Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kì II - Lê Trúc Mai

Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kì II - Lê Trúc Mai

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ

a) Kiến thức:

 - HS biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản.

- HS nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word: các dải lệnh, các lệnh dưới dạng biểu tượng trực quan trên các dải lệnh,.

- Hiểu được vai trò của các dải lệnh, các nhóm lệnh và các lệnh, biết được tác dụng ngầm định của các lệnh trên dải lệnh

-Biết tạo văn bản mới, lưu,mở văn bản đã có và kết thúc Word

b) Kỹ năng:

- Nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word.

- Biết mở các dải lệnh cũng như hộp thoại tương ứng của các nhóm lệnh và chọn các tuỳ chọn trong các hộp thoại.

- Phân biệt được các thành phần trên màn hình Word

- Thực hiện thao tác tạo văn bản mới, lưu, mở văn bản đã có và kết thúc Word

c) Thái độ

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

 - Năng lực riêng: Nla: Ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học

3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:

a. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.

b. Kỹ thuật : Động não.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy,

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, xem trước bài mới ở nhà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG: Mở đầu

a) Ổn định lớp: (1’)

b) Kiểm tra bài cũ: (5’)

Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm Word và nêu các thành phần trên cửa sổ Word

 

docx 20 trang tuelam477 3160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kì II - Lê Trúc Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học Kì II
Tuần: 19	Ngày soạn: 05/01/2021
Tiết: 37
Chương IV. Soạn Thảo Văn Bản
BÀI 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức:
 - HS biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản.
- HS nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word: các dải lệnh, các lệnh dưới dạng biểu tượng trực quan trên các dải lệnh,...
- Hiểu được vai trò của các dải lệnh, các nhóm lệnh và các lệnh, biết được tác dụng ngầm định của các lệnh trên dải lệnh
-Biết tạo văn bản mới, lưu, mở văn bản đã có và kết thúc Word
b) Kỹ năng:
- Nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word.
- Biết mở các dải lệnh cũng như hộp thoại tương ứng của các nhóm lệnh và chọn các tuỳ chọn trong các hộp thoại.
- Phân biệt được các thành phần trên màn hình Word
- Thực hiện thao tác tạo văn bản mới, lưu, mở văn bản đã có và kết thúc Word
c) Thái độ
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
 	 - Năng lực riêng: Nla: Ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học
3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
a. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
b. Kỹ thuật : Động não.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, máy chiếu, tài liệu tham khảo
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, xem trước bài mới ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG: Mở đầu 
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm
Bài mới: (4’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV Cho HS đọc và trả lời các câu hỏi phần khởi động SGK- 96
GV: Chúng ta biết rằng một trong những ứng dụng quan trọng của máy tính điện tử đó là dùng trong soạn thảo văn bản. Để soạn thảo văn bản được trong máy tính thì cần những yếu tố gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết vấn đề đó.
HS: -Văn bản có thể là: Đơn xin gia nhập câu lạc bộ tin học của em, tờ rơi quảng cáo, quyển truyện em đang đọc.
-Hoạt động sẽ cho kết quả là một văn bản: Chép bài thơ để gửi tặng bạn, ghi lại các ý chính trong bài giảng của cô giáo vào vở học.
HS: Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản (10’)
Mục tiêu: HS biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản.
Phương pháp dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
