Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

 - Biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin ở dạng bảng.

 - Trình bày được thông tin ở dạng bảng bằng phần mềm soạn thảo văn bản.

 - HS thực hành được các thao tác cơ bản về định dạng bảng.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.

2.2. Năng lực Tin học:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực A (NLa):

- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

Năng lực C (NLc):

- Trình bày được các thông tin dưới dạng bảng.

Năng lực D (NLd):

- Sử dụng phần mềm Micrrosoft word để trình bày thông tin ở dạng bảng và các thao tác cơ bản về định dạng bảng

Năng lực E (NLe):

- Hợp tác nhóm trong môi trường số.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

 

docx 13 trang huongdt93 03/06/2022 7811
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 	
Ngày soạn: 
Tiết theo KHBD: 
BÀI 12: TRÌNH BÀY THÔNG TIN Ở DẠNG BẢNG
Thời gian thực hiện: (2tiết)
I. Mục tiêu: SP Tin 6 Anh Nguyet + Pham Huy
1. Về kiến thức:
	- Biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin ở dạng bảng.
	- Trình bày được thông tin ở dạng bảng bằng phần mềm soạn thảo văn bản.
 - HS thực hành được các thao tác cơ bản về định dạng bảng.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày. 
2.2. Năng lực Tin học: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa): 
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực C (NLc): 
- Trình bày được các thông tin dưới dạng bảng.
Năng lực D (NLd): 
- Sử dụng phần mềm Micrrosoft word để trình bày thông tin ở dạng bảng và các thao tác cơ bản về định dạng bảng
Năng lực E (NLe): 
- Hợp tác nhóm trong môi trường số.
3. Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn. 
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (8 phút) 
a) Mục tiêu:
-HS biết được có thể trình bày thông tin dưới dạng bảng và đưa ra quan điểm cá nhân về những ưu điểm khi thông tin được trình bày dưới dạng bảng.
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và đặt vấn đề vào bài học mới.
b) Nội dung:
- HS dựa vào thông tin trong SGK – T53 thảo luận và trả lời 2 câu hỏi của hoạt động 1
c) Sản phẩm dự kiến:
HS hoàn thành các câu hỏi sau vào giấy khổ rộng của nhóm.
Câu 1.
+ Trang bên trái sử dụng bảng:
 Ưu điểm: giúp người xem dễ quan sát và bao quát những thông tin trong cuốn sổ lưu niệm.
Nhược điểm: ghi được ít thông tin của từng cá nhân.
+ Trang bên phải sử dụng theo danh sách liệt kê:
 Ưu điểm: giúp người xem dễ dàng nắm bắt thông tin của từng cá nhân. 
Nhược điểm: không bao quát được tất cả những thông tin trong cuốn sổ lưu niệm.
Câu 2. HS trả lời theo quan điểm của cá nhân. Mỗi cách trình bày đều có những ưu - nhược điểm của nó.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc phần khởi động
- HS quansát hình 5.11 (máy chiếu)
- Thảo luận nhóm và trả lời hai câu hỏi HĐ1 vào bảng nhóm.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn.
* Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học sinh đã báo cáo. Từ đó hướng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (57 phút)
Hoạt động 2.1: Trình bày thông tin ở dạng bảng (10 phút) 
a) Mục tiêu:
- HS biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin dạng bảng.
b) Nội dung:
- HS dựa vào bảng thống kê kết quả và trả lời câu hỏi ở hoạt động 2
c) Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: Bảng trên gồm 4 cột, 5 hàng
Câu 2: Trò chơi kéo co được nhiều bạn nam yêu thích nhất
	 Trò chơi lò cò tiếp sức được nhiều bạn nữ yêu thích nhất
	 Trò chơi kéo co được học sinh của lớp yêu thích nhất
Câu 3. Không. Vì nếu không dùng bảng biểu diễn thì việc so sánh và tìm kiếm sẽ khó khăn hơn
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc phần nội dung kiến thức mới.
- HS q/sát bảng thống kê (máy chiếu)
- HS trả lời 3 câu hỏi HĐ2 
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trả lời lần lượt các câu hỏi.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.
- GV cho HS đưa ra những ưu điểm khi trình bày thông tin ở dạng bảng
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét và đưa ra kết luận chính xác, chốt kiến thức => chiếu nội dung trong hộp kiến thức lên máy chiếu.
Lưu ý: Không phải thông tin nào cũng trình bày được ở dạng bảng.
