Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 60: Vi khuẩn - Võ Thị Mỹ Thanh
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được các đặc điểm của vi khuẩn: Hình dạng, kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố, sinh sản
2. Kỹ năng: Quan sát và nhận dạng vi khuẩn trong tự nhiên.
3. Thái độ: Biết tác hại của vi khuẩn để có ý thức giữ vệ sinh cho cơ thể
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng phân tích để đánh giá mặt lợi và hại của vi khuẩn trong đời sống
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/giao tiếp trong thảo luận.
- Kĩ năng tìm kiếm xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh vẽ về khái niệm, đặc điểm cấu tạo và vai trò của một số loại nấm.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Trình bày một phút; Dạy học nhóm; Vấn đáp tìm tòi
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to: Các dạng vi khuẩn H 50.1.
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh Ngày / / Chương X: VI KHUẨN – NẤM – ĐỊA Y Tiết 60: VI KHUẨN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mô tả được các đặc điểm của vi khuẩn: Hình dạng, kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố, sinh sản 2. Kỹ năng: Quan sát và nhận dạng vi khuẩn trong tự nhiên. 3. Thái độ: Biết tác hại của vi khuẩn để có ý thức giữ vệ sinh cho cơ thể II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: - Kĩ năng phân tích để đánh giá mặt lợi và hại của vi khuẩn trong đời sống - Kĩ năng hợp tác, ứng xử/giao tiếp trong thảo luận. - Kĩ năng tìm kiếm xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh vẽ về khái niệm, đặc điểm cấu tạo và vai trò của một số loại nấm. III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Trình bày một phút; Dạy học nhóm; Vấn đáp tìm tòi IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh phóng to: Các dạng vi khuẩn H 50.1. V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khám phá: Trong thiên nhiên có những sinh vật nhỏ bé mà bằng mắt thường chúng ta không nhìn thấy được, nhưng chúng lại có vai trò quan trọng đối với đời sống và sức khỏe con người. Đó là các vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn. 2. Kết nối: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Cho HS quan sát tranh của vi khuẩn: Vi khuẩn có hình dạng như thế nào ? - GV lưu ý: Vi khuẩn sống thành tập đoàn, tuy liên kết với nhau nhưng mỗi vi khuẩn vẫn là một đơn vị sống độc lập. - GV cung cấp: VK có kích thước rất nhỏ, phải quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn. - Cấu tạo: Yêu cầu HS trả lời: + Nêu cấu tạo tế bào vi khuẩn? + So sánh với tế bào thực vật? - GV cung cấp: Một số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được. - HS hoạt động cá nhân, quan sát tranh và gọi tên từng dạng. + Hình cầu, que, sợi, dấu phẩy, hình xoắn - HS chú ý lắng nghe. - HS xác định bằng mắt thường không thể nhìn thấy vi khuẩn được. -HS trả lời: + Gồm vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh + Khác với tế bào TV: không có diệp lục và chưa có nhân hoàn chỉnh 1. Đặc điểm của vi khuẩn - Hình dạng: Hình sợi, hình cầu, hình hạt đậu, hình que, hình chuỗi - Kích thước: rất nhỏ bé, mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn milimet - Cấu tạo: Mỗi tế bào gồm vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh. * MT: Hiểu được cách dinh dưỡng chủ yếu của vi khuẩn là dị dưỡng - Yêu cầu HS đọc ¨ / tr 160, cho biết: + VK không có diệp lục, vậy nó sống bằng cách nào? -> GV giải thích cách dinh dưỡng của VK: + Dị dưỡng là chủ yếu + Tự dưỡng một số ít. - Yêu cầu HS phân biệt 2 cách dị dưỡng chủ yếu: Hoại sinh và kí sinh. - HS đọc kỹ ¨/ tr 160, trả lời: + VK sống bằng chất hữu cơ có sẵn -> Dị dưỡng. - HS thảo luận để phân biệt được 2 cách dị dưỡng: + Hoại sinh: Sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân hủy. + Ký sinh: Sống nhờ tên cơ thể sống khác. 2. Cách dinh dưỡng - Vi khuẩn không có chất diệp lục, dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng: Hoại sinh hoặc ký sinh . - Trừ một số ít có thể tự dưỡng. * MT: Biết được trong tự nhiên chỗ nào cũng có vi khuẩn và có số lượng lớn. - Yêu cầu HS đọc ¨/ tr 161: + Nhận xét VK phân bố như thế nào trong tự nhiên ? - GV cung cấp thông tin: VK sinh sản bằng hình thức phân đôi. Nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh sản rất nhanh. Khi điều kiện bất lợi, chúng kết thành bào xác. - GV giáo dục ý thức gìn giữ vệ sinh cá nhân. - HS đọc thông tin SGK, tự rút ra nhận xét: + Vi khuẩn phân bố rất rộng rãi trong thiên nhiên - HS chú ý lắng nghe. 3. Phân bố và sinh sản. - Phân bố: trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật và thường có số lượng lớn. - Sinh sản: rất nhanh bằng cách phân đôi tế bào. VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP - Sử dụng câu hỏi 1, 2 SGK/161. - VK có vai trò gì trong thiên nhiên VII/ VẬN DỤNG: - Yêu cầu HS vẽ hình, đọc ¨ và nội dung bảng tóm tắt SGK. - Trả lời câu hỏi 2 : Thế nào là vi khuẩn ký sinh, hoại sinh? Cho ví dụ. * Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi SGK ; Soạn bài: Vi khuẩn (tt) VIII/ RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................... ............................................................................................................ ......................................................................................................... .................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_60_vi_khuan_vo_thi_my_thanh.doc