Phương tiện dạy học: SGk, máy chiếu, máy tính, giáo án.
Sản phẩm: Biết phần mềm soạn thảo văn bản dùng tạo ra văn bản
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản
- Hoạt động tạo ra văn bản thường được gọi là Soạn thảo văn bản
- Các phần mềm giúp tạo ra văn bản trên máy tính được gọi chung là phần mềm soạn thảo văn bản
- Phần mềm Microsoft Word (phiên bản 2010) là phần mềm soạn thảo văn bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
? Hằng ngày các em tiếp xúc với các loại văn bản nào? ở đâu?
GV: Nhấn mạnh đến sự phong phú của các loại văn bản: văn bản có thể gồm một vài dòng ngắn như chiếc nhãn vở cũng có thể là nội dung quyển sách dày hàng nghìn trang, văn bản có thể chỉ gồm các con chữ, nhưng cũng có thể có các hình ảnh minh hoạ,...
? Các em có thể tạo ra văn bản bằng cách nào?
GV có thể nêu ra những ưu việt của việc soạn thảo văn bản trên máy tính, chuẩn bị một số văn bản trình bày đẹp, sản phẩm của một phần mềm soạn thảo văn bản ( tốt nhất là Word) để các em so sánh.
-> GV Giới thiệu phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word. Ngoài ra còn nhiều phần mềm soạn thảo văn bản khác...
GV: Phần mềm được phát triển nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ, tự động hoá các công việc của con người . Word chính là phần mềm được viết để cùng với máy tính hỗ trợ công việc soạn thảo văn bản. 
GV : Nhấn mạnh rằng hiện có rất nhiều phần mềm soạn thảo văn bản khác nhau, chúng có cùng những tính năng chung và trong số đó Word được sử dụng phổ biến nhất
HS: lần lượt liệt kê
HS: Chú ý lắng nghe
HS : Có 2 cách:
Tạo văn bản bằng bút và viết trên giấy.
Tạo văn bản nhờ máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản.
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Quan sát và ghi nhớ.
Hoạt động 2: Khởi động Word (10’)
Mục tiêu: Hs nhận biết được biểu tượng của Word, khởi động được chương trình soạn thảo văn bản
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
Sản phẩm: Biết khởi động phần mềm văn bản
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Khởi động Word
- Nháy chuột tại biểu tượng của Word trên màn hình khởi động của Windows 
- Nháy đúp chuột tại biểu tượng của Word trên màn hình nền
GV: Giới thiệu biểu tượng phần mềm Word (phiên bản 2010) 
? Em đã từng khởi động một phần mềm nào đó (vd một trò chơi) trong Windows hay chưa ? Hãy nhớ lại các bước cần thực hiện để khởi động một phần mềm và ghi lại các bước đó.
GV: Yêu cầu HS thực hiện khởi động Word trên máy tính cá nhân
GV: Sau khi khởi động , một văn bản trống xuất hiện sẵn sàng để em nhập nội dung. 
HS: Trả lời 
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS: Quan sát
Hoạt động 3: Có gì trên cửa sổ Word (10’)
(a) Mục tiêu: - HS nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word: các dải lệnh, các lệnh dưới dạng biểu tượng trực quan trên các dải lệnh,...
- Hiểu được vai trò của các dải lệnh, các nhóm lệnh và các lệnh, biết được tác dụng ngầm định của các lệnh trên dải lệnh, 
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
Sản phẩm: Nêu được các thành phần trên cửa sổ Word
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Có gì trên cửa sổ của Word
* Một vài thành phần chính trên cửa sổ của Word:
- Dải lệnh
- Lệnh và nhóm lệnh
- Vùng soạn thảo
- Con trỏ soạn thảo
GV: Yêu cầu HS quan sát cửa sổ Word và kết hợp với SGK để tìm hiểu các thành phần của cửa sổ Word
GV: Giao diện các phần mềm thành phần trong bộ MS Office được thiết kế với một tư tưởng thống nhất, từ phần mềm soạn thảo Word, chương trình bảng tính Excel, phần mềm trình chiếu PowerPoint, cho đến các thành phần khác. 
Có ba thành phần cơ bản trên giao diện mới của Word 2010: 
■Tên các dải lệnh: Có bảy dải lệnh cơ bản: Home, Insert, Page Layout, References, Mailings, Review và View. Mỗi dải lệnh gồm các lệnh tương ứng với một phạm vi hoạt động nhất định.
■Nhóm lệnh. Các lệnh liên quan với nhau được hiển thị theo một số nhóm lệnh trên các dải lệnh.
■ Lệnh. Mỗi lệnh là biểu tượng trực quan, một ô để nhập thông tin hoặc một hộp thoại.
