Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Tiết 1, Bài 1: Thông tin thu nhận và xử lí thông tin

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Tiết 1, Bài 1: Thông tin thu nhận và xử lí thông tin

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Biết được thông tin là gì

- Biết được thế nào là thu nhận và xử lý thông tin

- Phân biết được thông tin với vật mang tin.

2. Năng lực

+ Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

+ Năng lực riêng :

- Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc.

- Từng bước nhận biết được một cách không tường minh tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.

3. Phẩm chất

- Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.

- Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên.

 

docx 8 trang huongdt93 04/06/2022 3251
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Tiết 1, Bài 1: Thông tin thu nhận và xử lí thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS .	Giáo viên: ..
Ngày soạn: / / 
NGÀY DẠY
TIẾT THEO PPCT
LỚP
TIẾN ĐỘ
GHI CHÚ
CHỦ ĐỀ A
TIẾT 1- BÀI 1: THÔNG TIN THU NHẬN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Biết được thông tin là gì 
- Biết được thế nào là thu nhận và xử lý thông tin
- Phân biết được thông tin với vật mang tin. 
2. Năng lực
+ Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
+ Năng lực riêng : 
- Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc.
- Từng bước nhận biết được một cách không tường minh tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng. 
3. Phẩm chất
- Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên. 
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Tin học 6. 
- Máy tính, máy chiếu (TV) 
2. Đối với học sinh
- SGK .
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV đặt vấn đề: Để hiểu rõ ràng hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học đầu tiên ngày hôm nay. 
Bài 1: Thông tin thu nhận và xử lí thông tin. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thông tin và thu nhận thông tin 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được thông tin, vật mang tin.
b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 1 SGK trang 5: Em hãy xem một trang báo và trả lời 2 câu hỏi:
+ Một trong những thông tin em thu nhận được từ trang báo này là gì?
+ Thông tin em vừa nói là về ai hay về cái gì? 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 Thông tin và thu nhận thông tin SGK trang 5 và trả lời câu hỏi:
+ Thông tin là gì? Con người thu nhận trực tiếp thông tin về thế giới xung quanh bằng cách nào?
+ Vật mang tin là gì? Lấy ví dụ cụ thể về việc con người tiếp nhận thông tin gián tiếp qua vật mang tin. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu tar lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và thu nhận thông tin 
- HS trả lời: 
+ Về hình thức: chữ in màu gì? Giấy trơn nhẵn hay thô ráp, ảnh màu hay đen trắng 
+ Về nội dung: Nêu nội dung chính của tin bài. 
- Thông tin: là những gì đem lại cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân minh 
+ Con người thu nhận trực tiếp thông tin về thế giới xung quanh bằng 5 giác quan: nghe, nhìn, ngừi, sờ, ăn. ..
- Vật mang tin: là vật, phương tin mang lại cho con người thông tin dưới dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh. 
+ Ví dụ về việc con người tiếp nhận thông tin gián tiếp qua vật mang tin: Nghe chương trình dự báo thời tiết, biết mai trời mưa và lạnh, nhiệt độ giảm sâu hơn hoặc thời tiết thay đổi ntn?
* Hoạt động 2: Xử lí thông tin
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được xử lý thông tin là gì; quá trình thu nhận thông tin và xử lý thông tin. 
 b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2 SGK trang 6 và trả lời câu hỏi: Xét 2 tình huống sau:
+ Tình huống 1: Sáng sớm, em nghe thấy tiếng chuông đồng hồ báo thức reo.
+ Tình huống 2: Em đạp xe trên đường đến trường, nhìn thấy thanh chắn đường sắt trước mắt đang từ từ hạ xuống. 
Trong mỗi tình huống mô tả trên, em hãy trả lời hai câu hỏi sau:
1.Em biết được điều gì?
2. Em cần làm gì?
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 và đọc nội dung thông tin mục 2 Xử lí thông tin và trả lời câu hỏi: Xử lý thông tin là gì?
- GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập: Em hãy đưa ra ví dụ cụ thể về việc xử lý thông tin và điền vào bảng sau.
Thấy gì?
Biết gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời.
- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung khác.
2. Xử lí thông tin
- Tình huống 1:
+ Khi nghe tiếng chuông đồng hồ báo thức reo vào sáng sớm, em biết được đã đến giờ mình phải dậy. 
+ Em cần dậy, ra khỏi giường và thực hiện một hoạt động nào đó tiếp theo vào buổi sáng (đi tập thể dục, ăn sáng, đi học,...).
- Tình huống 2:
+ Khi em đạp xe trên đường đến trường, nhìn thấy thanh chắn đường sắt trước mắt đang từ từ hạ xuống, em biết sắp có đoàn tàu đi qua.
+ Em cần dừng lại ngay và đợi khi đoàn tàu đi qua, thanh chắn đường sắt được nâng lên em mới đi tiếp
- Xử lí thông tin là từ thông tin vừa thu nhận được, kết hợp với hiểu biết đã có từ trước để rút ra thông tin mới, hữu ích. 
+ Thông tin từ môi trường xung quanh được con người thu nhận qua 5 giác quan. Bộ não con người thực hiện xử lí thông tin và quyết định sẽ làm gì tiếp theo. Đó là kết quả xử lí thông tin
Thấy gì?
Biết gì?
Đường phố đông người tấp nập, nhiều xe
Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang mang màu xanh.
Có nguy cơ mất an toàn giao thống, phải chú ý quan sát.
Có thể qua đường an toàn, quyết định qua đường nhanh chóng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. 
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2 trang 7 SGK .
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: Xét tình huống: Em đang đi trên đường thấy mây đen kéo đến bao phủ bầu trời, gió mạnh nổi lên.
- Thông tin em vừa nhận được là: mây đen kéo đến bao phủ bầu trời, gió mạnh nổi lên.
- Em biết thông tin trực tiếp từ sự vật, hiện tượng bằng cách quan sát bằng mắt thường. 
Câu 2: Xét 2 tình huống sau:
- Tình huống 1: Cô giáo trả bài kiểm tra, em biết mình được 7 điểm.
- Tình huống 2: Bác sĩ nghe tim của bệnh nhận để khám bệnh.
Cả 2 tình huống này đều có vật mang tin:
•Tình huống 1: Bài kiểm tra
•Tình huống 2: Ống nghe của bác sĩ
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trang 7 SGK .
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
+ Biển báo, biểu tượng a thường thấy ở bệnh viện, trung tâm y tế,...được dùng trong lĩnh vực y tế. Biển báo này được dùng để thông báo với mọi người (bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, bác sĩ,...đây là khu vực giường nằm của bệnh nhân, phòng bệnh,..)
+ Biển báo, biểu tượng b thường thấy ở khu vực công cộng (trung tâm thương mại, công viên, trường học, nhà ga, bến tàu, nhà hàng,...). Biển báo này được dùng để thông báo với mọi người hãy vứt rác vào thùng rác đúng nơi quy định/đây là chỗ vứt rác.
+ Biển báo, biểu tượng c thường thấy ở khu vực công cộng (trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, nhà hàng,...). Biển báo này được dùng để thông báo với mọi người đây là nơi có mạng internet (Wifi).
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể 
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Đính kèm các phiếu học tập
Chụp ảnh kỷ yếu
Chụp ảnh phóng sự cưới

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_canh_dieu_chu_de_a_may_tinh_va_co.docx