
Hoạt động 3:
+ Tảo sống ở nước có lợi gì?
+ Với đời sống con người có lợi gì?
- Khi nào có thể gây hại?
1. Cấu tạo của tảo:
- Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật.
- Sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục.
- Rong mơ sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc. Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu. 
- Kết luận: tảo là thực vật bậc thấp có cấu tạo đơn giản có diệp lục, chưa có rể, thân, lá.
2. Một vài tảo khác thường gặp:
- Tảo đơn bào, tảo đa bào.
- Dù là đơn hay đa bào cơ thể của tảo chưa có thân, rễ, lá thật sự, bên trong chưa phân hoá thành các loại mô điển hình. Chúng hợp thành nhóm thực vật bậc thấp.
3. Vai trò của tảo:
- Tạo ra khí oxi giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước.
- Là nguồn thức ăn của cá và các động vật ở nước khác.
- Làm thức ăn cho người và gia súc.
- Dùng làm phân bón, nguyên liệu làm giấy, chế hồ dán, chế chất nhuộm, làm thuốc.
* Tuy nhiên, tảo đôi khi cũng có 1 số tác hại:
- Tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây ra hiện tượng “nước nở hoa”, khi chết làm nước bị nhiễm bẩn làm chết cá.
- Tảo xoắn, tảo vòng có thể quấn vào gốc lúa làm lúa khó đẻ.
4. Củng cố:
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Tại sao tảo được xếp vào thực vật bậc thấp?
a. Cơ thể tảo có cấu tạo rất đơn giản
b. Tảo không quang hợp được trong điều kiện ánh sáng yếu.
c. Tảo chưa có rễ, thân, lá thật sự.
d. Cả a và c.
Câu 2: Tảo có mấy cách sinh sản?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
	- Học kết luận SGK 
	- Trả lời câu hỏi 5 SGK (tr125)
	- Đọc “Em có biết”
	- Chuẩn bị: Mẫu cây rêu
Ngày .tháng .năm
Duyệt của tổ trưởng:
Nguyễn Văn Hiền
Ngày giảng: 6A 6B 6C 
TIẾT 46: RÊU – CÂY RÊU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	- Học sinh nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa.
	- Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu.
	- Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kỹ năng quan sát
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
	- Vật mẫu: cây rêu (có cả túi bào tử)
	- Tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử.
	- Kính lúp cầm tay
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A .. 6B 6C ..
2. Kiểm tra bài cũ:
	1. Tảo có những hình thức sinh sản nào? Tại sao nói tảo là thực vật bậc thấp?
	2. Vai trò của tảo?
3. Dạy học – Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và cho biết rêu sống ở đâu?
Hoạt động 2:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cây rêu và đối chiếu H38.1 nhận thấy những bộ phận nào của cây?
 (- Rể giả có khả năng hút nước)
 (- Thân, lá chưa có mạch dẫn sống được ở nơi ẩm ướt)
Hoạt dộng 3:
 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh cây rêu có túi bào tử phân biệt các phần của túi bào tử. Trả lời câu hỏi:
 + Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào?
 + Rêu sinh sản bằng gì?
 + Trình bày sự phát triển của rêu?
Hoạt dộng 4:
GV yêu cầu HS cho biết cây rêu có vai trò gì?
1. Môi trường sống của rêu:
- Rêu sống trên cạn, những nơi ẩm ướt. Ví dụ: thân cây to, chân tường, trên mặt đất...
2. Đặc điểm cấu tạo:
a. Cơ quan sinh dưỡng:
 + Thân ngắn (cao từ 1- 2cm) không phân cành.
 + Lá nhỏ mỏng
 + Rể giả có khả năng hút nước.
 + Chưa có mạch dẫn.
b. Cơ quan sinh sản:
- Túi bào tử gồm mũ ở trên, cuống ở dưới.
- Trong túi bào tử có chứa các bào tử.
3. Túi bào tử và sự phát triển của rêu:
- Túi bào tử có 2 phần mô ở trên, cuống ở dưới, trong túi có bào tử.