Mọi lệnh trên các dải lệnh đã được lựa chọn cẩn thận theo hoạt động của người dùng. Ví dụ, dải lệnh Home chứa tất cả những lệnh thường dùng nhất, chẳng hạn lệnh trong nhóm lệnh Font để thay đổi phông chữ: Font, Font Size, Bold, Italic,...
GV: Hướng dẫn HS sử dụng một vài dải lệnh lệnh trong home.
HS: Quan sát và tìm hiểu
HS: Chú ý theo dõi
HS: Chú ý theo dõi
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8')
(a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Thực hiện được các bài tập giáo viên giao
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Để khởi động phần mềm MS Word, ta thực hiện:
A. Nháy chuột vào Start → All Programs → Microsoft Word
B. Nháy chuột phải vào biểu tượng trên màn hình nền
C. Nháy chuột trái vào biểu tượng trên màn hình nền
D. Cả A và C
Bài 2: Những ưu điểm trong soạn thảo văn bản trên máy tính là:
A. Đẹp và có nhiều kiểu chuẩn xác hơn rất nhiều so với viết tay
B. Đẹp và có nhiều cách trình bày dễ hơn so với viết tay
C. Có thể chỉnh sửa, sao chép văn bản dễ dàng D. Tất cả ý trên
Bài 3: Soạn thảo văn bản trên máy tính thì việc đưa hình ảnh minh họa vào là:
A. Dễ dàng
B. Khó khăn
C. Vô cùng khó khăn
D. Không thể được
Bài tập: 
GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 máy) và giao các nhiệm vụ: 
Soạn thảo văn bản, lưu văn bản và kết thúc.
a) Gõ nội dung tùy ý.
b) Mở bảng chọn File và quan sát các lệnh trên đó. Quan sát để thấy các lệnh trên bảng chọn File đều liên quan đến tệp văn bản.
HS: Làm bài
Trả lời:
Để khởi động phần mềm MS Word, ta thực hiện:
+ Nháy chuột vào Start → All Programs → Microsoft Word
+ Nháy chuột trái vào biểu tượng trên màn hình nền
+ Nháy chuột vào biểu tượng thanh Taskbar
Đáp án: D
Trả lời: Những ưu điểm trong soạn thảo văn bản trên máy tính là đẹp, có nhiều cách trình bày dễ hơn so với viết tay, có thể chỉnh sửa, sao chép văn bản dễ dàng...
Đáp án: D
Trả lời: Ưu điểm của Soạn thảo văn bản trên máy tính là có thể đưa hình ảnh minh họa vào một cách dễ dàng.
Đáp án: A
HS: Thực hiện bài tập trên máy tính cá nhân
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (2’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh
- Trả lời câu hỏi 1 SGK- 101: ví dụ viết bức thư thăm bố đang công tác ở xa, làm bài văn, viết lá đơn xin phép nghỉ học,...
- Thực hiện bài tập 2 SGK-101 trên máy tính cá nhân
- Ghi nhớ nội dung bài học
HS: Thực hiện theo yêu cầu
RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Tuần: 19	Ngày soạn: 06/01/2021
Tiết: 38
BÀI 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN (tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức:
 - HS biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản.
- HS nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word: các dải lệnh, các lệnh dưới dạng biểu tượng trực quan trên các dải lệnh,...
- Hiểu được vai trò của các dải lệnh, các nhóm lệnh và các lệnh, biết được tác dụng ngầm định của các lệnh trên dải lệnh
-Biết tạo văn bản mới, lưu,mở văn bản đã có và kết thúc Word
b) Kỹ năng:
- Nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word.
- Biết mở các dải lệnh cũng như hộp thoại tương ứng của các nhóm lệnh và chọn các tuỳ chọn trong các hộp thoại.
- Phân biệt được các thành phần trên màn hình Word
- Thực hiện thao tác tạo văn bản mới, lưu, mở văn bản đã có và kết thúc Word
c) Thái độ
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
 	 - Năng lực riêng: Nla: Ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học
3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
a. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
b. Kỹ thuật : Động não.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, 
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, xem trước bài mới ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG: Mở đầu 
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm Word và nêu các thành phần trên cửa sổ Word
