Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Ly Mai

Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Ly Mai

HĐ. Cách tạo sơ đồ tư duy

HS thảo luận tìm hiểu yêu cầu Hoạt động 3

GV hướng dẫn HS các bước tạo bản đồ tư duy.

HS thảo luận theo nhóm học tập tạo trên giấy Sổ lưu niệm lớp 6A từ đó tìm được các ưu điểm của việc tạo bản đồ tư duy thông qua làm bài tập trắc nghiệm ?

 

docx 32 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Ly Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/1/2022
Ngày giảng: 18/1 (6C); 19/1 (6D)
TUẦN 19 - TIẾT 19
BÀI 10. SƠ ĐỒ TƯ DUY
Thời gian thực hiện: 1 tiết 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.
- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.
- Tạo được sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm.
2. Về năng lực
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông (NLa).
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học (NLd).
- Năng lực hợp tác trong môi trường số (NLe).
3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Học sinh có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Thông qua việc hiểu, giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy và nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm, học sinh được rèn luyện tư duy phê phán.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính cài đặt phần mềm sơ đồ tư duy (MindMaple Lite)
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được nhiệm vụ sau khi học xong chủ đề Ứng dụng tin học là tạo được sản phẩm sổ lưu niệm.
b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời 2 câu hỏi của hoạt động 1.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về 2 câu hỏi (Câu 1 theo định hướng mở; Câu 2 là để HS chuẩn bị ý kiến cho thảo luận nhóm ở hoạt động 4).
d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản hoặc yêu cầu học sinh đọc trong sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, trả lời các câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ. tìm hiểu sơ đồ tư duy
HS thảo luận theo nhóm hoàn thành nội dung Hoạt động 2.
HS nêu được 2 cách trình bày thông tin: (Văn bản: Hình 5.1; Sơ đồ tư duy: Hình 5.2).
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm mục ?/43
HĐ. Cách tạo sơ đồ tư duy
HS thảo luận tìm hiểu yêu cầu Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS các bước tạo bản đồ tư duy.
HS thảo luận theo nhóm học tập tạo trên giấy Sổ lưu niệm lớp 6A từ đó tìm được các ưu điểm của việc tạo bản đồ tư duy thông qua làm bài tập trắc nghiệm ?-sgk/45
HĐ. Thực hành tạo sơ đồ tư duy 
 GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm MindMaple Lite để tạo bản đồ tư duy
HS quan sát và thực hành trên máy tính theo nhóm học tập
1. Sơ đồ tư duy
- Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối
- Sơ đồ tư suy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ra dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề.
2. Cách tạo sơ đồ tư duy
B1. Viết chủ đề chính: dùng hình chữ nhật, elip
b2. Từ chủ đề chính vẽ các chủ đề nhánh
b3. Phát triển thông tin chi tiết mỗi chủ đề nhánh
B4. Tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin
Lưu ý: nên sử dụng màu sắc khi tạo sơ đồ tư duy
3. Thực hành tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính
a)Khởi động phần mềm
Nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm MindMaple Lite
b) Tạo sơ đồ tư duy
File-->New-->Chọn mẫu--> Create
c) Tạo các chủ đề nhánh
- Nháy chuột vào chủ đề chính --> Insert--> Subtopic
d) Ghi lại kết quả
File-->Save
3. Hoạt động 3: Luyện tập
GV chia lớp thành 3 nhóm hoàn thành yêu cầu a, b, c
Nhóm 1. làm yêu cầu a
Nhóm 2. làm yêu cầu b
Nhóm 3. làm yêu cầu c
 Các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi.
GV đưa đáp án, nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV giao nhiệm vụ về nhà cho nhóm: tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm MindMaple Lite nội dung bài 9. An toàn thông tin trên Internet
HS phân công nhiệm vụ cho các thành viên
 Chuẩn bị bài mới: Bài 11. Định dạng văn bản 
Ngày soạn: 16/1
Ngày giảng: Tiết 1: 25/1 (6C); 26/1 ( 6D)
Tiết 2: (6C); ( 6D)
TUẦN 20,21 - TIẾT 20,21
BÀI 11. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Thời gian thực hiện: 2 tiết
(Tiết 1. lý thuyết, tiết 2. Thực hành)
II. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản.
- Biết các thao tác định dạng đoạn văn bản, trang văn bản và in.
- Thực hiện được các thao tác định dạng văn bản
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự tìm hiểu nội dung theo gợi ý của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có khả năng giải quyết các tình huống mà GV đưa ra. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm và chia sẻ kiến thức trong quá trình làm việc nhóm.