- Cơ quan sinh sản là túi tế bào nằm ở ngọn cây.
- Rêu sinh sản bằng bào tử. Giai đoạn giao tử chiếm ưu thế
- Bào tử nảy mầm phát triển thành cây
4. Vai trò của rêu:
- Rêu góp phần vào việc hình thành đất.
- Rêu mọc ở đầm lầy khi chết tạo thành lớp than bùn, dùng làm phân bón, làm nhiên liệu.
- Làm thuốc trị bệnh.
4. Củng cố:
	- Điền vào chổ trống những từ thích hợp.
	- Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có , chưa có thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có .. rêu sinh sản . được chứa trong . cơ quan này nằm ở cây rêu.
(đáp án lần lượt từ cần điền: thân, lá, rể, mạch dẫn, bào tử, túi bào tử. Học sinh đánh giá theo đáp án giáo viên thống kê nhanh kết quả).
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
	- Học kết luận SGK.Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 (SGK tr127)
	- Chuẩn bị cây dương xỉ
Ngày giảng: 6A 6B 6C ...
TIẾT 47: QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ.
	- Biết cách nhận dạng cây dương xỉ.
	- Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá.
2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng, quan sát, thực hành.
3. Thái độ:
	- Yêu thích, bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
	- Mẫu vật: cây dương xỉ.
	- Tranh cây dương xỉ, tranh H39.2 phóng to.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A .. 6B 6C ..
2. Kiểm tra bài cũ:
	1. Rêu có cấu tạo như thế nào?
	2. Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
3. Dạy học – Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS quan sát kỹ cây dương xỉ?
-> ghi lại đặc điểm các bội phận của cây.
=> Rút ra nhận xét.
- GV yêu cầu HS lật mặt dưới lá già -> tìm túi bào tử.
- GV yêu cầu HS quan sát H 39.2.
? Vòng cơ có tác dụng gì?
? cơ quan sinh sản và sự phát triển của bào tử?
? So sánh với rêu.
1- túi bào tử.
2- đẩy bào tử ra.
3- nguyên tán.
4- cây dương xỉ con.
5- bào tử.
6- nguyên tán.
=> rút ra kết luận.
Hoạt động 2 :
GV yêu cầu HS cho biết nhờ đặc điểm nào của lá mà có thể nhận biết được 1 số cây thuộc dương xỉ?
Hoạt động 3 :
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Than đá hình thành từ nhóm thực vật nào?
+ Nguyên nhân làm Quyết cổ đại trở thành than đá? 
1. Quan sát cây dương xỉ:
a) Quan sát cơ quan sinh dưỡng.
* Kết luận: Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ gồm:
+ Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn.
+ thân ngầm hình trụ.
+ Rễ thật.
+ có mạch dẫn.
b) Quan sát túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ.
+ Làm bài tập: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp.
- Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa..........(1)
- Vách túi bào tử có 1 vòng cơ màng TB dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng.....(2)
khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành.........(3) rồi từ đó mọc ra........(4)
- Dương xỉ sinh sản bằng...........(5) như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có.....(6) do bào tử phát triển thành.
* Kết luận: 
+ Dương xỉ sinh sản = bào tử.
+ Cơ quan sinh sản = túi bào tử.
+ Bào tử -> nguyên tán -> dương xỉ con
2. Một vài loại dương xỉ thường gặp:
- Cây rau bợ
- Cây lông cu li
3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá:
- Quyết cổ đại thân gỗ lớn bị chết do sự biến đổi của vỏ trái đất, chúng bị vùi sâu dưới đất chịu tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất mà chúng dần dần thành than đá.
4.Củng cố
- Đọc ghi nhớ SGK
- Trả lơi câu hỏi 1,2.
- Đọc mục : Em có biết
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học bài chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết:
+ Xem lại các bài 35-> 39.
+ Học ghi nhớ bài 37 -> 39.
+ Học chú thích hình 36.1, 37.1.
+ Học bảng trang 116, sự phát triển của rêu và dương xỉ.