Bài mới: (1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đặt vấn đề: Các em đã biết được thế nào là soạn thảo văn bản, phần mềm soạn thảo văn bản. Vậy trong phần mềm soạn thảo văn bản, chúng ta sẽ làm việc như thế nào, kết thúc ra sao,...Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nhé
HS: Chú ý lắng nghe
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tạo văn bản mới và mở văn bản đã có (8’)
(a) Mục tiêu: -Biết tạo văn bản mới, mở văn bản đã có trong Word
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Tạo mới một văn bản, mở được văn bản đã có
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4. Tạo văn bản mới và mở văn bản đã có
* Tạo văn bản mới:
- Chọn File -> New 
- Chọn lệnh Create ở ngăn bên phải màn hình
* Mở văn bản đã có trên máy tính
Chọn File -> Open, xuất hiện hộp thoại Open:
- Chọn thư mục lưu tệp
- Chọn tên tệp
- Nháy Open để mở
GV: Hướng dẫn HS cách tạo một văn bản mới
GV: Lưu ý HS một văn bản luôn được khởi tạo từ một mẫu văn bản nào đó. Trên hình em sẽ thấy mẫu văn bản Blank Document đã được chọn ngầm định.
? Để mở văn bản đã có trong máy tính, em làm thế nào?
GV giới thiệu các cách mở văn bản đã có trên máy tính. 
GV làm mẫu trên máy.
GV hướng dẫn HS các bước tiếp theo sau khi mở tệp: Có thể gõ thêm nội dung mới hoặc chỉnh sửa nội dung đã có của văn bản.
GV lưu ý với học sinh: Tên các tệp văn bản trong word có phần mở rộng (phần đuôi) ngầm định là .docx (hoặc .doc phiên bản word cũ hơn.)
GV gọi 1-2 HS làm mẫu cho cả lớp quan sát
HS: Quan sát và ghi nhớ
HS: Chú ý theo dõi
HS: Trả lời theo hiểu biết
HS: Chú ý quan sát và ghi nhớ
HS: Làm mẫu cho cả lớp quan sát
Hoạt động 2: Lưu văn bản (10’)
(a) Mục tiêu: Biết lưu văn bản 
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Lưu được văn bản
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5. Lưu văn bản
Chọn File -> Save xuất hiện hộp thoại Save As:
- Chọn thư mục để lưu
- Gõ tên tệp văn bản
- Nháy nút Save
GV: Sau khi soạn thảo em nên lưu văn bản để có thể dùng lại về sau (thêm nội dung, chỉnh sửa hoặc in) nếu không nội dung văn bản sẽ bị xóa khỏi bộ nhớ máy tính.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm về cách lưu văn bản (3ph) Sau đó gọi đại diện một số nhóm trả lời.
? Muốn lưu văn bản em làm thế nào?
GV chốt lại các cách lưu văn bản
Khi đặt tên tệp, chỉ cần gõ phần đầu của tên, còn phần đuôi theo ngầm định luôn là .docx (trong các phiên bản Word trước là .doc). Việc đặt tên cho tệp trong Windows không bị hạn chế nhiều như trong DOS, nhưng cần tuân thủ một số quy định HS đã được học trong chương trước.
Mặc dù Windows cho phép đặt tên tệp với các kí tự có dấu của chữ Việt, không khuyến khích HS làm điều này, vì rất có thể các kí tự có dấu đó trùng với các kí tự điều khiển của hệ thống. Hậu quả là khi mở tệp bằng cách nháy đúp ở tên tệp tin, có thể Word sẽ thông báo lỗi tệp bị hỏng và không mở được văn bản.
GV gọi 1-2 HS lên làm mẫu trên máy cho cả lớp quan sát.
GV: Yêu cầu HS mở lại văn bản vừa lưu và gõ nội dung bất kỳ rồi thực hiện lưu văn bản. 
? Nội dung văn bản vừa thêm có được lưu không, khi lưu có xuất hiện hộp thoại Save As không?
GV: Giới thiệu lưu ý ở SGK.
Lưu ý: Nếu tệp văn bản đó đã được lưu ít nhất một lần, thì hộp thoại Save As không xuất hiện, mọi thay đổi sẽ được lưu trên chính tệp văn bản đã có.
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Thảo luận nhóm và trả lời
HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài
HS: Thực hiện trên máy của giáo viên cho các bạn quan sát
HS: Thực hiện theo yêu cầu
HS: Thực hiện và quan sát kết quả để trả lời câu hỏi của giáo viên
HS: Chú ý lắng nghe
Hoạt động 3: Kết thúc (5’)
(a) Mục tiêu: Biết đóng văn bản, kết húc làm việc với Word
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Thực hiện kết thúc làm việc với Word
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
6. Kết thúc
- Đóng văn bản nhưng không kết thúc phiên làm việc với Word:
Chọn File-> Close
- Kết thúc làm việc với word:
Nháy nút ở phía trên bên phải màn hình word