2.2. Năng lực Tin học
- NLd: Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
- Nle: Nâng cao năng lực hợp tác trong môi trường số.
3. Về phẩm chất: 
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính cài đặt phần mềm Microft Word, phiếu học tập
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động 
- Video giới thiệu về một vài trang trong cuốn sổ lưu niệm do giáo viên biên tập trước dựa trên sơ đồ tư duy về cuốn sổ lưu niệm đã trình bày ở bài trước (Có thể thiết kế video có cuốn sổ lưu niệm mở ra, trên các trang có nội dung của cuốn sổ ).
- Câu hỏi thảo luận:
1. Em hãy lựa chọn các phần mềm có thể sử dụng để tạo ra nội dung cuốn sổ lưu niệm.
2. Các phần mềm đó có chức năng gì để giúp em hoàn thành công việc?
- HS hoạt động theo nhóm và thảo luận sau khi xem video
- HS thảo luận và ghi câu trả lời ra giấy.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả (đại diện các nhóm báo cáo, ý kiến nhận xét của các nhóm khác về câu trả lời của nhóm bạn) sau đó GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức.
Giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ. tìm hiểu về phần mềm soạn thảo văn bản
HS thảo luận tìm hiểu Hoạt động 1
GV giới thiệu một số chức năng của phần mềm MS Word.
HĐ. Định dạng văn bản và in
HS hoạt động theo nhóm học tập. Quan sát và tìm hiểu một số lệnh định dạng văn bản và in
GV hướng dẫn HS các thao tác định dạng văn bản và in
HS thực hành theo nhóm học tập có sự hướng dẫn của GV
HĐ. Thực hành định dạng văn bản 
HS tìm hiểu nhiệm vụ và thực hành theo nhóm trên phòng thực hành bộ môn.
GV giới thiệu nhiệm vụvà hướng dẫn HS thực hành 
1. Phần mềm soạn thảo văn bản
 - Chức năng cơ bản
+ Tạo và định dạng văn bản
+ Biên tập, chỉnh sửa nội dung
+ Lưu văn bản
+ In văn bản
- Chức năng nâng cao
+ Xem lại và theo dõi sự thay đổi của tài liệu
- Lưu trữ tài liệu nhờ công nghệ đám mây
- Làm việc, cộng tác với người khác trên cùng một tài liệu mọi lúc mọi nơi
2. Định dạng văn bản và in
a) Định dạng đoạn văn bản
 Sử dụng các lệnh định dạng trong thẻ 
Home --> Pragraph
b) Định dạng trang văn bản
Sử dụng các lệnh định dạng trong thẻ 
 Page--> Page Setup
c) In văn bản
File-->Print
3. Thực hành định dạng văn bản 
* Nhiệm vụ: Em hãy soạn thảo một bài viết nêu cảm nghĩ của em về thầy cô hoặc nhóm bạn thân của em.
* Hướng dẫn
a) Khởi động phần mềm và nhập nội dung
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm Microsoft Word
- Nhập nội dung văn bản
- Chọn Insert --> Picture và chèn hình ảnh
b) Căn lề đoạn văn bản
c) Chọn hướng trang, lề trang
d) Lưu tệp 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
GV chia lớp thành 2 nhóm 
Nhóm 1. làm phiếu học tập số 1, 3
Nhóm 2. làm phiếu học tập số 2, 3
 Các thành viên trong nhóm hoạt động cá nhân, trả lời nhanh câu hỏi.
GV đưa đáp án, nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tên nhóm: ..
Yêu cầu: Em hãy khoanh tròn vào những chức năng của phần mềm soạn thảo văn bản mà em sẽ sử dụng để tạo nội dung cuốn sổ lưu niệm.
A. Định dạng văn bản
B. Biên tập, chỉnh sửa nội dung
C. Lưu trữ văn bản
D. In văn bản
C. Chia sẻ và làm việc cộng tác với bạn trên cùng một tài liệu.
E. Lưu trữ cuốn sổ nhờ công nghệ đám mây 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tên nhóm: ..
Em hãy khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời đúng.
Câu 1. Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:
A. Dòng	B. Trang	C. Đoạn	D. Câu
Câu 2. Thao tác nào không phải thao tác định dạng đoạn văn bản?
A. Căn giữa đoạn văn bản
B. Định dạng cỡ chữ
C. Đặt khoảng cách giữa các dòng
D. Tăng, giảm lề của đoạn văn bản
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (tổng hợp)
Em hãy khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời đúng.