Ngày........tháng........năm
Duyệt của tổ trưởng:
Nguyễn Văn Hiền
Ngày giảng: 6A............................. 6B................................ 6C.......................................
TIẾT 48: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả, quả và hạt.
- Khắc sâu kiến thức về tảo, rêu, dương xỉ.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Tranh	
- Bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A.................................... 6B..................................... 6C......................................
2. Kiểm tra bài cũ:
	1. Nêu cấu tạo của dương xỉ?
	2. Làm thế nào để nhận biết cây thuộc họ dương xỉ?
	3. Nêu sự phát triển của dương xỉ?
3. Dạy học – Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
- Thế nào là thụ phấn? có những cách thụ phấn nào?
- Đặc điểm của thụ phấn nhờ gió?
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
- Nêu quá trình thụ tinh?
- Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
- Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?
Hoạt động 2:
- Có những loại quả nào?
- Hãy xếp các quả vào nhóm?
- Có những cách phát tán quả và hạt nào?
- Hạt gồm những bộ phận nào?
- Phôi gồm những bộ phận nào?
- Hạt 1 lá mầm khác hạt 2 lá mầm ở điểm nào? 
- Muốn hạt nảy mầm tốt cần những điều kiện gì?
Hoạt động 3:
- Đặc điểm cấu tạo, sinh sản và phát triển của tảo?
- Đặc điểm cấu tạo, sinh sản và phát triển của rêu?
- Đặc điểm cấu tạo, sinh sản và phát triển của dương xỉ?
I. Thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả:
* Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
a. Thụ phấn nhờ gió.
Đặc điểm của hoa:
- Hoa tập trung ở ngọn cây.
- Bao hoa thường tiêu giảm.
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
- Hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ.
- Đầy nhuỵ dài có nhiều lông.
b. Thụ phấn nhờ sâu bọ.
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:
+ Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm.
+ Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
+ Hạt phấn to, có gai.
+ Đầu nhuỵ có chất dính.
c. Thụ phấn nhờ người.
* Thụ tinh: là hiện tượng TBSD đực kết hợp với TBSD cái tạo hợp tử.
- Hạt do noãn phát triển thành.
- Quả do bầu nhuỵ phát triển thành. Quả co chức năng dự trữ chất dinh dưỡng và bảo vệ hạt.
II. Quả và hạt:
* Có 2 loại quả:
+ Quả khô: - Quả khô nẻ.
 - Quả khô không nẻ.
+ Quả thịt: - Quả mọng.
 - Quả hạch.
* Phát tán.
	+ nhờ gió
	+ nhờ động vật
	+ tự phát tán
* Hạt gồm:
	+ vỏ
	+ phôi
	+ chất dinh dưỡng dự trữ
* Phôi gồm: - lá mầm.
 - chồi mầm.
 - thân mầm.
 - rễ mầm.
* Điều kiện:
	+ đủ nước, không khí, điều kiện nhiệt độ thích hợp.
	+ Hạt giống chắc, mẩy, không sứt, sẹo.
III. Tảo, rêu, dương xỉ:
1. Tảo:
a. Cấu tạo:
- sống ở nước
- cấu tạo cơ thể là 1 khối tế bào đồng nhất, chưa có rễ, thân, lá.
b. Sinh sản và phát triển:
- sinh sản sinh dưỡng và kết hợp.
2. Rêu:
a. Cấu tạo:
- Sống ở nơi ẩm ướt (là thực vật lên cạn đầu tiên)
- cơ thể đã có thân, lá, rễ giả. Thân nhỏ không phân cành, là nhỏ không có gân ở giữa, chưa có mạch dẫn.
b. Sinh sản và phát triển:
- sinh sản bằng bào tử. (nhờ nước)
- Bào tử phát triển thành cây rêu.
3. Dương xỉ:
a. Cấu tạo:
- sống ở nơi ẩm, râm.
- cơ thể có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn.
+ lá già có cuống dài.