? Có những cách nào để thoát khỏi phiên làm việc Word?
GV nhận xét, bổ sung
HS: Trả lời theo ý hiểu
HS: Chú ý lắng nghe
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (13')
(a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Thực hiện được các bài tập giáo viên giao
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Để mở tệp văn bản có sẵn ta thực hiện:
A. Chọn File→ Open
B. Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ
C. Cả A và B
D. Chọn File→ New
Bài 2: Để mở tệp văn bản mới ta thực hiện:
A. Chọn File→ Open
B. Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ
C. Cả A và B
D. Chọn File→ New
Bài 3: Để lưu văn bản ta thực hiện:
A. Chọn File→ Open
B. Chọn File→ Save
C. Cả A và B
D. Chọn File→ New
Bài 4: Kết thúc phiên làm việc với Word, ta thực hiện:
A. Chọn File → Exit
B. Nháy chuột vào biểu tượng chữ x ở góc trên bên phải màn hình (thanh tiêu đề)
C. Chọn Format → Exit
D. Cả A và B
GV giao bài tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 máy) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
Soạn thảo văn bản, lưu văn bản và kết thúc.
a) Gõ nội dung tùy ý.
b) Lưu văn bản bằng lệnh Save.
 c) Đóng cửa sổ Word để kết thúc.
HS: Làm bài
Trả lời: Để mở tệp văn bản có sẵn ta thực hiện vào bảng chọn File→ Open, nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ, trên màn hình nền, vào search trên thanh Taskbar gõ tên file 
Đáp án: C
Trả lời: Để mở tệp văn bản có sẵn ta thực hiện vào bảng chọn File→ New
Đáp án: D
Trả lời: Để lưu văn bản ta thực hiện vào bảng chọn File→ Save
Đáp án: B
Trả lời: Kết thúc phiên làm việc với Word, ta thực hiện chọn File → Exit, nháy chuột vào biểu tượng chữ x ở góc trên bên phải màn hình (thanh tiêu đề).
Đáp án: D
HS: Ghi nhớ và thực hiện yêu cầu
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (2’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh
- Thực hiện bài tập 3, 4 SGK-101 trên máy tính cá nhân
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Xem trước bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản
HS: Thực hiện theo yêu cầu
RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Tuần: 20	Ngày soạn: 10/01/2021
Tiết: 39
BÀI 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức:
- Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
- Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.
b) Kỹ năng:
- Phân biệt các thành phần cơ bản của văn bản
- Phân biệt được con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột, biết cách di chuyển con trỏ soạn thảo
c) Thái độ
HS có ý thức học tập, yêu thích môn học, tích cực trong giờ học
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực riêng: Năng lực nhận biết và giai quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức
3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
a. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
b. Kỹ thuật : Động não.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, 
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, xem trước bài mới ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG: Mở đầu 
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Yêu cầu HS khởi động Word và chỉ ra các thành phần trên cửa sổ Word
Bài mới: (2’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Chiếu phần khởi động SGK-103
GV: Trong môn học Ngữ văn các em đã tìm hiểu các thành phần của một văn bản, và các em cũng đã biết cách tạo một văn bản theo cách truyền thống với đầy đủ các thành phần đó. Cách tạo một văn bản sử dụng máy tính điện tử như thế nào, các thành phần của văn bản đó gồm những gì ? và để biết rõ hơn về quy tắc gõ văn bản trong Word thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
HS: Trả lời câu hỏi: Văn bản của Long chưa đúng quy tắc. Các dấu ngắt câu, dấu cách, dấu mở ngoặc còn trình bày lộn xộn 
HS: Chú ý lắng nghe
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Các thành phần của văn bản (10’)
(a) Mục tiêu: Hs nắm được các thành phần cơ bản của văn bản 