Câu 1. Việc làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:
A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
D. Nhấn phím Enter.
Câu 2. Ghép tác dụng của lệnh ở cột bên trái với mỗi nút lệnh tương ứng ở cột bên phải cho phù hợp.
Câu 3. Để đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh:
A. Orientation	B. Size	C. Margins	D. Columns
Câu 4. Điền từ hoặc cụm từ sau vào những chỗ trống thích hợp để được câu đúng: tất cả; bốn; ngang; lề dưới; lề trang.
Câu 5. Đúng điền Đ, sai điền S vào ô tương ứng trong bảng sau:
4. Hoạt động 4: Vận dụng
 Gv chia lớp thành các nhóm học tập và vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nội dung cuốn sổ lưu niệm có bổ sung thêm hình ảnh minh họa, định dạng văn bản hợp lí
HS thảo luận nhóm thực hành trên máy tính hoàn thành sản phẩm
Chuẩn bị bài mới: Bài 12. trình bày thông tin ở dạng văn bản
Thứ........., ngày...........tháng.........năm 2022
Kí duyệt của Tổ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 6/2
Ngày giảng: Tiết 1: 15/2 (6C); 16/2 ( 6D)
Tiết 2: (6C); ( 6D)
TUẦN 22, 23 - TIẾT 22, 23 
BÀI 12. TRÌNH BÀY THÔNG TIN Ở DẠNG BẢNG
Thời gian thực hiện: 2 tiết
(Tiết 1. Lý thuyết, tiết 2. Thực hành)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
Biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin ở dạng bảng.
Trình bày được thông tin ở dạng bảng bằng phần mềm soạn thảo văn bản.
Thực hiện được các thao tác tạo bảng và định dạng bảng
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự tìm hiểu nội dung theo gợi ý của giáo viên.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có khả năng giải quyết các tình huống mà GV đưa ra. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm và chia sẻ kiến thức trong quá trình làm việc nhóm.
2.2. Năng lực Tin học
Phát triển năng lực tổ chức và trình bày thông tin 
Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
Nâng cao năng lực hợp tác trong môi trường số.
3. Về phẩm chất: 
 Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Học liệu: SGK ; 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động 
- Sử dụng SGk hoặc trình chiếu hình 5.11 là hình ảnh của 2 trang sổ lưu niệm
- Câu hỏi thảo luận:
1. Hình 5.11 cho thấy hai cách trình bày danh sách học sinh trong cuốn sổ lưu. Trang bên trái sử dụng bảng, trang bên phải liệt kê lần lượt danh sách các thành viên. Em hãy nhận xét về hai cách trình bày này.
2. Em sẽ lựa chọn cách nào để trình bày danh sách học sinh trong cuốn sổ lưu niệm của lớp em? Tại sao?
- HS đọc phần hội thoại của 3 bạn An, Minh, Khoa và thảo luận nhóm để trả lời hai câu hỏi vào bảng nhóm.
HS trả lời câu hỏi vào vở hoặc giấy khổ rộng của nhóm.
- Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ. Trình bày thông tin ở dạng bảng
HS tìm hiểu nội dung bài học và tìm hiểu Hoạt động 2.
Các thành viên trong nhóm thảo luận, báo cáo
Gv giới thiệu về một số chức năng của bảng
HĐ. Tìm hiểu các thao tác Tạo bảng
HS quan sát và tìm hiểu lệnh tạo bảng, tìm ra các cách tạo bảng của phần mềm MS Word.