+ lá non cuộn tròn.
b. Sinh sản và phát triển:
- sinh sản bằng bào tử (nhờ nước)
- bào tử phát triển thành nguyên tán -> cây dương xỉ.
4. Củng cố:
- So sánh thực vật bậc thấp để thấy sự tiến hoá của thực vật bậc cao?
- Phân biệt sinh sản dinh dưỡng và sinh sản hữu tính?
- Nêu các điều kiện nảy mầm của hạt?
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học bài chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết:
+ Xem lại các bài 35-> 39.
+ Học ghi nhớ bài 37 -> 39.
+ Học chú thích hình 36.1, 37.1.
+ Học bảng trang 116, sự phát triển của rêu và dương xỉ.
Ngày giảng: 6A................................ 6B................................ 6C........................................
TIẾT 49: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra và khắc sâu kiến thức trọng tâm 3 chương sinh sản, quả và hạt, các nhóm thực vật
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng lĩnh hội kiến thức để làm bài
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức độc lập tự giác khi làm bài
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- đề kiểm tra, dáp án, thang điểm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- giấy bút, ôn tập kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A............................... 6B................................... 6C........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Dạy học – Bài mới:
A. Ma trận đề kiểm tra
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
Biết được hiện tượng thụ tinh, những biến đổi sau thụ tinh 
12,5% TSĐ
= 1,25 đ
100% TSĐ
= 1,25đ
Bài 32: Các loại quả
Biết được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của các loại quả.
Dựa vào đặc điểm của các nhóm quả vận dụng vào thực tế 
15% TSĐ
= 1,5 đ
33,3% TSĐ
= 0,5 đ
66,7% TSĐ
= 1,0đ
Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
Mô tả được các bộ phận của hạt
Chức năng của các bộ phận
5% TSĐ
= 0,5 đ
50% TSĐ
= 0,25 đ
50% TSĐ
= 0,25đ
Bài 34: Phát tán của quả và hạt
Các cách phát tán của quả và hạt
Đặc điểm phù hợp với các cách phát tán
.
12,5% TSĐ
= 1,25 đ
80% TSĐ
= 1,0 đ
20% TSĐ
= 0,25đ
Bài 35. Những đk cần cho hạt nảy mầm
Điều kiện bên trong và bên ngoài cần cho hạt nảy mầm
Vận dụng những đk hạt nảy mầm trong sản xuất
20% TSĐ
= 2,0 đ
25% TSĐ
= 0,5đ
75% TSĐ
= 1,5đ
Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan
10% TSĐ
= 1,0 đ
100% TSĐ
= 1,0 đ
Bài 38: Rêu - Cây rêu
Biết được CQSD của rêu 
So sánh CQSS với dương xỉ
5% TSĐ
= 0,5 đ
50% TSĐ
= 0,25 đ
50% TSĐ
= 0,25 đ
Bài 39: Quyết - Cây dương xỉ
Biết cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, sinh sản của dương xỉ. So sánh với rêu
20% TSĐ
= 2,0 đ
100% TSĐ
= 2,0 đ
TS điểm: 10đ
2,25đ
1,0đ
1,75đ
2,5đ
2,5đ 
B. Đề kiểm tra:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng
	Câu 1: Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia thành hai nhóm quả chính là 
	A. Quả khô và quả thịt.	B. Quả khô và quả nẻ.
	C. Quả khô và quả không nẻ.	D. Quả nẻ và quả không nẻ.
	Câu 2: Chất dinh dưỡng của hạt có chứa trong 
	A. Lá mầm.	B. Phôi nhũ
	C. Lá mầm hoặc phôi nhũ.	D. Lá mầm và phôi nhũ
	Câu 3: Rêu sinh sản bằng	
	A. Quả.	 B. Tiếp hợp.	C. Đứt ra thành từng đoạn.	 D. Bào tử.
	Câu 4: Sau khi thụ tinh, bộ phận biến đổi thành hạt là	
	A. Nhụy. 	B. Nhị. 	
	C. Hợp tử. 	D. Noãn. 
	Câu 5: Sau khi thụ tinh bầu nhụy biến đổi thành 
	A. Hạt. 	B. Quả. 	
	C. Thịt quả. 	D. Vỏ. 
	Câu 6: Điểm giống nhau giữa cây dương xỉ và cây rêu là:
	A. Đều có rễ chính thức	B. Đều có hoa 	C. Đều sinh sản bằng bào tử	D. Đều có mạch dẫn trong thân 
 Câu 7: Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm gì?