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Nêu được các thành phần của một văn bản
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Các thành phần của văn bản
- Các thành phần cơ bản của văn bản là: từ, câu và đoạn văn.
- Khi soạn thảo văn bản trên máy tính cần phân biệt các thành phần:
+ Kí tự: Là con chữ, số, kí hiệu,...là thành phần cơ bản nhất của văn bản.
+ Từ soạn thảo: Một từ soạn thảo là các kí tự gõ liền nhau.
+ Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên một đường ngang từ lề trái sang lề phải của trang.
+ Đoạn văn bản: Bao gồm một số câu và được kết thúc bằng dấu xuống dòng.
+ Trang văn bản: phần văn bản trên một trang in.
? Trong tiếng Việt, các thành phần cơ bản của văn bản là gì?
GV lưu ý HS: Khi soạn thảo văn bản trên máy tính cần phân biệt được: Kí tự, từ soạn thảo, dòng, đoạn văn bản, trang văn bản.
? Nhập các kí tự vào văn bản bằng thiết bị nào?
? Các từ soạn thảo được cách nhau bằng những dấu nào?
? Một dòng được bắt đầu từ đâu đến đâu?
? Khi gõ văn bản ta thường xuống dòng bằng cách gõ phím nào?
GV: Chiếu 1 văn bản và yêu cầu HS chỉ rõ các thành phần của văn bản
HS: Trả lời
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Bàn phím
HS: dấu cách, dấu xuống dòng, dấu phẩy, dấu chấm 
HS: Trả lời
HS: Enter
HS: Quan sát
HS: Chỉ rõ: một dòng, một đoạn, 1 kí tự, 1 từ, một câu
HS: mô tả
Hoạt động 2: Con trỏ soạn thảo (13’)
(a) Mục tiêu: Nhận biết được con trỏ soạn thảo
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Phân biệt được con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Con trỏ soạn thảo
- Cho biết vị trí xuất hiện của kí tự gõ vào.
- Con trỏ tự xuống dòng nếu nó đến cuối dòng.
- Cần phân biệt con trỏ chuột với con trỏ soạn thảo.
- Con trỏ soạn thảo: là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.
? Để nhập nội dung văn bản vào máy tính em sử dụng thiết bị nào?
GV: Em hãy kể tên các thành phần cơ bản trong cửa sổ Microsoft Word ?
GV: Con trỏ văn bản là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.
GV: Đưa ra ví dụ: 
GV: Trong khi gõ văn bản con trỏ sẽ di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng mới nếu nó đến vị trí cuối dòng.
GV: Muốn chèn ký tự hay đối tượng vào văn bản, em phải di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn.
GV: Để di chuyển con trỏ văn bản em phải làm gì ?
GV: Hướng dẫn học sinh phân biệt con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột.GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK-104
GV: Hướng dẫn HS cách phân biệt con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột
Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên vùng soạn thảo, cho biết vị trí soạn thảo hiện thời. Con trỏ chuột lại có dạng chữ I trên vùng soạn thảo và hình
HS: bàn phím
HS: (Thanh bảng chọn, thanh công cụ, Nút lệnh, Vùng soạn thảo, Con trỏ văn bản ).
HS: Lắng nghe, ghi nội dung chính
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Ấn phím mũi tên, ấn chuột 
HS: Chú ý
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (13')
(a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Thực hiện được các bài tập giáo viên giao
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Các thành phần của văn bản gồm:
A. Kí tự B. Đoạn C. Trang D. tất cả đáp án trên
Bài 2: Mục nào dưới đây sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn?
A. Kí tự - câu - từ - đoạn văn bản
B. Kí tự - từ - câu - đoạn văn bản
C. Từ - kí tự - câu - đoạn văn bản
D. Từ - câu - đoạn văn bản - kí tự
Bài 3: Để di chuyển con trỏ tới vị trí cần thiết, ta thực hiện:
A. Bằng cách nháy chuột vào vị trí đó
B. Bằng cách nháy chuột vào vị trí cuối dòng
C. Bằng cách nháy chuột vào vị trí đầu dòng
D. Bằng cách nháy đúp chuột vào vị trí đó
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 máy) và giao các nhiệm vụ:
Em hãy quan sát văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Biển đẹp
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc 
Câu hỏi:
Văn bản trên có mấy dòng?
Văn bản có mấy đoạn?
Đoạn đầu tiên có mấy câu?