Bảng thường được sử dụng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,...
1. Trình bày thông tin ở dạng bảng
Chúng ta có thể sử dụng bảng để trình bày thông tin một cách cô đọng. Bảng cũng thường được sử dụng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,... Từ bảng dữ liệu, em có thể dễ dàng tìm kiếm, so sánh, tổng hợp được thông tin.
Hoạt động 2.2: Tạo bảng (17 phút) 
a) Mục tiêu:
- HS biết cách tạo bảng và một số thao tác cơ bản như: đưa thông tin vào bảng; di chuyển con trỏ soạn thảo; căn chỉnh dữ liệu trong ô.
b) Nội dung:
- HS tạo được bảng và thực hiện một số thao tác cơ bản
- HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu SGK.
c) Sản phẩm dự kiến:Câu trả lời của HS được ghi vào vở
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV giao nhiệm vụ học tập 1
- HS đọc phần nội dung kiến thức mới và nêu các bước tạo bảng.
- Các bước tạo bảng đó chỉ tạo tối đa bao nhiêu cột? bao nhiêu hàng?.
- Muốn tạo nhiều hơn số cột, số hàng đó em thực hiện như thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV q/sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trả lời lần lượt các câu hỏi.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.
- GV cho HS thực hiện các bước tạo bảng trên máy chiếu để cả lớp quan sát
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt kiến thức => chiếu các bước lên máy chiếu.
Lưu ý: Muốn tạo bảng nhiều hơn 10 cột, 8 hàng ta thực hiện => thay đổi Bước 3
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Cách nhập dữ liệu vào bảng?
- Cách căn chỉnh lề cho dữ liệu trong ô?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc thông tin và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV q/sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trả lời lần lượt các câu hỏi.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.
- GV cho HS thực hiện các yêu cầu đó trên máy chiếu để cả lớp quan sát
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chốt kiến thức => chiếu nội dung lên máy chiếu.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi SGK
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
- GV q/sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV cho HS nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét => kết quả chính xác câu hỏi lên máy chiếu.
2. Tạo bảng
- Các bước tạo bảng:
Bước 1: Chọn Insert
Bước 2: Chọn mũi tên nhỏ bên dưới Table
Bước 3: Di chuyển chuột để chọn số hàng, số cột
(Bước 3: Chọn Insert Table rồi nhập số cột, số hàng như Hình 5.14) 
- Nhập dữ liệu vào bảng em di chuyển con trỏ soạn thảo vào ô và nhập dữ liệu (để di chuyển con trỏ soạn thảo giữa các ô em sử dụng các phím mũi tên hoặc nháy chuột).
- Căn chỉnh lề cho dữ liệu trong ô tương tự căn lề cho văn bản.
Câu 1. c, a, b
Câu 2. Đáp án A: 4 cột, 35 hàng.
Hoạt động 2.3: Định dạng bảng (Chỉnh sửa bảng) (10phút)
a) Mục tiêu:
- HS biết các bước chèn thêm cột, hàng; xóa cột, hàng; gộp, tách ô; điều chỉnh kích thước ô; căn chỉnh lề.
b) Nội dung:
- HS quan sát Hình 5.16 để biết chỉnh sửa bảng và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của SGK.
- Hoàn thiện phiếu học tập. 
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS được ghi vào vở.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc phần nội dung kiến thức mới.
- HS quan sát Hình 5.16 (máy chiếu)
- Khi nào nhóm thẻ Table Tools xuất hiện như hình 5.16
- Nêu các cách chỉnh sửa bảng và trả lời câu hỏi SGK 
- Hoàn thành phiếu học tập.
- HS hoạt động cặp đôi thực hành trên máy tính.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động theo nhóm quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện nhóm HS trả lời câu hỏi.
- GV gọi đại diện nhóm HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.
- GV cho HS thực hiện câu hỏi SGK.
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét và đưa ra câu trả lời chính xác => chiếu nội dung và kết quả chính xác lên máy chiếu.
3. Định dạng bảng
- Khi em đặt con trỏ soạn thảo trong bảng, nhóm thẻ Table Tools xuất hiện như hình 5.16
- Cách chỉnh sửa bảng
Bước 1: Đặt con trỏ soạn thảo trong bảng 
Bước 2: Chọn thẻ Layout, chọn nút lệnh tương ứng.
* Các bước chèn thêm cột, hàng hoặc xóa cột, hàng:
