Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 18: Biến dạng của thân - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 18: Biến dạng của thân - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát mẫu vật tranh ảnh.

- Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên

2. Kỹ năng: Quan sát, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú đa dạng của sinh giới, nâng cao lòng yêu thích bộ môn.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát, so sánh, đối chiếu các biến dạng của thân.

- Kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát, đối chiếu giữa các loại thân với nhau.

- Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.

- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Thảo luận nhóm; Vấn đáp – Tìm tòi.

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Tranh phóng to H18.1, 18.2, mẫu vật một số loại thân biến dạng

- HS: Chuẩn bị của HS: theo nhóm, mỗi nhóm 1 củ khoai tây, dong, su hào, kẻ bảng vào vở bài tập.

 

doc 3 trang haiyen789 2580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 18: Biến dạng của thân - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 10/10/2011
Tiết 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp HS nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát mẫu vật tranh ảnh. 
- Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên
2. Kỹ năng: Quan sát, hoạt động nhóm. 
3. Thái độ: 
- Thấy được sự phong phú đa dạng của sinh giới, nâng cao lòng yêu thích bộ môn.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát, so sánh, đối chiếu các biến dạng của thân.
- Kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát, đối chiếu giữa các loại thân với nhau. 
- Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.
- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Thảo luận nhóm; Vấn đáp – Tìm tòi.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- GV: Tranh phóng to H18.1, 18.2, mẫu vật một số loại thân biến dạng 
- HS: Chuẩn bị của HS: theo nhóm, mỗi nhóm 1 củ khoai tây, dong, su hào, kẻ bảng vào vở bài tập.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp: Nhắc nhở HS trật tự đồng thời kiểm tra mẫu vật của từng nhóm.
 1. Khám phá: Các chất vận chuyển trong thân nhờ những loại mạch nào? Người ta thường lợi dụng hiện tượng mạch rây vận chuyển chất hữu cơ trong cây để làm gì?
2. Kết nối: Thân cũng có những biến dạng giống rễ -> Ta hãy quan sát một số loại thân biến dạng và tìm hiểu chức năng của chúng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Kiểm tra mẫu vật giữa các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật và quan sát mẫu vật.
- Yêu cầu kiểm tra các loại củ trên xem chúng có những đặc điểm của thân hay không? Chúng có chồi ngọn chồi nách, chồi lá không?
- Quan sát các loại củ: dong ta, su hào, gừng, khoai tây cho biết:
1. Dựa vào hình dạng, vị trí của nó trên mặt đất có thể phân ra làm mấy nhóm?
2. Tìm đặc điểm giống nhau giữa các loại củ trên?
3. Tìm những điểm khác nhau giữa các loại củ trên?
- Thân rễ có đặc điểm gì? chức năng của thân rễ đối với cây? Kể 1 số cây thuộc thân rễ. Nêu công dụng và tác hại của chúng
- Thân củ có đặc điểm gì? chức năng của thân củ đối với cây? Kể 1 số cây thuộc thân củ. Nêu công dụng và tác hại của chúng
- Cho HS đọc phần £ và thảo luận phần 6, báo cáo kết quả
- Yêu cầu HS quan sát cây xương rồng 3 cạnh, thảo luận câu hỏi:
5. Thân cây xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì ?
 Sống trong điều kiện nào lá biến thành gai ? Cho ví dụ về cây mọng nước?
* Mục tiêu: Chứng minh và phân nhóm được các loại thân biến dạng, thấy được chức năng của thân biến dạng.
- Các nhóm trưởng báo cáo.
