Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet (Bản hay)

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet (Bản hay)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

- Tác hại và nguy cơ bị hại khi sử dụng internet.

- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân.

- Biết cách chia sẻ thông tin an toàn.

- Nhận diện được thông điệp mang nội dung xấu, lừa đảo.

2. Về năng lực:

- HS hình thành và phát triển được tư duy logic, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề.

- Nội dung gắn liền kiến thức với thực tế, nhắm kết nối tri thức với cuộc sống.

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

Năng lực tư duy logic.

Năng lực phán đoán.

Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực C (NLc):

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

Cởi mở: Thể hiện sự cởi mở và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Thận trọng: Cẩn trọng trước những thông điệp, người xấu trên mạng Internet.

 

docx 3 trang huongdt93 04/06/2022 3640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 9: An toàn thông tin trên Internet (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY: An toàn thông tin trên Internet
Môn: Tin học	 lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về: 
- Tác hại và nguy cơ bị hại khi sử dụng internet.
- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân.
- Biết cách chia sẻ thông tin an toàn.
- Nhận diện được thông điệp mang nội dung xấu, lừa đảo.
2. Về năng lực: 
- HS hình thành và phát triển được tư duy logic, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề.
- Nội dung gắn liền kiến thức với thực tế, nhắm kết nối tri thức với cuộc sống.
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tư duy logic.
Năng lực phán đoán.
Năng lực phân tích và giải quyết vấn đề.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực C (NLc): 
3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Cởi mở: Thể hiện sự cởi mở và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Thận trọng: Cẩn trọng trước những thông điệp, người xấu trên mạng Internet.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: 
- HS nêu được rắc rối mà Minh gặp phải.
b) Nội dung: Học sinh đóng vai hai bạn Minh và An thể hiện đoạn hội thoại trước lớp. Qua đó GV nêu vấn đề dẫn dắt vào bài học.
c) Sản phẩm: Học sinh nêu được các nguy cơ gây hại mà người sử dụng Internet có thể gặp phải.
d) Tổ chức thực hiện: Yêu cầu học sinh đóng vai và thể hiện trước lớp. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Có thể chia nhóm thực hiện thảo luận nhóm song song cả 3 hoạt động trong các mục 1, 2, 3 SGK. 
a) Mục tiêu: 
- HS nêu được các nguy cơ gây hại mà người sử dụng Internet có thể gặp phải.
- Giúp học sinh nhận thức được mức độ gây hại của các nguy cơ 
- Giúp học sinh nêu lên những việc cần làm để tránh gặp phải những rắc rối. nguy cơ trên mạng Internet (Quy tắc an toàn).
- Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân và một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn.
b) Nội dung: GV nêu mục tiêu, yêu cầu cho từng nhóm, chia các nhóm để HS phân công nhóm trưởng để trình bày. Thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm.
c) Sản phẩm: Kết quả trên bảng nhóm và nhóm trưởng mỗi nhóm trình bày. Giáo viên chốt kiến thức cho các mục tiêu.
d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời. GV đặt các câu hỏi để khai thác sâu sự hiểu biết của học sinh (có thể sử dụng các câu hỏi trong SGK hoặc các câu hỏi do GV tự đưa ra).
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học. Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu trong phần luyện tập.
b) Nội dung: Trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đọc câu hỏi luyện tập để học sinh trả lời (hoặc học sinh tự nghiên cứu câu hỏi luyện tập để trả lời). GV có thể yêu cầu học sinh hệ thống hóa lại các kiến thực của bài dưới dạng sơ đồ tư duy (tùy đối tượng học sinh).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Áp dụng được kiến thức vào cuộc sống thực tế để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và gia đình, bạn bè khi tham gia sử dụng Internet.
b) Nội dung: GV nêu các câu hỏi phần vận dụng để học sinh trả lời. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các HS
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các HS tranh luận để đưa ra câu trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx