Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 66: Ôn tập - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 66: Ôn tập - Võ Thị Mỹ Thanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS hệ thống lại các kiến thức đã học ở HKII.

- Nắm vững các phần trọng tâm, có kế hoạch chuẩn bị bài để thi HKII.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, phân tích.

3. Thái độ: Giáo dục tính trung thực trong thi cử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Hệ thống các kiến thức.

 - HS: Chuẩn bị nội dung bài học.

III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ dạy.

3. Bài mới: Để chuẩn bị cho việc thi HKII đạt kết quả tốt và cũng cố kiến thức đã học để bước sang lớp 7. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập.

 

doc 2 trang haiyen789 2440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 66: Ôn tập - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày / /
Tiết 66: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- HS hệ thống lại các kiến thức đã học ở HKII.	
- Nắm vững các phần trọng tâm, có kế hoạch chuẩn bị bài để thi HKII.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, phân tích.
3. Thái độ: Giáo dục tính trung thực trong thi cử.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Hệ thống các kiến thức. 
	- HS: Chuẩn bị nội dung bài học.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ dạy.
3. Bài mới: Để chuẩn bị cho việc thi HKII đạt kết quả tốt và cũng cố kiến thức đã học để bước sang lớp 7. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập.
 	 Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức từ các chương. 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học từ HKII.
1. Thụ phấn là gì ? Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào ở TV ? Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh ?
2. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh ?
3. Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào ?
4. Giải thích vì sao hoa thụ phấn nhờ gió thì hạt phấn thường nhỏ, nhẹ và nhiều ?
5. Những ĐK bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?
6. Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ?
6. Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió ? Kể tên 5 loại quả, hạt có cách phát tán nhờ gió ?
7. Có mấy cách phát tán của quả và hạt ? Nêu đặc điểm chính của từng cách ?
- HS nhắc lại kiến thức đã học ở các chương.
1. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
+ Là hiện tượng TBSD đực của hạt phấn kết hợp với TBSD cái có trong noãn tạo thành hợp tử.
2. Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là ĐK cần của sự thụ tinh.
3. Có nhị và nhụy không chín cùng 1 lúc.
4. Vì như thế gió dễ thổi hạt phấn bay đi xa và kết quả thụ phấn mới đạt được hiệu quả được.
5. ĐK bên ngoài: đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp; ĐK bên trong là chất lượng hạt giống.
6. Làm đất tơi xốp; Tưới đủ nước hoặc ngâm hạt gióng trước khi gieo; Nếu bị ngập úng phải tháo hết nước; Gieo hạt đúng thời vụ; Khi trời rét phải phủ rơm rạ, giữ ấm; Chọn hạt giống và bảo quản tốt hạt giống.
6. Qủa, hạt thường nhỏ, nhẹ, có cánh hoặc có túm lông. Qủa chò, bồ công anh, trâm bầu, hạt hoa sữa, quả gòn.
7. Có 3 cách. Phát tán nhờ gió: Qủa có cánh hoặc có túm lông nhẹ; Phát tán nhờ ĐV: Qủa có cánh hoặc túm lông nhẹ; Tự phát tán: Khi chín vỏ quả tự nứt ra để hạt tung ra ngoài.
8. Nêu đặc điểm và cấu tạo của tảo xoắn ?
9. Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống ở nơi ẩm ướt ?
10. Phân biệt TV thuộc lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm ? Cho VD ?
8. Đặc điểm: cơ thể đa bào, mõi sợi tảo gồm nhiều tb hình chữ nhật xếp sát nhau. Có cấu tạo gồm vách tb, chất nguyên sinh và nhân.
9. Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Chức năng dẫn truyền chưa hoàn chỉnh
10. 
Lớp 1 lá mầm
Lớp 2 lá mầm
- Phôi có 1 lá mầm.
- Rễ chùm.
- Lá hình gân, cung, song song.
- Thân cỏ, cột.
- VD: lúa, dừa, ngô 
- Phôi có 2 lá mầm.
- Rễ cọc.
- Lá hình mạng.
- Thân gỗ, cỏ.
- VD: đậu xanh, xoài..
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
11. Tại sao nói “ Rừng như là một lá phổi xanh” của con người ?
12. Cần làm gì để bảo vệ đa dạng TV ở VN ?
13. Tại sao người ta nói TV góp phần chống lũ lụt và hạn hán ?
14. Nêu đặc điểm chung của Hạt kín ?
15. TV bậc cao gồm những ngành nào? Nêu đặc điểm chính của các ngành đó ?
11. Rừng cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí ; Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt 1 số VK gây bệnh ; Tán lá rừng che bớt nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát.
12. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế khai thác bừa bãi, xây dựng các vườn TV, cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm, tuyên truyền giáo dục trong ND để cùng tham gia bảo vệ rừng.
13. TV có vai trò chống lũ lụt, hạn hán bởi ở những nơi không có rừng, sau khi mưa đất bị xói mòn, rửa trôi làm lấp lòng sông, suối, nước không thoát kịp, tràn lên các lòng sông, suối gây lũ lụt. Mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán.
14. Cơ quan sinh dưỡng đa dạng, trong thân có mạch dẫn. Cơ quan sinh sản có hoa, quả, hạt nằm trong quả.
15. Gồm các ngành: Rêu -> quyết -> Hạt trần -> Hạt kín. 
Rêu: có thân, lá và rễ giả, sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ướt ; Dương xỉ: có thân, lá, rễ thật, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi ; Hạt Trần: Có hạt nằm lộ trên các lá noãn hở ; Hạt kín: Có hoa, quả và hạt nằm trong quả.
IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: 
 - GV tiến hành khi ôn tập.
 V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	- GV dặn HS về nhà học bài để tiết sau thi HK II.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_66_on_tap_vo_thi_my_thanh.doc