Kí tự đầu tiên của đoạn văn bản là gì?
Kí tự cuối cùng của văn bản là gì?
Trả lời: Các thành phần của văn bản gồm:
- Kí tự: là con chữ, số, ký hiệu, là thành phần cơ bản nhất của văn bản.
- Từ là các kí tự gõ liền nhau.
- Dòng: tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang phải là một dòng.
- Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa tạo thành một đoạn văn bản.
- Trang: phần văn bản trên một trang in gọi là trang văn bản
Đáp án: D
Trả lời: sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn: Kí tự - từ - câu - dòng - đoạn văn bản.
Đáp án: B
Trả lời: Để di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần thiết, ta chỉ cần nháy chuột tại vị trí đó. Có thể sử dụng các phím mũi tên, phím Home, End, trên bàn phím để di chuyển con trỏ.
Đáp án: A
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.Ghi nhớ và thực hiện yêu cầu
4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (2’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện
- Thực hiện bài tập 1 SGK-108 
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Xem trước nội dung còn lại của bài
HS: Thực hiện theo yêu cầu
5. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Tuần: 20	Ngày soạn: 11/01/2021
Tiết: 40
BÀI 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN (tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức:
- Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
- Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
- Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word.
- Biết cách gõ văn bản tiếng Việt.
b) Kỹ năng:
- Phân biệt các thành phần cơ bản của văn bản
- Phân biệt được con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột, biết cách di chuyển con trỏ soạn thảo
c) Thái độ
HS có ý thức học tập, yêu thích môn học, tích cực trong giờ học
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực riêng: Năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức
3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
a. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
b. Kỹ thuật : Động não.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, 
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, xem trước bài mới ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
.HOẠT ĐỘNG: Mở đầu 
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: không kiểm
Bài mới: (2’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Ở tiết học trước, các em đã được tìm hiểu các thành phần của văn bản, con trỏ soạn thảo văn bản. Vậy các em sẽ làm sao để soạn thảo được văn bản và soạn thảo như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nhé
HS: Suy nghĩ, lắng nghe
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Quy tắc gõ văn bản trong Word (12’)
Mục tiêu: hs biết quy tắc gõ văn bản Word giống quy tắc viết chữ tiếng việt
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Nhận biết được các văn bản gõ sai qui tắc
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Quy tắc gõ văn bản trong Word (SGK/105-106)
GV: Chiếu một văn bản
? Các dấu chấm câu và ngắt câu được đặt như thế nào?
? Với các dấu mở ngoặc và dấu mở nháy, dấu đóng ngoặc và dấu đóng nháy thì đặt ntn?
? Giữa các từ dùng mấy kí tự trống? dùng phím nào để phân cách?
? Nhấn phím nào để kết thúc 1 đoạn văn bản?
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 4.14 SGK-106 và cho biết cách gõ đúng, gõ sai.
HS: Quan sát và trả lời
HS: Các dấu ngắt câu phải được đặt sát từ đứng trước nó, tiếp theo là dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
HS: Các dấu (, [, <, " và ' được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.
+ Các dấu ), ], >, " và ' được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.
HS:Giữa các từ chỉ dùng 1 kí tự trống có dấu phân cách.Gõ phím Spacebar để phân cách.
HS: Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Gõ văn bản chữ Việt (15’)
(a) Mục tiêu: hs biết quy tắc gõ v

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii_le_truc_mai.docx