 A. Có túm lông hoặc có cánh	B. Vỏ quả khi chín tự tách ra
 C. Có gai, móc	D. Quả, hạt là thức ăn của động vật 
	Câu 8: Nhóm quả thuộc loại quả hạch là 
	A. Quả cam, quả xoài, quả dừa.
	B. Quả nhãn, quả xoài, táo.
	C. Quả chanh, quả nhãn, quả sầu riêng. 
	D. Quả đu đủ, quả táo ta, quả chò. 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
	Câu 1: Hoa thụ phấn nhờ gió thường có những đặc điểm nào? Cho ví dụ về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? (3 điểm)
	Câu 2: Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ? (2 điểm)
	Câu 3: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ đen trước khi quả chín khô?(1 điểm)
C. Đáp án – thang điểm:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
D
B
C
A
B
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu
Nội dung kiến thức
Thang điểm
1
*> Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây
0,5đ
- Bao hoa thường tiêu giảm
0,5đ
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
0,5đ
- Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ
0,5đ
- Đầu nhuỵ dài, có nhiều lông
0,5đ
* Ví dụ: hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: bầu, bí, mướp, cam, chanh, bưởi, hồng, cúc, vải, nhãn 
0,5đ
2
*> Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ:
- Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn.
0,5đ
- Thân ngầm hình trụ.
0,5đ
- Rễ thật.
0,5đ
- Xuất hiện mạch dẫn.
0,5đ
3
*> Phải thu hoạch đỗ đen trước khi quả chín khô vì:
- Đỗ đen là loại quả khô nẻ.
0,5đ
- Khi quả chín thì vỏ quả tự tách làm hạt rơi ra ngoài khó thu hoạch
0,5đ
4. Củng cố:
	- GV thu bài kiểm tra.
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Đọc trước bài 40.
- Chuẩn bị cành thông, nón thông.
Ngày......tháng........năm.......
Duyệt của tổ trưởng:
Nguyễn Văn Hiền
Ngày giảng: 6A................................ 6B..................................... 6C.....................................
TIẾT 50: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
 - Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông. 
 - Phân biệt sự khác nhau giữa nón và hoa.
 - Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần với cây có hoa.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên .
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Mẫu vật : Cành thông có nón.
- Tranh: cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A .............................. 6B.................................... 6C......................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
3. Dạy học – Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
* GV giới thiệu về cây thông, hướng dẫn HS quan sát cành, lá thông. Yêu cầu HS cho biết:
- Đặc điểm thân, cành màu sắc?
- Hình dạng, màu sắc của lá?
Hoạt động 2:
* GV thông báo 2 loại nón: nón đực và nón cái. 
- Xác định vị trí nón đực và nón cái trên cành?
- Đặc điểm của 2 loại nón (số lượng, kích thước của 2 loại)?
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái.
- Nón đực có cấu tạo như thế nào?
- Nón cái có cấu tạo như thế nào? 
* GV yêu cầu HS so sánh cấu tạo hoa và nón.
- Hạt có đặc điểm gì? nằm ở đâu?
- Tại sao gọi thông là cây hạt trần?
1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông:
- Thân màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng).
- Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2-3 chiếc trên một cành con rất ngắn.
 - Rễ to, khoẻ.
2. Cơ quan sinh sản (nón):
a) Cấu tạo nón đực, nón cái.
- Nón đực: + nhỏ, mọc thành cụm.
	 + Vảy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái: + lớn, mọc riêng lẻ.
	 + Vảy (lá noãn) mang 2 noãn
b) So sánh nón và hoa.
