Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính - Năm học 2020-2021 - Đinh Tuấn Anh

Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính - Năm học 2020-2021 - Đinh Tuấn Anh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.

- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.

- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng hiểu rõ mô hình quá trình ba bước.

3. Thái độ:

- Ý thức học tập tốt, tập trung cao.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu, những VD để dẫn đến mô hình quá trình ba bước, các loại máy tính, các thiết bị vào – ra, các loại bộ nhớ .

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp dạy học nhóm.

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp vấn đáp.

2. Kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật chia nhóm.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

 

docx 8 trang tuelam477 4250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính - Năm học 2020-2021 - Đinh Tuấn Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04
Tiết: 07,08
Ngày soạn: 31/09/2020
Ngày dạy: 01/10/2020
BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (Tiết 7)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng hiểu rõ mô hình quá trình ba bước.
3. Thái độ:
- Ý thức học tập tốt, tập trung cao.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động: (5’)
* Mục tiêu: 
- Tạo cho sinh hứng thú trong học tập.
- Phát triển năng lực hợp tác.
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
? Theo em trong máy tính bộ phận nào được coi là bộ não của máy tính?
+ Thực hiện: HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: CPU
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
GV: Đặt vấn đề vào bài mới: Ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu được các khả năng của máy tính vậy thì nhờ đâu mà máy tính có những khả năng đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài hôm nay?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức: (27’)
* Mục tiêu: 
- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử 
- Biết một số thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp 
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: GV cho một số VD như SGK và cho thêm một VD thực tế bên ngoài để HS để từ đó dẫn đến mô hình ba bước: nhập, xử lý, xuất.
 GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận cho VD thực tế có liên quan về mô hình 3 bước và chỉ rõ từng bước
+ Thực hiện: HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Bài làm của các nhóm
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
GV: Rõ ràng, bất kì quá trình xử lý thông tin nào cũng là 1 quá trình 3 bước như trên. Do đó để có thế giúp con người trong quá trình xử lý thông tin, máy tính cần phải có thành phần thực hiện các chức năng tương ứng: thu nhận, xử lí và xuất thông tin đã xử lí.
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: GV cho HS quan sát một số hình ảnh của máy tính điện tử qua các đời . 
GV: Theo các em thì máy tính có những thiết bị nào?
GV: Các em làm việc với máy tính, thì nhập thông tin vào đâu, thấy thông tin ở đâu?
+ Thực hiện: HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Bài làm của các nhóm
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
GV: Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chung cơ bản: bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào ra, và để lưu dữ liệu thì máy tính có bộ nhớ (Theo nhà toán học HungGary)
GV: Giới thiệu các chương trình là gì?
GV: Giới thiệu về: Bộ xử lí trung tâm (CPU), chức năng của CPU. Cho HS quan sát thông qua thiết bị cụ thể.
GV: Giới thiệu về: Bộ nhớ, phân loại bộ nhớ. Cho Hs quan sát thông qua thiết bị cụ thể.
GV: Giới thiệu bộ nhớ trong
GV: Giới thiệu bộ nhớ ngoài và một số thiết bị của bộ nhớ ngoài.
GV: Giới thiệu đơn vị đo dung lượng nhớ.
GV: Trong ba khối chức năng của máy tính, bộ phận nào quan trọng nhất?
HS: Bộ điều khiển trung tâm hoạt động dưới sự điều khiển của chương trình.
GV: Giới thiệu thiết bị vào/ ra của máy tính
GV: Em nào có thể kể tên một số thiết bị vào/ra của náy tính?
1. Mô hình quá trình ba bước 
Nhập Xử lí Xuất
(input) (output) 
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử:
a. Bộ xử lí trung tâm (CPU)
- CPU có thể được coi là bộ não của máy tính 
- CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
b. Bộ nhớ
- Bộ nhớ là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình.
- Có hai loại bộ nhớ: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
* Bộ nhớ trong: dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy đang làm việc.
Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. 
* Bộ nhớ ngoài: được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu
VD: Ổ đĩa cứng, USB, CD, 
c.Thiết bị vào/ra: 
Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng
? Thiết bị vào : bàn phím, chuột, ...
? Thiết bị ra : màn hình, máy in, ... 
Hoạt động 3. Luyện tập: (10’)
* Mục tiêu: 
- HS hệ thống được nội dung các kiến thức cơ bản đã học thông qua các bài tập
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: 
Câu 1. Thiết bị nào trong máy tính được coi là bộ não máy tính?
Câu 2. Mô hình quá trình 3 bước, bước nhập còn gọi là gì?
Câu 3. Nơi lưu các chương trình và dữ liệu là gì?
Câu 4. Phần chính bộ nhớ trong là gì?
+ Thực hiện: HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Nội dung câu trả lời
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS.
Câu 1. CPU trong máy tính được coi là bộ não máy tính
Câu 2. Mô hình quá trình 3 bước, bước nhập còn gọi là đưa thông tin vào
Câu 3. Nơi lưu các chương trình và dữ liệu bộ nhớ
Câu 4. Phần chính bộ nhớ trong là RAM
Hoạt động 4 + 5. Vận dụng, tìm tòi mở rộng (3’)
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế.
- Phát triển năng lực tự học
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: Bài tập: Đổi các đơn vị sau:
 2 KB = ? byte
 128MB = ? KB
+ Thực hiện: HS Thực hiện cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả 
Gợi ý sản phẩm: Nội dung câu trả lời
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS.
- Nắm kỹ nội dung bài
- Trả lời câu 1, 2, 3, 4 / 19 (SGK).
- Xem tiếp phần 3; 4 của bài .
2 KB = 2048 byte
128MB = 131072 KB
BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (Tiết 8)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng hiểu rõ mô hình quá trình ba bước.
3. Thái độ:
- Ý thức học tập tốt, tập trung cao.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu, những VD để dẫn đến mô hình quá trình ba bước, các loại máy tính, các thiết bị vào – ra, các loại bộ nhớ ..
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp vấn đáp.
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật chia nhóm.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động: (5’)
* Mục tiêu: 
- Tạo cho sinh hứng thú trong học tập.
- Phát triển năng lực hợp tác.
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
? Tại sao CPU có thể coi như bộ não của máy tính? 
+ Thực hiện: HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: CPU thực hiện mọi hoạt động xử lí dữ liệu và điều khiển hoạt động của các thành phần khác.
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
GV: Đặt vấn đề vào bài: Ở tiết trước chúng ta đã biết được máy tính là 1 công cụ xử lí thông tin. Vậy Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành như thế nào? chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp phần 3 của bài
CPU có thể coi như bộ não của máy tính vì CPU thực hiện mọi hoạt động xử lí dữ liệu và điều khiển hoạt động của các thành phần khác.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức: (29’)
* Mục tiêu: 
- Biết được máy tính có vai trò quan trọng như thế nào? 
- Biết được phần mềm là gì? Phần mềm được chia làm mấy loại.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp 
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao:
GV: Dẫn dắt HS đi vào tìm hiểu quá trình xử lí thông tin với mô hình ba bước như đã nêu ở phần 1.
GV: Cho HS quan sát mô hình hoạt động trong SGK và giải thích về mối liên hệ của từng giai đoạn với các bộ phận chức năng của máy tính.
? Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động nhờ vào đâu?
HS: Theo sự chỉ dẫn của chương trình.
? Yêu cầu HS nhắc lại chương trình là gì? 
HS: Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
+ Thực hiện: HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi trên
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Câu trả lời của HS
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao:
GV: Máy tính có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: học tập, giải trí, công việc văn phòng, tính toán, công tác quản lí, liên lạc chính là nhờ các phân mềm. Con người càng phát triển thêm nhiều phần mềm mới, máy tính càng tăng cường sức mạnh và được sử dụng rộng rãi hơn. Vậy phần mềm là gì? Nó khác phần cứng như thế nào? Ta đi nghiên cứu phần 4
? Phần mềm máy tính và chương trình máy tính giống hay khác nhau
HS: Phần mềm máy tính và chương trình máy tính là như nhau.
? Vậy tại sao lại có thêm khái niệm phần mềm máy tính trong khi đã có khái niệm chương trình máy tính
HS: Vì để phân biệt với phần cứng máy tính.
? Vậy phần cứng là gì?
HS: Phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo.
GV: Dẫn dắt HS tìm hiểu tầm quan trọng của phần mềm đối với phần cứng trong quá trình xử lí thông tin.
? Có mấy loại phần mềm
HS: Có 2 loại phần mềm: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
? Phần mềm hệ thống là gì?
HS: Phần mềm hệ thống (hệ điều hành) là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sau cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. VD: DOS, Windows 98, Windows XP, 
? Phần mềm ứng dụng là gì?
HS: Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. VD: Phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ họa, 
+ Thực hiện: HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi trên
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả.
- Gợi ý sản phẩm: Câu trả lời của HS
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
GV: Cho HS thấy được sự khác nhau giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng: Để máy tính có thể hoạt động được thì bắt buộc phải có phần mềm hệ thống. Cài đặt phần mềm hệ thống là công việc đầu tiên mà những người muốn sử dụng máy tính cần phải làm. Có được phần mềm hệ thống thì việc cài đặt và sử dụng phần mềm ứng dụng là một công việc rất dễ dàng. HS sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở những bài sau.
3. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin.
 Máy tính là 1 công cụ xử lí thông tin. Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
- Các chương trình của máy tính gọi là phần mềm. 
- Phần mềm máy tính được chia thành 2 loại chính: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
+ Phần mềm hệ thống: DOS, WINDOWS 98..
- Phần mềm ứng dụng: Chương trình đồ hoạ, tính toán, tra từ điển Anh Việt
Hoạt động 3. Luyện tập: (8’)
* Mục tiêu: 
- HS hệ thống được nội dung các kiến thức cơ bản đã học thông qua các bài tập
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm mấy bước?
2. Phần mềm là gì? Có mấy loại phần mềm?
+ Thực hiện: HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi trên
+ Báo cáo, thảo luận: HS đứng tại chỗ trả lời.
- Gợi ý sản phẩm: Câu trả lời của HS
+ Đánh giá, nhận xét tổng hợp: Giáo viên đánh giá chung thông qua câu trả lời của HS
1. Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm ba bước
2. - Các chương trình của máy tính gọi là phần mềm 
- Phần mềm máy tính được chia thành 2 loại chính: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Hoạt động 4 + 5. Vận dụng, tìm tòi mở rộng (3’)
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế.
- Phát triển năng lực tự học
* Các bước thực hiện hoạt động
+ Chuyển giao: Hãy tìm hiểu thêm về các phần mềm ứng dụng?
+ Thực hiện: HS Thực hiện cá nhân suy nghĩ trả lời
+ Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả vào tiết sau 
- Học thuộc lý thuyết, tìm thêm ví dụ.
- Nắm vững nội dung bài học và các đơn vị đo dung lượng
- Xem trước bài thực hành 1.
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_bai_4_may_tinh_va_phan_mem_may_tinh_na.docx