? B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào ô trong bảng.
? B2: Nháy chuột chọn Table Tools, chọn Layout.
? B3: Chọn lệnh tương ứng trong nhóm lệnh *Rows&Columns* 
- Lệnh Delete: Xóa cột hay hàng
- Lệnh Insert Above: Thêm hàng bên trên hàng đã chọn.
- Lệnh Insert Below: Thêm hàng bên dưới hàng đã chọn.
- Lệnh Insert Left: Thêm cột bên trái cột đã chọn.
- Lệnh Insert Right: Thêm cột bên phải cột đã chọn.
* Các bước gộp ô, tách ô.
? B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào ô trong bảng.
? B2: Nháy chuột chọn Table Tools, chọn Layout.
? B3: Chọn lệnh tương ứng trong nhóm lệnh *Merge* 
* Các bước điều chỉnh kích thước ô.
? B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào ô trong bảng.
? B2: Nháy chuột chọn Table Tools, chọn Layout.
? B3: Điền số thích hợp vào ô Heght (độ cao của hàng) và ô Width (độ rộng của cột) nhóm lệnh *Cell Size* 
Hoặc đưa con trỏ chuột vào đường biên của cột (hay hàng) cần thay đổi kích thước cho đến khi con trỏ có dạng mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột sang trái, phải; hoặc lên trên, xuống dưới.
Đáp án câu hỏi SGK: C
Phiếu học tập: 
Câu 1: 1C, 2D, 3A, 4B
Câu 2: 2C; Câu 3: 3B
Hoạt động 2.4: Thực hành tạo bảng (20 phút)
a) Mục tiêu: HS thực hành tạo bảng danh sách lớp cho cuốn sổ lưu niệm. 
b) Nội dung:
- HS thực hành tạo bảng và nhập dữ liệu
- Thực hành định dạng và chỉnh sửa bảng
c) Sản phẩm:Tệp văn bản Cuốn sổ lưu niệm được lưu trữ trong thư mục quy định
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc nhiệm vụ để tạo được bảng 
- HS quan sát Hình 5.11 (máy chiếu)
- Để hoàn thành được sản phẩm trên thì cần thực hiện các bước:
+ Tạo bảng
+ Chỉnh sửa bảng
+ Nhập thông tin
- Dựa vào nội dung trong sgk và kiến thức đã học em hãy trả lời các câu hỏi sau: 
+ Trình bày thao tác tạo bảng? Hình 5.11 có bao nhiêu cột và bao nhiêu hàng? 
+ Thao tác gộp ô được thực hiện như thế nào? 
+ Các bước điều chỉnh độ rộng cột, độ cao của hàng?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các học sinh trong nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
- GV q/sát HS, hỗ trợ khi nhóm cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện nhóm HS trả lời lần lượt các câu hỏi
- GV thực hành mẫu trên máy chiếu cho hs quan quát làm theo
* Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét và chốt kiến thức từng yêu cầu trên máy chiếu.
4. Thực hành
- Hoàn thành bài tập thực hành trong SGK 
- Lưu tệp văn bản cuốn sổ lưu niêm được lưu trữ trong thư mục qui định.
Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức về trình thông tin dạng bảng
b) Nội dung:
- HS hoàn thành được hai bài tập trong SGK phần luyện tập.
c) Sản phẩm:
Bài 1. Tạo bảng và bổ sung cột (Chèn thêm cột Tổng số và điền số liệu)
STT
Tên trò chơi
Số bạn nam thích
Số bạn 
nữ thích
Tổng số
1
Kéo co
19
16
35
2
Ném bóng trúng đích
12
15
27
3
Lò cò tiếp sức
16
18
34
4
Trốn tìm
 8
 10
 18
Bài 2. Tạo bảng và bổ sung hàng (Chèn thêm hàng- thông tin khảo sát năm 2016)
Sản phẩm dự kiến (phụ thuộc vào sản phẩm HS) 
STT
Năm
Số lượng học sinh yêu thích đọc sách
Tỉ lệ học sinh yêu thích đọc sách (%)
1
2016
175
45%
2
2017
230
52%
3
2018
256
64%
4
2019
345
78%
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- HS đọc yêu cầu bài luyện tập 1 SGK để tạo bảng 
- HS quan sát nội dung bài (máy chiếu)
- Để hoàn thành được yêu cầu bài thì cần thực hiện các bước:
+ Xác định số cột, số hàng theo mẫu.
+ Bổ sung cột Tổng số vào vị trí nào trong bảng thì hợp lí.
+ Sau đó tính tổng rồi nhập số liệu đó vào cột vừa bổ sung với thông tin tương ứng.
- GV yêu cầu HS đặt tên cho bảng vừa tạo (đặt tên gợi nhớ)
- Thảo luận nhóm và thực hiện
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các học sinh trong nhóm thảo luận và cùng nhau thực hành hoàn thành công việc của nhóm mình.
- GV quan sát HS thực hành, hỗ trợ khi nhóm cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV chiếu một vài bài của các nhóm lên bảng.
- GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
* Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét và chốt kiến thức từng yêu cầu => sản phẩm HS làm được (đã hoàn thiện) lên máy chiếu.
- GV đặt tên cho bảng vừa tạo phụ thuộc HS
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- HS đọc yêu cầu bài luyện tập 2 SGK để tạo bảng 
- HS quan sát nội dung bài tập (máy chiếu)
- Để hoàn thành được yêu cầu bài thì cần thực hiện các bước:
+ Xác định số liệu thông tin hàng năm theo cột hay theo hàng từ đó xác định thông tin còn lại.
+ Xác định thông tin để chia số cột, số hàng.
+ Bổ sung cột (hàng) năm 2016 vào vị trí nào trong bảng thì hợp lí.
+ Sau đó nhập số liệu vào cột (hàng) vừa bổ sung với thông tin tương ứng.
- GV yêu cầu HS đặt tên cho bảng vừa tạo (đặt tên gợi nhớ)
-Thảo luận nhóm và thực hiện
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các học sinh trong nhóm thảo luận và cùng nhau thực hành hoàn thành công việc của nhóm mình.
- GV quan sát HS thực hành, hỗ trợ khi nhóm cần.
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS thực hiện lần lượt các yêu cầu trên máy chiếu.
- GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
- GV gọi HS thực hiện lần lượt các yêu cầu trên máy chiếu nếu có cách trình bày thông tin trong bảng khác với bạn.
- GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
(Nếu HS không có cách trình bày thông tin trong bảng khác với bạn GV kết hợp với HS tạo bảng đó).
* Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét và chốt kiến thức từng yêu cầu => 2 sản phẩm lên máy chiếu.
- GV gợi ý chọn cách trình bày thông tin trong bảng thấy
- GV đặt tên cho bảng vừa tạo phụ thuộc HS
- Hoàn thành bài tập luyện tập 1 - SGK 
- Hoàn thành bài tập luyện tập 2 - SGK
Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) 
a) Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng được kiến thức về tạo bảng, định dạng bảng vào thực hành. 
b) Nội dung:
- HS vận dụng kiến thức vào làm bài thực hành trình bày một sổ thông tin dạng bảng như thời khoá biểu, thời gian biểu hoạt động các ngày trong tuần
- HS tiếp tục xem lại nội dung của cuốn sổ lưu niệm và cân nhắc những nội dung có thể trình bày ở dạng bảng thì hợp lí hơn, ví dụ: danh sách những sự kiện của lớp, danh sách GV,...
c) Sản phẩm:
- Bảng “Thời khoá biểu, thời gian biểu” được thiết kế trên máy. 
- Cuốn sổ lưu niệm thiết kế trên máy dựa trên ý tưởng từ bài trước.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu các nhóm HS về nhà thiết kế bảng thời khoá biểu, thời gian biểu
- Thiết kế cuốn sổ lưu niệm trên ý tưởng từ bài trước sao cho hợp lí.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Các HS trong nhóm thảo luận và cùng nhau thực hành hoàn thành công việc của nhóm mình tại nhà.
* Báo cáo, thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày ý tưởng của mình theo từng yêu cầu
-GV kết hợp với HS các nhóm trên máy ở bài 14 THỰC HÀNH TỔNG HỢP
* Kết luận, nhận định
- GV chiếu sản phẩm HS lên máy chiếu và nhận xét các nhóm ở mức độ sáng tạo. Không đánh giá đúng sai mà cần chú trọng lí giải tại sao.
Hoàn thành sản phẩm theo ý tưởng của từng nhóm.
HỒ SƠ HỌC TẬP 
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: ..
Em hãy khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời đúng.
Câu 1. Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.
1) Insert Left
a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn.
2) Insert Right
b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn.
3) Insert Above
c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn.
4) Insert Below
d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn.
Câu 2. Bảng danh sách lớp 6A với cột Tên được trình bày theo thứ tự vần A, B, C.
STT
Họ đệm
Tên
1
Nguyễn Hải
Bình
2
Hoàng Thuỳ
Dương
3
Đào Mộng
Điệp
Để bổ sung bạn Ngô Văn Chinh vào danh sách mà vẫn đảm bảo yêu cầu danh sách được xếp theo vần A, B, C của tên, em sẽ thêm một dòng ở vị trí nào của bảng?
A. Thêm một dòng vào cuối bảng.
Thêm một dòng vào trước dòng chứa tên bạn Bình.
C. Thêm một dòng vào trước dòng chứa tên bạn Dương.
D. Thêm một dòng vào sau dòng chửa tên bạn Dương.
Câu 3. Trong bảng danh sách lớp 6A ở bài tập 2, con trỏ soạn thảo đang được đặt trong ô chứa tên bạn Bình. Để thêm một dòng vào sau dòng này, em nháy nút phải chuột chọn Insert và chọn tiếp lệnh nào?
A. Insert RowsAbove.	B. Insert Rows Below.
C. Insert Columns to the Left.	D. Insert Columns to the Right.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx