Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Vi Duy Quý

Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Vi Duy Quý

BÀI 6: HỌC GÕ MƯỜI NGÓN (tt)

 I.Mục tiêu

1. Kiến thức: + Biết các khu vực phím trên bàn phím, các hàng phím trên bàn phím.

 + Hiểu được lợi ích của việc ngồi đúng tư thế và gõ bàn phím bằng mười ngón.

2 Kĩ năng: Học sinh nắm được các phương pháp rèn luyện kỹ năng gõ phím trên bàn phím.

 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong việc rèn luyện kĩ năng gõ mười ngón, ngồi đúng tư thế.

 Học gõ mười ngón.

II.Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Giáo án ,các dụng cụ minh hoạ,

 2. Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có).

III. Tổ chức các hoạt động học tập

 1. Ổn định tổ chức (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Câu hỏi: Tư thế ngồi như thế nào là đúng?

- Đáp án: Ngồi thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa ra sau cũng như không cúi về phía trước, mắt nhìn thẳng vào màn hình, hai tay thả lỏng trên bàn phím

 * Đặt vấn đề vào bài: (1’) Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cách sử dụng chuột, buổi hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một thiết bị không thể thiếu với máy tính cho đến hôm nay: đó là bàn phím

 3. Bài mới:

 

docx 77 trang haiyen789 4050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Vi Duy Quý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngày soạn: 23/08/2019 
Ngày dạy: .
Tiết 1: 
Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và hiểu vấn đề.
3. Thái độ: Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh. 
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án ,các dụng cụ minh hoạ, 
 2. Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có).
 III. Tổ chức các hoạt động học tập
 1. Ổn định tổ chức (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không
	* Đặt vấn đề vào bài: ( 1’) Môn học của chúng ta tên là “ Tin học”. “Học” nghĩa là “khoa học” , vậy “Tin” nghĩa là gì?
 3. Bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động1: Đặt vấn đề “thông tin”.(18’)
? – Hai bạn A, B đọc sách, điều đó giúp gì cho hai bạn A, B? -> HS: giúp A, B hiểu biết.
? – Bạn Nam đang xem chương trình thời sự trên Đài THVN, điều đó giúp được gì cho bạn Nam? -> HS: giúp Nam biết được tin tức về các vấn đề 
GV: đưa ra một số thông tin khác làm VD, cho HS nhận xét và rút ra kết luận về thông tin.
HS: nhận xét, ghi bài.
Hoạt động2: Tìm hiểu “hoạt động thông tin của con người”.(20’)
? – Nghe đài dự báo về thời tiết vào buổi sáng cho ta biết được điều gì? -> HS: tình hình về thời tiết nắng/mưa, nhiệt độ cao/thấp.
? – Đèn (đỏ) tín hiệu giao thông cho ta biết được điều gì? -> HS: đèn đỏ đang bật, các phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch sơn trắng.
?Làm thế nào để biết được những thông tin trên? -> HS: nghe = tai, nhìn = mắt.
GV: - KL, đó là quá trình tiếp nhận thông tin.
Thông tin có vai trò hết sức quan trọng, chúng ta không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lý thông tin. 
KL về Hoạt động thông tin.
GV: nhấn mạnh sự quan trọng của việc xử lý thông tin, đưa ra VD cụ thể (phân tích xử lý thông tin ở VD trên - đèn đỏ giao thông);
HS: một số HS đưa ra mô hình xử lý thông tin.
GV: kết luận
1. Thông tin là gì?
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện ) và về chính con người.
Ví dụ về thông tin
- các bản tin trên tivi hay báo đài cung cấp thông tin về giá cả thị trường, dự báo thời tiết...
- Đèn giao thông: thông tin hướng dẫn đi đường
- Thông tin về nước ta: tên, năm thành lập, vị trí địa lí, diện tích....
2. Hoạt động thông tin của con người.
- Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. 
Ví dụ về tiếp nhận thông tin
Tai nghe giảng bài, mắt quan sát sự vật hằng ngày chính là tiếp nhận thông tin.
Ví dụ về xử lý thông tin
Suy nghĩ để hiểu bài giảng ngay trên lớp
Ví dụ về truyền thông tin
Gọi điện để thông báo cho nhau
Giáo viên giảng bài để truyền kiến thức cho học sinh
Ví dụ về lưu trữ thông tin
Chép bài giảng vào vở để ghi lại kiến thức
è Như vậy, tiết học trên lớp chính là một hoạt động thông tin gồm: tiếp nhận, xử lý và lưu trữ thông tin.
4. Củng cố: (4’)
- Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
- Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó.
5. Dặn dò: (1’)
- Làm các bài tập SGK 
- Xem trước phần còn lại.
******************************************************
Ngày soạn: 23/08/2019
Ngày dạy: 
Tiết 2: 
Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe, đọc và hiểu vấn đề.
3. Thái độ: Gây dựng thái độ yêu thích môn học của học sinh. 
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án ,các dụng cụ minh hoạ, 
 2. Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có).
III. Tổ chức các hoạt động học tập
 1. Ổn định tổ chức (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi: Hãy cho biết thông tin là gì?
- Đáp án: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện ) và về chính con người.
	* Đặt vấn đề vào bài: ( 1’) Môn học của chúng ta tên là “ Tin học”. “Học” nghĩa là “khoa học” , vậy “Tin” nghĩa là gì?
 3. Bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động1: Tìm hiểu “Hoạt động thông tin và tin học”(23’)
?Con người tiếp nhận thông tin bằng cách nào?
-> HS: bằng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác)
?Con người lưu trữ, xử lý các thông tin đó ở đâu? -> HS: Bộ não giúp con người làm việc đó.
GV: Nhưng ta biết các giác quan và bộ não của con người là có hạn! (VD: chúng ta không thể nhìn được những vật ở quá xa hay quá nhỏ).
? Để quan sát các vì sao trên trời, các nhà thiên văn học không quan sát bằng mắt thường được. Họ sử dụng dụng cụ gì -> HS: Họ sử dụng kính thiên văn.
? Dụng cụ gì giúp em quan sát các tế bào trong khi thực hành ở môn sinh học? -> Kính hiển vi.
? Khi em bị ốm cha mẹ em đo nhiệt độ cơ thể bằng cách nào? -> HS: bằng nhiệt kế.
GV: Các em cũng không thể tính nhanh với các con số quá lớn con người đã không ngừng sáng tạo các công cụ, phương tiện tương tự trên giúp mình vượt qua những giới hạn ấy, máy tính điện tử ra đời với mục đích ban đầu là hỗ trợ cho công việc tính toán của con người.
- Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.
3/ Hoạt động thông tin và tin học
- Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ các giác quan và bộ não để con người tiếp nhận, xử lí và lưu trữ thông tin thu nhận được.
-Tuy nhiên các khả năng của con người đều có hạn chính vì vậy con người đã sáng tạo ra các công cụ và phương tiện để phục vụ nhu cầu hàng ngày: kính thiên văn, kính hiển vi,..
- Máy tính điện tử được làm ra ban đầu là để hỗ trợ cho công việc tính toán của con người.
- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự giúp đỡ của máy tính điện tử.
* Tin học là ngành khoa học nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
*Hoạt động cho học sinh khá giỏi (10’)
Gv: Yêu cầu học sinh tìm hiểu về bộ vi xử lý
? Em hãy tìm hiểu thêm về bộ vi xử lý?
Hs: Tìm hiểu và trả lời
GV: Nhận xét đưa ra ứng dụng
Ứng dụng:
Là bộ xử lý trung tâm trong: máy tính (PC, Laptop, mini computer, super computer), thiết bị smartphone, thiết bị nhúng,...và đặc biệt trong công nghiệp ngành Điện - chuyên ngành Tự động hóa: bộ điều khiển khả trình PLC và Vi điều khiển để ứng dụng điều khiển các dây chuyền, hệ thống tự động...
Tìm hiểu mở rộng: BỘ VI XỬ LÝ
Vi xử lý (viết tắt là µP hay uP), đôi khi còn được gọi là bộ vi xử lý, là một linh kiện điện tử máy tính được chế tạo từ các tranzito thu nhỏ tích hợp lên trên một vi mạch tích hợp đơn. Khối xử lý trung tâm (CPU) là một bộ vi xử lý được nhiều người biết đến nhưng ngoài ra nhiều thành phần khác trong máy tính cũng có bộ vi xử lý riêng của nó, ví dụ trên card màn hình (Graphic card) chúng ta cũng có một bộ vi xử lý
4. Củng cố: (4’)
- Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
- Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
5. Dặn dò: (1’)
- Làm các bài tập SGK 
- Đọc trước bài mới.
******************************************************
Ngày soạn: 03/09/2019
Ngày dạy: .
Tiết 3: 
Bài 2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe và hiểu vấn đề 
3. Thái độ: Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án ,các dụng cụ minh hoạ, 
 2. Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có).
III. Tổ chức các hoạt động học tập
 1. Ổn định tổ chức (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi: Hoạt động thông tin con người có thể chia thành mấy bước? Đó là những bước nào?
- Đáp án: Hoạt động thông tin con người có thể chia thành 3 bước: Tiếp nhận, xử lí và lưu trữ.
	* Đặt vấn đề vào bài: (1’) Qua tìm hiểu bài 1, em hãy cho biết thông tin có những dạng nào?
 3. Bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng cơ bản của thông tin (18’)
?Qua tìm hiểu bài 1, em hãy cho biết thông tin có những dạng nào? -> HS: văn bản, âm thanh, hình ảnh
GV: Thông tin hết sức phong phú, đa dạng, con người có thể thu nhận thông tin dưới dạng khác: mùi, vị, cảm giác (nóng lạnh, vui buồn ). Nhưng hiện tại ba dạng thông tin nói trên là ba dạng thông tin cơ bản mà máy tính có thể xử lý được. 
Hoạt động 2: Thế nào là biểu diễn thông tin? (15’)
GV: VD: Mỗi dân tộc có hệ thống chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản. Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng con số và ký hiệu. Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể 
GV: cho HS lấy thêm VD, HS: lấy VD.
GV: Biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu nhận được. Thông tin cần được biểu diễn dưới dạng có thể tiếp nhận (Có thể hiểu và xử lý được).
1/ Các dạng thông tin cơ bản
Ba dạng thông tin cơ bản mà hiện nay máy tính có thể xử lý và tiếp nhận là: 
Dạng văn bản (sách, báo...)
Dạng hình ảnh (bức tranh, hinh ảnh trên ti vi )
Dạng âm thanh (đài phát thanh, tiếng đàn Piano )
2/ Biểu diễn thông tin
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
- Biểu diễn thông tin giúp cho việc truyền, tiếp nhận và quan trọng nhất là xử lý thông tin được dễ dàng và chính xác.
-Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. 
*Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người.
4. Củng cố: (4’)
- Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
- Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit?
5. Dặn dò: (1’)
- Làm các bài tập SGK 
- Đọc trước bài mới
******************************************************
Ngày soạn: 03/09/2019	
Ngày dạy: 
Tiết 4: 
Bài 2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (tt)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bit.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe và hiểu vấn đề 
3. Thái độ: Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án ,các dụng cụ minh hoạ, 
 2. Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có).
 III. Tổ chức các hoạt động học tập
 1. Ổn định tổ chức (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi: Hoạt động thông tin con người có thể chia thành mấy bước? Đó là những bước nào?
- Đáp án: Hoạt động thông tin con người có thể chia thành 3 bước: Tiếp nhận, xử lí và lưu trữ.
	* Đặt vấn đề vào bài: (1’) Qua tìm hiểu bài , em hãy cho biết biểu diễn thông tin trong máy tính người ta làm như thế nào?
 3. Bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính (23’)
Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. Thông tin lưu trữ trong máy tính (dữ liệu) phải được biểu diễn dưới dạng phù hợp.
?Thông tin được biểu diễn trong máy tính như thế nào.
 ? Làm sao để biết lượng thông tin này nhiều hơn lượng thông tin kia?
HS: thảo luận, trả lời.
GV: Đơn vị bé nhất dùng để lưu trữ thông tin là bit. Tại mỗi thời điểm trong một bit chỉ lưu trữ được hoặc là chữ số 0 hoặc là chữ số 1. Từ bit là viết tắt của Binary Digit (Chữ số nhị phân). Trong tin học ta thường dùng một số đơn vị bội của bit sau đây:
Tên gọi
Viết tắt
Giá trị
Byte
B
8 bit
Kilobyte
KB
1024Bytes = 210B
Megabyte
MB
1024KB = 210KB
Gigabyte
G
1024MB = 210MB
3/ Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Để máy tính có thể xử lý, thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1
- Đơn vị lưu trữ thông tin:
+ Đơn vị nhỏ nhất dùng để lưu trữ thông tin là bit
+ Các bội của bit:
1Byte (B) = 8bit
1Kilobyte(KB) = 1024B = 210B
1Megabyte(MB) = 1024KB = 210KB
1Gigabyte (GB) = 1024MB = 210MB
Hoạt động cho học sinh Khá – Giỏi (10’)
Gv: Hướng dẫ học sinh cách đổi nhị phân sang thập phân và ngược lại
Hs: Quan sát
Gv: Gọi hs lên làm các vd
Hs: Làm và nhận xét bài làm của bạn
Gv: KL
Tìm hiểu mở rộng
 4. Củng cố: (4’)
- Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
- Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit?
5. Dặn dò: (1’)
- Làm các bài tập SGK 
- Đọc trước bài mới
**********************************************************************
Ngày soạn: 08/09/2019 	
Ngày dạy:.............................
Tiết 5:
Bài 3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I.Mục tiêu
 1-Kiến thức:
 - Biết được các khả năng ưu việt của máy tính.
 - Biết được ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của đời 
 sống xã hội
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe và hiểu một số khái niệm và tìm hiểu về máy tính.
3. Thái độ: Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án ,các dụng cụ minh hoạ, 
 2. Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có).
 III. Tổ chức các hoạt động học tập
 1. Ổn định tổ chức (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Câu hỏi: Thế nào là biểu diễn thông tin?
- Đáp án: +Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
+Biểu diễn thông tin giúp cho việc truyền, tiếp nhận và quan trọng nhất là xử lý thông tin được dễ dàng và chính xác.
+ Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. 
 3. Bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khả năng của máy tính (5’)
? Máy tính có khả năng làm những công việc gì?
HS: trao đổi thảo luận, lấy VD để chứng minh
GV: Chốt lại 4 khả năng quan trọng: 
Tính bền bỉ
Tính toán nhanh và chính xác
Lưu trữ lớn.
Làm việc không mệt mỏi
1/ Một số khả năng của máy tính
- Tính toán nhanh:
Máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây.
- Tính toán với độ chính xác cao:
VD: Số Pi đã được tính với 40 nghìn tỷ chữ số sau dáu chấm thập phân.
- Lưu trữ lớn
- Làm việc không mệt mỏi
Hoạt động 2: Ứng dụng của máy tính? (20’)
? Ngoài các việc đã được học ở tiết theo em máy tính có thể làm được những việc gì nữa?
Vì sao?
HS: thảo luận, trả lời, nhận xét, đánh giá
? Em hãy lấy vd minh họa?
GV: bổ sung, chốt ý đúng
2/ Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
- Thực hiện các tính toán
- Tự động hoá các công việc văn phòng
- Hỗ trợ công tác quản lý
- Công cụ học tập và giải trí:
+ Học ngoại ngữ, làm toán, thực hiện các thí nghiệm vật lý 
+ Thi học sinh giỏi các môn trên mạng Internet 
+ Nghe nhạc, xem phim, sáng tác 
- Điều khiển tự động và rô-bốt: Máy tính có thể được dùng để điều khiển tự động các dây truyền sản xuất, láp ráp ô tô, xe máy 
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến: nhờ có mạng máy tính ta có thể liên lạc với tất cả bạn bè, tra cứu các thông tin bổ ích trên Internet hay mua bán, giao dịch thông qua mạng máy tính.
Hoạt động 2: Hạn chế của máy tính (5’)
? Máy tính không làm được việc gì? Vì sao?
HS: trao đổi, tranh luận, trả lời
GV: - Máy tính là công cụ rất tuyệt vời, tuy nhiên máy tính không thể thay thế được con người mà chỉ là công cụ để phục vụ cho những lợi ích của con người.
3/ Máy tính và điều chưa thể
- Máy tính chưa thể có khả năng tư duy và cảm giác (phân biệt mùi vị )
- Máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn con người
- Tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định.
- Nhờ có năng lực tư duy mà con người có thể sáng tạo nên tất cả các thiết bị để phụ.
Hoạt động cho học sinh Khá – Giỏi (5’)
Gv: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần mở rộng
Hs: Nghe giảng
Gv: 
?Háy so sánh khả năng của điện thoại thông minh và máy tính.
Hs: Trả lời
Gv: KL
Tìm hiểu mở rộng
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
- Hãy kể thêm một vài ví dụ về những gì máy tính có thể thực hiện với sự trợ giúp của máy tính điện tử ?
5. Dặn dò: (1’)
- Làm các bài tập SGK 
- Đọc trước phần còn lại.
********************************************************
Ngày soạn: 08/09/2019	
Ngày dạy: .
Tiết 6:
Bài 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I.Mục tiêu
- Kiến thức:
 - Làm quen với khái niệm về phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính
 - Biết phân loại được phần mềm máy tính và máy tính thì hoạt động theo chương trình.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe và hiểu một số khái niệm và tìm hiểu về máy tính.
3. Thái độ: Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án ,các dụng cụ minh hoạ, 
 2. Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có).
 III. Tổ chức các hoạt động học tập
 1. Ổn định tổ chức (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi: Nêu hạn chế của máy tính?
- Đáp án: + Máy tính chưa thể có khả năng tư duy và cảm giác (phân biệt mùi vị )
+ Máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn con người
+ Tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định.
+ Nhờ có năng lực tư duy mà con người có thể sáng tạo nên tất cả các thiết bị để phụ
 3. Bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu cấu trúc chung của máy tính điện tử (13’)
GV: Giới thiệu về lịch sử phát triển của máy tính.
GV: Cho học sinh quan sát một số loại máy tính trên máy chiếu.
? §Ó ®¶m b¶o m« h×nh qu¸ tr×nh ba bíc xö lÝ th«ng tin m¸y tÝnh cÇn cã c¸c bé phËn nµo?
HS: Máy tính gồm: chuột, bàn phím, màn hình, CPU.
GV: Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chung cơ bản: bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào ra, và để lưu dữ liệu thì máy tính có bộ nhớ 
GV giới thiệu về các chương trình
Hoạt động 2: Giới thiệu các bộ phận cụ thể (20’)
GV: Giới thiệu về: Bộ xử lí trung tâm (CPU), chức năng của CPU. Cho Hs quan sát thông qua thiết bị cụ thể.
GV: Giới thiệu về: Bộ nhớ, phân loại bộ nhớ. Cho Hs quan sát thông qua thiết bị cụ thể.
GV: Giới thiệu bộ nhớ trong
GV: Giới thiệu bộ nhớ ngoài và một số thiết bị của bộ nhớ ngoài.
GV: Giới thiệu đơn vị đo dung lượng nhớ.
HS: Quan sát bảng giá trị trong sgk-23
GV: Trong ba khối chức năng của máy tính, bộ phận nào quan trọng nhất ?
HS: Bộ điều khiển trung tâm hoạt động dưới sự điều khiển của chương trình.
1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử
* Theo John Von Neumann cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm:
-Bộ xử lí trung tâm
-Thiết bị vào, thiết bị ra.
-Bộ nhớ
- Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình.
* - Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
a. Bộ xử lí trung tâm (CPU)
- CPU có thể được coi là bộ não của máy tính 
- CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
b. Bộ nhớ
- Bộ nhớ là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình.
- Có hai loại bộ nhớ: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
* Bộ nhớ trong: dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy đang làm việc.
Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. 
* Bộ nhớ ngoài: được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu
VD: Ổ đĩa cứng, USB, CD, 
* Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte
c.Thiết bị vào/ra: 
Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng
4. Củng cố: (4’)
- Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
- Hãy kể tên một số bộ phận cơ bản của máy tính? Tại sao CPU có thể coi như bộ não của máy tính?
5. Dặn dò: (2’)
- Làm các bài tập SGK 
- Đọc trước phần còn lại.
****************************************************
Ngày soạn: 15/09/2019
Ngày dạy: .. 
Tiết 7:
Bài 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt)
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 + Giúp HS biết sơ lược về các thành phần cơ bản của máy tính điện tử cũng như cấu trúc chung của máy.
 + Làm quen với khái niệm về phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính
 2. Kĩ năng: Biết phân loại được phần mềm máy tính và máy tính thì hoạt động theo chương trình.
3. Thái độ: Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án ,các dụng cụ minh hoạ, 
 2. Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có).
 III. Tổ chức các hoạt động học tập
 1. Ổn định tổ chức (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi: Nêu cấu trúc chung của máy tính ?
- Đáp án: Cấu trúc chung của máy tính gồm : Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào ra.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1. Tìm hiểu mô hình hoạt động ba bước của máy tính (14’)
GV Đưa ra mô hình hoạt động ba bước của máy tính và giới thiệu về mối liên hệ giữa các giai đoạn liên quan đến quá trình xử lí thông tin với các bộ phận chức năng của máy tính điện tử.
? Để máy tính có thể hoạt động được cần có cái gì điều khiển nó?
HS: Các chương trình máy tính
GV: Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình hay còn gọi là phần mềm? Vậy phần mềm là gì? Chúng ta sang phần 4.
Hoạt động 2: Giới thiệu phần mềm máy tính (20’) 
? Kể tên một số phần mềm mà em biết?
HS: Mario, word 
? Phần mềm là gì ?
? Khi không có chương trình thì máy tính có hoạt động không ?
HS:Khi không có chương trình thì máy tính sẽ không hoạt động được vì không có chương trình điều khiển
GV: Nhận xét, nhấn mạnh tầm quan trọng phần mềm.
GV: Cho học sinh quan sát một số phần mềm trên máy chiếu.
? Theo em có thể chia phần mềm thành mấy loại?
HS: Trả lời
? Không có phần mềm hệ thống máy tính có hoạt động được không?
? Máy tính chỉ cài phần mềm hệ thống mà không cài phần mềm ứng dụng thì máy có hoạt động được không?
GV: Giải thích
GV: Các em thấy rằng với sự phong phú của phần mềm, máy tính hỗ trợ con người trong nhiều mục đích khác nhau và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, nó hơn hẳn các công cụ và phương tiện chuyên dụng khác như ti vi, máy giặt,.... 
2. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin
Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
3. Phần mềm và phân loại phần mềm
* Phần mềm là gì ?
Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.
* Phân loại phần mềm
- Phần mềm được chia làm hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
- Phần mềm hệ thống: WINDOWS 98, xp, Win 7, Win 10
- Phần mềm ứng dụng: Chương trình đồ hoạ, tính toán, tra từ điển Anh Việt
Hoạt động cho học sinh khá giỏi (10’)
Gv : Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu phần mở rộng
Hs : Lắng nghe và trả lời các câu hỏi
Gv : Nhận xét và đưa ra kết luận
Tìm hiểu mở rộng
Von Neumann: Cha đẻ của kiến trúc máy tính
4. Củng cố: (4’)
- Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
- Hãy kể tên một số bộ phận cơ bản của máy tính? Tại sao CPU có thể coi như bộ não của máy tính?
5. Dặn dò: (1’)
- Làm các bài tập SGK 
- Thực hành trên máy nếu có điều kiện.
*******************************************************
Ngày soạn: 15/09/2019	
Ngày dạy: 	
Tiết 8:
Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: + Nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính cá nhân
2. Kĩ năng: + Thực hiện được một số thao tác với bàn phím
 + Biết cách bật/tắt máy tính 
3. Thái độ: + Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
 + Hiểu và thấy sự cần thiết phải tuân thủ nội quy phòng máy.
Bước đầu làm quen với máy tính.
II. Chuẩn bị
1.GV : Giáo án, phòng tin, 
2. Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có).
III. Tổ chức các hoạt động học tập
 1. Ổn định tổ chức (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi: Phần mềm là gì?
- Đáp án: Phần mềm là các chương trình máy tính.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thiết bị trong phòng máy và thực hành bật, tắt máy. (6’)
GV: Sử dụng một số thiết bị phòng máy để hướng dẫn cho hs quan sát về các thiết bị máy tính như: Ram, Rom, CPU, ổ đĩa cứng, ổ đia mềm, ổ CD... Và giúp học sinh phân biệt đâu là thiết bị vào, đâu là thiết bị ra.
GV: Giới thiệu về các thiết bị nhập dữ liệu, về các thiết bị cấu thành nên máy tính
Hoạt động 2: Khởi động máy tính (5’)
GV: Hướng dẫn học sinh cách bật tắt màn hình.
HS: Thực hành theo hướng dẫn
Hoạt động 3: Sử dụng chuột và bàn phím (20’)
GV: Cho học sinh quan sát tiếp bàn phím và chuột 
HS: Quan sát.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các phím trên bàn phím và cách thực hiện một số thao tác với phím đặc biệt( Tab, Shift, Alt ..)
GV: Yêu cầu hs thực hiện các thao tác
HS: Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của GV.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo con chuột, cách sử dụng.
GV: Yêu cầu hs thực hiện các thao tác với chuột
HS: Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4: Tắt máy tính (3’)
GV: Hướng dẫn học sinh cách tắt máy đúng qui cách.
GV: Yêu cầu hs thực hiện đúng thao tác
HS : Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của GV.
a) Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân
* Các thiết bị nhập dữ liệu
- Bàn phím (keyboard): 
- Chuột (Mouse): 
* Thân máy tính: 
* Các thiết bị xuất: 
- Màn hình: 
- Máy in: 
- Loa: - Ổ ghi CD.DVD: ra các đĩa dạng CD – ROM.DVD
* Các thiết bị lưu trữ dữ liệu:
- Đĩa cứng: 
- Đĩa mềm: 
- Các thiết bị nhớ hiện đại: đĩa quang, flash (USB)...
* Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh.
- Bàn phím, chuột
- Bộ vi xử lý trung tâm, bộ nhớ.. (cây vi tính)
- Màn hình, loa, máy in
- Nếu điện áp của lưới điện không ổn định, có thể dùng thêm thiết bị Điện áp để bảo vệ máy tính khi điện tăng giảm đột ngột
b, Khởi động máy tính
Bật công tắc màn hình và công tắc thân máy -> quan sát các đèn tín hiệu và quá trình khởi động máy qua các thay đổi trên màn hình -> đợi xuất hiện màn hình windows thì quá trình khởi động sẽ hoàn tất
c) sử dụng bàn phím
Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng phím 
+ Hàng phím số: (0 –9)
+ Hàng phím trên: các phím (Q p)
+ Hàng phím cơ sở: có 2 phím gai (f và j)
+ Hàng phím dưới: Phím (Z ..M)
+ hàng phím có phím Spacebar
- Các phím điều khiển, phím đặc biệt như: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift, Caps Lock, Tab, Enter, Backspace.
- Hàng phím chức năng
- Nhóm các phím số
d) Sử dụng chuột : 
- Cấu tạo con chuột máy tính có 2 nút ( trái, phải.
- Cách dùng: dùng tay phải để điều khiển chuột. Ngón tay trỏ đặt vào nút trái chuột, ngón tay giữa đặt vào nút phải chuột.
e) Tắt máy tính
 Tắt màn hình (nếu cần)
Lưu ý : Cần phải tắt máy đúng trình tự các bước.
4. Kết thúc : (4’)
- Ý thức, thái độ và tinh thần học tập của học sinh
- Kỷ luật an toàn lao động
- Thao tác thực hành của học sinh.
- Chất lượng giờ thực hành.
- Nhắc nhở HS tắt máy phải đúng quy cách.
5. Dặn dò (1’)
- Xem lại bài tập đã thực hành.
- Em nào có tài liệu ta tham khảo thêm.
- Đọc trước bài mới
***************************************************
Ngày soạn: 15/09/2019	
Ngày dạy: .
CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tiết 9:	BÀI 5: LUYỆN TẬP CHUỘT
 I.Mục tiêu
 1. Kiến thức: Biết phần mềm luyện chuột.
 - Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột.
 3. Thái độ: Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
 Luyện tập với chuột.
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án ,các dụng cụ minh hoạ, 
 2. Học sinh: Xem lại bài và các tài liệu có liên quan (nếu có).
III. Tổ chức các hoạt động học tập
 1. Ổn định tổ chức (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi: Nêu thao tác tắt máy đúng quy cách.
- Đáp án: Tắt máy tính đúng cách: nháy chuột vào nút start -> Turn off Computer -> turn off.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Làm quen với chuột máy tính (5’)
GV: Giúp hs tìm hiểu chức năng và vai trò của chuột trong việc điều khiển máy tính :
Chuột máy tính được thiết kế với rất nhiều kiểu dáng khác, màu sắc khác nhau.
? Chuột máy tính có các bộ phận nào ?
HS : Nút trái chuột, nút phải chuột và nút cuộn
GV : Chuột máy tính có loại có dây và không dây.
? Khi sử dụng chuột cần lưu ý gì về chỗ đặt chuột ?
HS : Đặt trên một mặt phẳng nằm ngang 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cầm và giữ chuột máy tính (10’)
GV: Thực hiện mẫu
HS: Quan sát
GV lưu ý HS: Bàn tay thẳng với cổ tay, không tạo ra các góc gẫy giữa bàn tay và cổ tay. Chuột cần luôn được giữ trên mặt phẳng nằm ngang. Cầm, giữ chuột đúng cách sẽ không bị mỏi tay, không gây dị tật cho tay.
GV Cho hs quan sát hình ảnh sgk-30. Cho biết hình nào thể hiện cách cầm chuột đúng?
HS: Hình B, E
Hoạt động 3: Các thao tác với chuột máy tính (20’)
GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác với chuột máy tính
- Nháy chuột: Nháy nhanh nút trái chuột và thả tay ra (quan sát hình a)
- Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay (quan sát hình b)
- Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh 2 lần liên tiếp nút trái chuột (quan sát hình c) 
- Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích và thả tay để kết thúc thao tác (quan sát hình d)
- Xoay nút cuộn: Nhấn và giữ nút cuộn và xoay nhẹ lên hoặc xuống (quan sát hình e)
HS: Quan sát và ghi nhớ
GV: Yêu cầu HS thực hành lại trên máy tính cá nhân
1.Làm quen với chuột máy tính
Chuột là công cụ quan trọng thường đi liền với máy tính. Thông qua chúng ta có thể thực hiện các lệnh điều khiển hoặc nhập dữ liệu vào máy tính một cách thuận tiện
2. Cách cầm, giữ chuột máy tính
Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột.
3. Các thao tác với chuột máy tính
- Di chuyển chuột
- Nháy nút trái chuột
- Nháy nút phải chuột
- Nháy đúp chuột
- Kéo thả chuột
- Xoay nút cuộn
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
- Cho HS lên máy thao tác với chuột.
5. Dặn dò: (1’)
- Làm các bài tập.
- Em nào có máy về nhà thực hành với chuột.
Ngày soạn: 15/09/2019	
Ngày dạy: ..
Tiết 10:
BÀI 5: LUYỆN TẬP CHUỘT (tt)
 I.Mục tiêu
 1. Kiến thức: Biết phần mềm luyện chuột.
 - Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột.
 3. Thái độ: Xây dựng thái độ yêu thích và hứng thú khi học môn học
II. Phương pháp:
	- Vấn đáp và thuyết trình.
III.Chuẩn bị:
 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_202.docx