GV hướng dẫn HS thực hành các thao tác tạo bảng
HĐ. Tìm hiểu các thao tác định dạng bảng
HS tìm hiểu theo nhóm học tập các lệnh chèn thêm cột, hàng; xóa cột, hàng, bảng; điều chỉnh kích thước ô, căn chỉnh lề, hướng của văn bản trong ô
GV hướng dẫn HS thực hành
HĐ. Thực hành: Tạo bảng
HS thảo luận theo nhóm học tập: tìm hiểu nhiệm vụ cần hoàn thành. xác định thành viên em sẽ nhập thông tin vào bảng để xác định được số cột, số hàng có trong bảng. Chuẩn bị hình ảnh và tìm hiểu các thao tác chèn hình ảnh vào ô
GV hướng dẫn HS tạo bảng, chỉnh sửa bảng, hướng dẫn học chèn hình ảnh vào ô 
HS báo cáo sản phẩm nhóm
1. Trình bày thông tin ở dạng bảng
- Bảng thường được sử dụng để ghi lại dữ liệu của công việc, thống kê, điều tra, khảo sát
- Từ bảng dữ liệu có thể tìm kiếm, so sánh, tổng hợp được thông tin
2. Tạo bảng
Insert-->Table
3. Định dạng bảng
 Trong nhóm thẻ Table Tool --> chọn thẻ Layout
4. Thực hành: Tạo bảng
* Nhiệm vụ
- Tạo bảng danh sách thành viên của lớp
- Nhập dữ liệu gồm: Họ tên, ngày sinh, ảnh GVCN và từng thành viên
- Chỉnh sửa định dạng bảng
* Hướng dẫn:
a) Tạo bảng
- Xác định số cột, số hàng của bảng
b) Chỉnh sửa bảng
Gộp ô: 
-Trong nhóm thẻ Table Tools -->Layout
- Trong nhóm lệnh Merge--> Merge Cells
c) Nhập thông tin
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Tiết 1
HS hoàn thành yêu cầu theo nhóm học tập
Nhóm 1. Bài tập 1-SGK/57
Nhóm 2. Bài tập 2-SGK/57
 Đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét kết quả bài làm.
GV nhận xét, kết luận
Tiết 2- Kiểm tra thường xuyên
Đề bài: 
Em hãy tạo bảng danh sách các thành viên trong tổ nhóm học tập của em
Yêu cầu:
- Nhập dữ liệu gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, ảnh tổ trưởng và ảnh từng thành viên trong tổ (nhập 5 thành viên).
- Thực hiện các thao tác chỉnh sửa và định dạng bảng.
Hướng dẫn chấm
TT
Nội dung
Điểm
1
Tạo được bảng, nhập được dữ liệu theo yêu cầu và thực hiện được thao tác chèn ảnh vào bảng (hình ảnh có sẵn trên máy tính)
5,0
2
Thực hiện được các thao tác chỉnh sửa: gộp ô, chỉnh sửa độ rộng cột, độ cao hàng
3,0
3
Thực hiện được thao tác định dạng bảng: chèn thêm, xóa hàng, cột
2,0
ĐỀ HS KHUYẾT TẬT
Em hãy tạo bảng danh sách các thành viên trong tổ nhóm học tập của em (theo mẫu hình bên)
.
Hướng dẫn chấm
TT
Nội dung
Điểm
1
Tạo được bảng và nhập đủ dữ liệu theo yêu cầu
5,0
2
Thực hiện được các thao tác chỉnh sửa: gộp ô, chỉnh sửa độ rộng cột, độ cao hàng
5,0
4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV giao nhiệm vụ cho 2 nhóm học tập: Trình bày nội dung dưới dạng bảng
Nhóm 1. Thời khóa biểu của lớp
Nhóm 2. Thời gian biểu hoạt động các ngày trong tuần của em
Chuân bị bài mới: Bài 13. Thực hành tìm kiếm và thay thế
Thứ........., ngày...........tháng.........năm 2022
Kí duyệt của Tổ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/2
Ngày giảng: 1/03 (6C); 2/03 (6D)
TUẦN 24 - TIẾT 24
BÀI 13-THỰC HÀNH
 TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.
- Sử dụng được công cụ tìm kiếm, thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học về soạn thảo văn bản để giải quyết yêu cầu trong bài tập mới.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếp trong các hoạt động nhóm
2.2. Năng lực Tin học
- Sử dụng công cụ công nghệ thông tin để hoàn thiện sản phẩm số: sử dụng được công cụ tìm kiếm, thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ học tập. (NLa)
- Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. (NLe)
2.3. Các năng lực khác
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ: thể hiện thông qua nội dung và hình thức các bài viết cảm nghĩ của HS cho cuốn sổ lưu niệm.
3. Về phẩm chất: 
- Rèn luyện phẩm chất nhân ái: tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân, sự khác biệt về văn hóa, từ ngữ giữa các vùng miền.
- Rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ: cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu
- Học liệu: SGK, sổ lưu niệm đã tạo được ở tiết học trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
HS tìm hiểu tình huống trang 58: Sử dụng công thức làm kem sữa chua dưa hấu của bạn An đã lưu trên phần mềm soạn thảo văn bản. Em hãy sử dụng công thức của bạn An để sửa thành công thức làm Kem sữa chua xoài.
HS nêu các bước sử dụng tệp văn bản của bạn An để sửa lại thành công thức làm Kem của mình.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
HĐ. tìm hiểu Tại sao phải tìm kiếm và thay thế văn bản
HS tìm hiểu yêu cầu Hoạt động 1
GV giới thiệu về công cụ TÌm kiếm và thay thế của phần mềm soạn thảo văn bản.
HĐ. tìm hiểu sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế 
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hành.
HS tìm hiểu yêu cầu của bài và thực hành theo nhóm thực hành các thao tác tìm kiếm và thay thế.
GV quan sát và hướng dẫn thêm các nhóm cần hỗ trợ
Các nhóm báo cáo kết quả thực hành, nhóm khác quan sát và nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
1. Tại sao phải tìm kiếm và thay thế văn bản
- Công cụ tìm kiếm và thay thế giúp tìm kiếm, thay thế từ hoặc cụm từ theo yêu cầu một cách nhanh chóng và chính xác.
2. Sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế 
* Nhiệm vụ: 
Nhập công thức làm kem sữa chua dưa hấu của An và định dạng văn bản. Thực hành tìm kiếm cụm từ “dưa hấu” và thay thế bằng cụm từ “Xoài”
* Hướng dẫn
a) Tìm kiếm
Chọn thẻ Home--> chọn lệnh find trong nhóm lệnh Editing
b) Thay thế
Trong nhóm lệnh Editing-->Repalce--> gõ cụm từ cần tìm --> Gõ cụm từ cần thay thế--> Nhấn Replace All hoặc Repalce
3. Hoạt động 3: Luyện tập
HS hoàn thành yêu cầu theo nhóm học tập
Nhóm 1. Bài tập 1-SGK/60
Nhóm 2. Bài tập 2-SGK/60
 Đại diện thành viên trong nhóm báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét kết quả bài làm.
GV nhận xét, kết luận
4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành ở nhà: Mở tệp văn bản Cuốn sổ lưu niệm và sử dụng chức năng Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt để tệp hoàn chỉnh hơn.
Chuân bị bài mới: Bài 13. Thực hành tìm kiếm và thay thế
Thứ........., ngày...........tháng.........năm 2022
Kí duyệt của Tổ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/2
Ngày giảng: 8/3 (6C); 9/3 (6D)
TUẦN 25 - TIẾT 25
BÀI 14-THỰC HÀNH TÔNG HỢP
 HOÀN THIỆN SỔ LƯU NIỆM
Thời gian thực hiện: 1 tiết
II. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Biết cách tổng hợp, sắp xếp các nội dung đã có thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Thực hiện được các thao tác định dạng trang tính, căn lề, chèn hình ảnh, tạo bảng.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếpvà giao tiếp hiệu quả trong hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tổng hợp, sắp xếp được các sản phẩm đã có thành một sản phẩm số hoàn chỉnh.
2.2. Năng lực Tin học
- Sử dụng đúng các thiết bị, phần mềm thông dụng, mạng máy tính để hoàn thành nhiệm vụ học tập của Chủ đề. (NLa)
- Có ý thức tự bảo vệ sức khỏe trong khai thác và sử dụng ứng dụng ICT. (NLb)
- Hiểu được tầm quan trọng của thông tin: biết lựa chọn thông tin nào là phù hợp và “giá trị” để đưa vào sổ lưu niệm. (NLc)
- Sử dụng môi trượng mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, lưu trữ thông tin phù hợp bổ sung cho nội dung của sổ lưu niệm. (NLd)
- Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. (NLe)
2.3. Các năng lực khác
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ: thể hiện thông qua nội dung và hình thức của sản phẩm sổ lưu niệm.
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân, sự khác biệt về văn hóa.
- Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: có thói quen giữ gìn sức khỏe, tuân thủ các nguyên tắc an toàn về điện khi sử dụng các thiết bị CNTT. Bảo vệ thông tin của bạn bè, thầy cô khi giao tiếp trong môi trường số.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	- Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu
	- Học liệu:
+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm sổ lưu niệm đã được thống nhất trước lớp.
+ Các tệp văn bản cho cuốn sổ lưu niệm đã tạo ở các bài học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
HS tập hợp được các kết quả thực hành từ các bài trước thành sản phẩm số: Sổ lưu niệm.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
3. Hoạt động 3: Luyện tập
HS chia lớp thành các nhóm thực hành nhỏ. Hướng dẫn HS thực hành theo 4 bước.
B1. Tập hợp các nội dung đã có
Tập hợp các bài đã làm ở những tiết thực hành trước: bài viết cảm nghĩ, danh sách thành viên. Tập hợp các nội dung đó vào tệp văn bản lưu với tên: soluuniem.docx
B2. Bổ sung thêm nội dung
	 - Phân công các bạn trong nhóm thu thập thông tin, hình ảnh.