- Các nhóm cùng nhau quan sát mẫu vật
- Kiểm tra chồi ngọn, chồi nách, chồi lá trên các loại củ khoai tây, su hào, gừng.
1. Phân loại thành 2 nhóm
+ Thân củ: củ khoai tây, củ su hào.
+ Thân rễ: củ gừng, củ dong ta
2. Giống: 
- Có chồi ngọn, chồi nách, lá -> Là thân.
- Phình to chứa chất dự trữ.
3. Khác nhau: 
- Củ dong ta, củ gừng, nghệ, riềng: Hình dạng giống rễ, vị trí nằm trong đất -> thân rễ. 
+ Thân rễ cung cấp tinh bột
- Cây su hào, củ khoai tây : hình dạng to tròn, vị trí trên mặt đất -> Thân củ
+ Cây thân củ: -> làm thực phẩm
+ Phình to, nằm dưới mặt đất -> chứa chất dự trữ
+ HS quan sát thân, gai, chồi ngọn của cây xương rồng, lấy que nhọn chọc vào thân cây xương rồng 3 cạnh. Quan sát hiện tượng -> thảo luận nhóm.
5. Dự trữ nước. Sống trong điều kiện khô hạn
+ Nơi hoang mạc, đất khô cằn 
+ Cây xương rồng, cây trường sinh, cây húng chanh, 
Cây cành giao 
 I/ Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng.
Một số loại thân biến dạng làm chức năng khác của cây như: 
- Thân củ:
+ Nằm trên mặt đất: su hào
+ Nằm dưới mặt đất: khoai tây
 - Thân rễ : Nằm trong đất như : dong ta, nghệ, gừng,, chuối nước ... 
-> chứa chất dự trữ dùng khi cây ra hoa kết quả.
- Thân mọng nước: xương rồng, cành giao, bát tiên, thanh long thân chứa nhiều nước -> dự trữ nước.
HĐ 2. * Mục tiêu: Thấy được đặc điểm và chức năng của thân mọng nước.
GV hướng dẫn HS mang cành xương rồng, hướng dẫn quan sát phần gai, thân, chồi ngọn và trả lời:
1. Thân cây xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì?
2. Sống trong điều kiện nào lá biến thành gai? Ví dụ cụ thể.
3. HS kể lại tên một số cây mọng nước.
các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung -> Ghi bảng
* Mục tiêu: HS củng cố lại đặc điểm và chức năng của một số loại thân biến dạng, từ đó gọi tên các loại thân biến dạng.
- GV treo bảng phụ trang 59.
- HS đọc phần yêu cầu và độc lập hoàn thành bảng.
- GV cho thảo luận toàn lớp để tìm ra đáp án chung
Giáo dục HS: thấy được sự đa dạng của các loại thân -> biết yêu thích và quý trọng thực vật 
Quan sát và thảo luận theo nhóm
- Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng, dùng khăn hoặc giấy lau sạch nhựa
1. Dự trữ nước
2. Sống trong điều kiện khô hạn lá biến thành gai
3. Thân mọng nước: xương rồng, cành giao, bát tiên, thanh long 
- HS tự hoàn thiện bảng trong vở bài tập đã kẻ sẵn.
- Trao đổi cùng hoàn thành bảng.
II/ Đặc điểm chức năng của một số loại thân biến dạng.
Tên mẫu vật
Đặc điểm của thân
biến dạng
Chức năng đối với cây
Tên thân
biến dạng
1. Củ su hào
Thân củ nằm trên mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
2. Củ khoai tây
Thân củ nằm dưới mặt đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân củ
3. Củ gừng
Thân rễ nằm trong đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
4. Củ dong ta
(Hoàng tinh)
Thân rễ nằm trong đất
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
5. Xương rồng
Thân mọng nước, mọc trên mặt đất
Dự trữ nước và quang hợp
Thân mọng nước
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- HS đọc phần kết luận
- Trả lời câu hỏi cuối bài
- Nhận xét bài học.
VII/ VẬN DỤNG: Cây chuối có thân củ nằm dưới mặt đất, thân cây chuối trên mặt đất thực chất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước.-> Thân cây chuối là thân biến dạng: Thân củ có chứa chất dự trữ
* Dặn dò: 
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 vào vở bài tập. 
- Làm bài tập: Lập bảng 63 vào vở bài tập.
- Chuẩn bị ôn tập để kiểm tra 1 tiết
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
 - HS hay nhầm lẫn giữa rễ biến dạng và thân biến dạng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_18_bien_dang_cua_than_nam_hoc_20.doc