Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 54: Nguồn gốc cây trồng - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 54: Nguồn gốc cây trồng - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được nguồn gốc của cây trồng.

- Phân biệt sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng dựa vào: tính chất và nguồn gốc.

- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.

2. Kỹ năng:

Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật và tư liệu về các nhóm thực vật.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng của cây hạt kín.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng hợp tác, tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về nguồn gốc của cây trồng, phân biệt giữa cây trồng và cây hoang dại và những biện pháp bảo vệ cây trồng.

- Kĩ năng phân tích so sánh để phân biệt cây hạt kín với cây hạt trần.

- Kĩ năng lắng trình bày ngắn gọn, xúc tích, sáng tạo.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Vấn đáp – tìm tòi

- Trực quan.

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh vẽ cây cải dại và các thứ cải trồng

- Chuẩn bị một số cây trồng như: Su hào, bắp cải, súp lơ, cải canh, chuối rừng, chuối nhà

 

doc 2 trang haiyen789 3470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 54: Nguồn gốc cây trồng - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 54: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được nguồn gốc của cây trồng.
- Phân biệt sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng dựa vào: tính chất và nguồn gốc.
- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng. 
2. Kỹ năng:
Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật và tư liệu về các nhóm thực vật.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng của cây hạt kín.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng hợp tác, tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về nguồn gốc của cây trồng, phân biệt giữa cây trồng và cây hoang dại và những biện pháp bảo vệ cây trồng.
- Kĩ năng phân tích so sánh để phân biệt cây hạt kín với cây hạt trần.
- Kĩ năng lắng trình bày ngắn gọn, xúc tích, sáng tạo.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Vấn đáp – tìm tòi 
- Trực quan.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
- Tranh vẽ cây cải dại và các thứ cải trồng
- Chuẩn bị một số cây trồng như: Su hào, bắp cải, súp lơ, cải canh, chuối rừng, chuối nhà 
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: Trong số khoảng 300 000 hạt kín, có tới trên 20 000 loài con người sử dụng vào những mục đích khác nhau. Rất nhiều loài trong số này là cây trồng. Vậy cây trồng xuất hiện như thế nào, và do đâu đạt được sự phong phú ấy ? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
2. Kết nối:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* MT: Tìm hiểu nguồn gốc cây trồng.
- GV hỏi HS: 
1. Cây như thế nào được gọi là cây trồng ?
2. Hãy kể một vài cây trồng và công dụng của chúng?
3. Con người trồng cây nhằm mục đích gì ?
- Cho HS đọc ¨/tr 144 và trả lời câu hỏi: 
4. Cây trồng có nguồn gốc từ đâu ?
-> Tìm hiểu về nguồn gốc của cây trồng
- HS vận dụng hiểu biết thực tế, trả lời:
1. Từ cây dại , con người đã đem về trồng và thuần hoá chúng gọi là cây trồng
2. Cây lúa -> là cây lương thực.
3. Mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
- HS đọc ¨ /tr 144, trả lời: 
4.Cây trồng bắt nguồn từ cây dại
1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu?
- Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.
- Cây trồng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
* MT: Tìm hiểu sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại qua một số ví dụ cụ thể.
- Yêu cầu HS quan sát H 45.1:
+ Nhận biết cây cải trồng và cây cải dại.
+ Hãy cho biết sự khác nhau giữa các bộ phận tương ứng rễ, thân, lá, hoa của cây cải dại và cây trồng ?
+ Vì sao các bộ phận của cây trồng lại khác nhiều so với cây dại ?
* Kĩ năng phân tích so sánh để phân biệt cây hạt kín với cây hạt trần.
- GV chốt lại vấn đề: Cây trồng khác cây dại ở những điểm nào? 
- HS quan sát H 45.1, chú ý các bộ phận của cây cải trồng được sử dụng.
+ Rễ, thân,lá của cây cải trồng to hơn và ngon hơn.
+ Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau, con người tác động cải tạo vào chúng.
- Cây trồng khác cây dại ở bộ phận mà con người sử dụng.
2. Cây trồng khác cây dại như thế nào ?
- Phân biệt giữa cây trồng và cây hoang dại ở đặc điểm:
+ Nguồn gốc: Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.
+ Tính chất cây trồng: quả to, ngọt và không hạt.
Ví dụ: Chuối hoang dại: quả nhỏ, chát, có nhiều hạt.
 Chuối rừng: quả to hơn, ngọt hơn và ít hạt
- Yêu cầu HS nghiên cứu ¨ /tr 145 trả lời câu hỏi:
+ Muốn cải tạo cây trồng cần làm gì ?
- GV tổng kết những ý của HS, rút ra 2 vấn đề chính: Cải tạo giống và biện pháp chăm sóc
- HS tự nghiên cứu thông tin, trao đổi nhómvấn đề sau:
+ Biện pháp để cải tạo giống.
+ Biện pháp chăm sóc cây trồng .
- Các nhóm phát biểu, HS tự rút ra kết luận.
3. Muốn cải tạo cây trồng, cần phải làm gì ?
- Cải biến tính di truyền của giống cây như: lai, chiết, ghép, chọn giống, nhân giống 
- Chăm sóc cây như: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh 
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- Sử dụng câu hỏi SGK
VII/ VẬN DỤNG: 
- Kể tên một số loại cây ăn quả đã được cải tạo cho phẩm chất tốt?
* Dặn dò
- Đọc kết luận và trả lời câu hỏi SGK tr 136.
- Đọc “Em có biết ?”/ tr 136
- Chuẩn bị: Cây lúa, hành, hoa huệ. Cây bưởi con có rễ, lá hoa dâm bụt.
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_54_nguon_goc_cay_trong_vo_thi_my.doc