- Thực hiện định dạng và trình bày nội dung có trong sổ lưu niệm:
+ Thay đổi màu chữ, cỡ chữ, phông chữ, kiểu chữ
+ Căn chỉnh lề đoạn văn
+ Định dạng hướng trang, lề trang
+ Chèn hình ảnh
B3. Tạo trang bìa cho cuốn sổ
- Nháy chuột chọn thẻ Insert--> chọn lệnh Cover Page--> chọn mẫu trang bìa -->Sửa lại nội dung và thay hình trang bìa.
B4. Xem lại nội dung
Các nhóm chia sẻ với cả lớp sản phẩm của nhóm mình
- Các nhóm báo cáo sản phẩm. Nhận xét bài của nhóm bạn, chỉ ra điểm đạt được và điểm cần cố gắng để hoàn thiện sản phẩm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm. Tuyên dương những nhóm có kết quả thực hành tốt, đạt yêu cầu. Hướng dẫn các nhóm chưa hoàn thành xong bài
- Chuẩn bị bài mới: tiết Bài tập 
Thứ........., ngày...........tháng.........năm 2022
Kí duyệt của Tổ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 6/3
Ngày giảng: 15/3 (6C); 16/3 (6D)
TUẦN 26 -TIẾT 26
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 2
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
-Tạo được bản đồ tư duy tổng hợp các kiến thức trọng tâm từ bài 10 đến bài 12
- Tổng hợp được các kiến thức đã học từ bài 10 đến bài 14
- Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
2. Về năng lực: 
Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát và giải quyết vấn đề.
Rèn kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Bảng, máy chiếu, bài trình chiếu, giấy A3/A4, máy tính có kết nối mạng
- Học liệu: Giáo án, Sách giáo khoa Tin học lớp 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động.
HS chuẩn bị sơ đồ tư duy theo đơn vị nhóm
Nhóm 1: Chủ đề Định dạng văn bản
Nhóm 2: Trình bày thông tin ở dạng bảng
GV chiếu lên máy chiếu bảng hệ thống hóa kiến thức để các nhóm so sánh kiến thức của sơ đồ. 
HS chỉ ra được các chủ đề chính và chủ đề nhánh của bản đồ tư duy. Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm. Các thành viên của nhóm khác sẽ vấn đáp và thống nhất điểm.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
GV giới thiệu một số dạng bài tập thuộc các chủ đề đã học.
GV hướng dẫn HS cách tìm hiểu yêu cầu của bài tập, cách trình bày bài làm.
HS thảo luận theo nhóm học tập 2 bạn/ nhóm. Các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập.
Hoạt động: trò chơi Ai nhanh nhất 
Chủ đề. sơ đồ tư duy
 Chủ đề Định dạng văn bả
Chủ đề Trình bày thông tin ở dạng bảng
Hoạt động: các dạng bài tập
Câu 1:
Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?
HD:
- Tiêu đề: Căn lề giữa.
- Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản.
- Dòng cuối: Căn thẳng lề phải.
Câu 2 
Em hãy chọn hướng trang phù hợp cho các văn bản sau:
HD:
Câu 3. Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.
HD:1- c, 3-a, 2d, 4-b
Câu 4. Hãy cho biết những thông tin nào được trình bày dưới dạng bảng
HD: Hóa đơn mua hàng, bảng điểm lớp 6C, Bảng phân công trực nhật, danh sách thông tin học sinh, thời gian biểu, menu thức ăn.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
HS tổng hợp kiến thức trọng tâm của tiết học. Nhận xét được kết quả học tập của các nhóm khác. 
GV nhận xét ý thức thảo luận nhóm và chuẩn bị sản phẩm của nhóm. 
- Hướng dẫn về nhà: ôn luyện các kiến thức đã học ở các bài từ bài 10 đến bài 14 để Tiết sau Kiểm tra giữa kỳ 2.
Thứ........., ngày...........tháng.........năm 2022
Kí duyệt của Tổ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13/3
Ngày giảng: 22/3 (6C); 23/3 (6D)
TUẦN 27 -TIẾT 27
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Kiện toàn các kiến thức đã học về sơ đồ tư duy, định dạng văn bảng, tạo bảng và các thao tác với bảng
- Rèn kĩ năng trình bày bài làm 
2. Về năng lực: 
Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát và giải quyết vấn đề.
Rèn kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhâ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2021_202.docx