- Nón chưa có bầu nhuỵ chứa noãn.
c) Quan sát nón cái đã phát triển.
- Hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần) nó chưa có quả thật sự.
4. Củng cố:
 - Cho học sinh đọc kết luận SGK
- Cơ quan sinh sản của thông là gì? có câu tạo ra sao?
- So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc mục em có biết.
- Chuẩn bị: cành bưởi, lá đơn, lá kép, quả cam, rễ hành, rễ cải, hoa huệ, hoa hồng.
Ngày giảng: 6A.............................. 6B.................................. 6C....................................
TIẾT 51: HẠT KÍN
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: 
 - Phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa và quả với hạt được dấu kín trong quả. Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín và cây hạt trần.
 - Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây hạt kín.
 - Biết cách quan sát một cây hạt kín.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên .
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
	- Mẫu vật : Cây hạt kín (có thể lấy cả rễ) có cơ quan sinh sản, một số quả.
 - Dụng cụ: kính lúp, kim nhọn
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A............................... 6B................................... 6C.......................................
2. Kiểm tra bài cũ:
	1.Cơ quan sinh sản của thông là gì? cấu tạo ra sao?
	2.So sánh đặc điểm và cấu tạo của cây thông với cây dương xỉ?
3. Dạy học – Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
- GV tổ chức cho HS quan sát.
- GV hướng dẫn HS quan sát từ cơ quan sinh dưỡng đến cơ quan sinh sản theo yêu câu SGK.
(với những bộ phận nhỏ dùng kính lúp).
- HS: quan sát cây của nhóm đã chuẩn bị
Hoạt động 2:
- Nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả?
- Nêu đặc điểm chung của các cây hạt kín?
- So sánh với cây hạt trần -> thấy được sự tiến hoá của cây hạt kín?
1. Quan sát cây có hoa:
a) Cơ quan sinh dưỡng:
- Rễ: cọc, chùm 
- Thân: đứng, leo, bò 
- Lá: đơn, kép 
b) Cơ quan sinh sản:
- Hoa: mọc đơn độc, thành cụm 
- Tràng nhiều màu sắc 
- Nhị nhiều 
- Nhụy chứa noãn trong bầu.
2. Đặc điểm của các cây hạt kín:
* Cơ quan sinh dưỡng đa dạng.
- Có hoa, quả chứa hạt bên trong.
* Đặc điểm chung.
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển, đa dạng.
- Trong thân có mạch dẫn phát triển.
- Có hoa, quả, có nhiều dạng khác nhau.
- Hạt nằm trong quả.
=> Môi trường sống đa dạng là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả.
4. Củng cố:
- Cho học sinh đọc kết luận SGK
- Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
- Kể tên 5 loại cây hạt kín có dạng thân, lá hoạc hoa, quả khác nhau
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục “em có biết”.
- CB: cây lúa, cây hành, hoa huệ, cây bưởi con có rễ, lá, hoa dâm bụt, hoa bưởi.
Ngày.......tháng.........năm.........
Duyệt của tổ trưởng:
Nguyễn Văn Hiền
Ngày giảng: 6A........................... 6B................................ 6C.....................................
TIẾT 52: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
 - Phân biệt một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa).
 - Căn cứ vào các đặc điểm có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp 2 lá mầm hay một lá mầm.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên .
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
	- Mẫu vật : cây lúa, cây hành, cây cỏ, cây bưởi con, lá dâm bụt.
 - Tranh rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A.............................. 6B................................... 6C.....................................
2. Kiểm tra bài cũ:
	1. Đặc điểm chung của TV hạt kín?
	2. Giữa cây hạt trần và hạt kín có những điểm gì phân biệt? trong đó điểm nào là quan trọng nhất?
3. Dạy học – Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
* GV yêu cầu HS quan sát tranh các kiểu rễ, kiểu gân lá.
- HS chỉ trên tranh và trình bày.
+ Các loại rễ, thân, lá.
+ Đặc điểm của rễ, thân, lá.
- Phát biểu đặc điểm phân biệt cây hai lá mầm và cây 1 lá mầm?
- Những dấu hiệu nào để phân biệt lớp hai lá mầm và lớp 1 lá mầm?
1. Cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm:
Đặc điểm 
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
- Rễ
- Kiểu gân lá.
- Thân
- Hạt
- Số cánh hoa
- Rễ chùm
- Gân lá song song
- Thân cỏ, cột
- Phôi có 1 lá mầm
- Thường là 3 hoặc 6 cánh
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng
- Thân cỏ, gỗ, leo
- Phôi có 2 lá mầm.
- Thường có 4 cánh
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS mang các cây của nhóm để quan sát -> điền các đặc điểm vaò bảng.
- Nhóm ghi thêm 10 tên cây và điền vào bảng các đặc điểm.
2. Đặc điểm phân biệt giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm:
4. Củng cố:
- Làm bài tập trắc nghiệm
- Quan sát H42.2 -> nhận dạng nhanh cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục “em có biết”
- Ôn lại các nhóm thực vật đã học từ tảo tới hạt kín
Ngày giảng: 6A........................... 6B................................ 6C.....................................
TIẾT 53: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
 - Biết được phân loại TV là gì? 
 - Nêu được tên các bậc phân loại ở TV và những đặc điểm chủ yếu của các ngành.
2. Kĩ năng:
 - Vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức ham học bộ môn.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
	- Sơ đồ phân loại trang 141 SGK để trống phần đặc điểm.
	- Các tờ bìa ghi đặc điểm của sơ đồ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A.............................. 6B................................... 6C.....................................
2. Kiểm tra bài cũ:
	1. Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm là gì?
	2. Có thể nhận biết một cây thuộc lớp hai lá mầm và một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?
3. Dạy học – Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
* GV yêu cầu HS:
- Nhắc lại các nhóm thực vật đã học?
- Tại sao người ta xếp cây thông, trắc bách diệp vào một nhóm?
- Tại sao tảo, rêu được xếp vào 2 nhóm khác nhau?
- Phân loại thực vật là gì?
Hoạt động 2:
* GV giới thiệu các bậc phân loại TV từ cao -> thấp.
+ Ngành là bậc PL cao nhất.
+ Loài là bậc PL cơ sở các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo.
VD: Họ cam. có nhiều loài cam , chanh, bưởi, quất.....
- GV giải thích cho HS hiểu: “nhóm” không phải là một khái niệm được sử dụng trong phân loại.
Hoạt động 3:
* GV yêu cầu HS: nhắc lại các ngành TV đã học.
- Đặc điểm nổi bật của ngành TV đó?
1. Phân loại thực vật là gì:
+ Tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.
+ Cơ quan sinh sản là nón (hạt trần do lá noãn hở).
+ Tảo chưa có rễ, thân, lá.
+ Rêu đã có rễ, thân, lá.
- Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng TV để phân chia chúng thành các bậc phân loại goị là PLTV.
2. Các bậc phân loại:
- Phân loại thực vật là tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau của TV rồi xếp thành từng nhóm theo qui định.
- Các bậc phân loại: Ngành -> lớp -> bộ -> họ -> chi -> loài.
3. Các ngành thực vật:
- Ngành tảo.......
- Ngành rêu......
- Ngành quyết....
- Ngành hạt trần......
- Ngành hạt kín.......
4. Củng cố:
- Thế nào là PLTV?
- Kể tên những ngành TV đã học và nêu đặc điểm chính mỗi ngành đó?
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
- Ôn lại đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học.
Ngày.......tháng.........năm.........
Duyệt của tổ trưởng:
Nguyễn Văn Hiền
Ngày giảng: 6A.............................. 6B...................................... 6C......................................
TIẾT 54: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
 - Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chon lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
 - Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lý do khác nhau.
 - Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.
 - Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo thực vật.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên .
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Tranh cây cải dại, cải trồng, chuối dại và chuối nhà.
- Hoa hồng dại và hoa hồng trồng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A................................ 6B.............

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_45_58.doc