Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 3: Tố chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đối thông tin - Bài 6: Mạng thông tin toàn cầu

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 3: Tố chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đối thông tin - Bài 6: Mạng thông tin toàn cầu

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được các khái niệm World Wide Web, website, địa chỉ của website, trình duyệt.

- Biết cách sử dụng trình duyệt để vào trang web cho trước xem và nêu được các thông tin chính trên trang web đó.

- Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng: Thi toán, tiếng anh trên mạng, tra từ điển, xem thời tiết, thời sự, tìm kiếm thông tin,

2.Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.

2.2. Năng lực Tin học:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực A (NLa):

- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

Năng lực C (NLc):

- Biết được cách tổ chức thông tin trên Internet.

- Biết sử dụng trình duyệt để tìm kiếm các trang web.

- Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng: Thi toán, tiếng anh trên mạng, tra từ điển, xem thời tiết, thời sự, tìm kiếm thông tin,

Năng lực D (NLd):

- Sử dụng các trình duyệt như cốc cốc, google chorme, . để truy cập và tìm kiếm đc các thông tin hữu ích trên internet

Năng lực E (NLe):

- Năng lực hợp tác trong môi trường số.

 

docx 14 trang huongdt93 03/06/2022 2800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 3: Tố chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đối thông tin - Bài 6: Mạng thông tin toàn cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Ngày soạn: 
Tiết theo KHBD: 
CHỦ ĐỀ 3: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM 
VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN 
BÀI 6: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu: SP Tin 6 Anh Nguyet + Pham Huy
1. Về kiến thức:
- Trình bày được các khái niệm World Wide Web, website, địa chỉ của website, trình duyệt.
- Biết cách sử dụng trình duyệt để vào trang web cho trước xem và nêu được các thông tin chính trên trang web đó.
- Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng: Thi toán, tiếng anh trên mạng, tra từ điển, xem thời tiết, thời sự, tìm kiếm thông tin, 
2.Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày. 
2.2. Năng lực Tin học: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa): 
- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực C (NLc): 
- Biết được cách tổ chức thông tin trên Internet.
- Biết sử dụng trình duyệt để tìm kiếm các trang web.
- Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng: Thi toán, tiếng anh trên mạng, tra từ điển, xem thời tiết, thời sự, tìm kiếm thông tin, 
Năng lực D (NLd): 
- Sử dụng các trình duyệt như cốc cốc, google chorme, ... để truy cập và tìm kiếm đc các thông tin hữu ích trên internet
Năng lực E (NLe): 
- Năng lực hợp tác trong môi trường số. 
3.Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái:Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo.- HS: SGK, bảng nhóm, bút dạ, phấn. 
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5phút) 
a) Mục tiêu:- Biết trang truy cập vào trang web: world wide web
b) Nội dung:- Trang truy cập vào trang web: world wide web
c) Sản phẩm: Truy cập vào trang web: world wide web
d) Tổ chức thực hiện:Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh quan sát nội dung thông tin trên các trang Web mà giáo viên trình chiếu và hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Các trang Web cho em biết những thông tin gì? 
Câu 2. Các trang thông tin được nối với nhau như thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm
* Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Câu 1. Các thông tin trên Internet rất đa dạng và phong phú, có những câu chuyện rất hấp dẫn, hình ảnh đẹp, bộ phim hay, bản nhạc du dương, 
Câu 2. Các thông tin được nối với nhau thành mạng giống như mạng nhện khổng lồ bao trùm lên cả thế giới đó nên nó được gọi là World Wide Web hay mạng thông tin toàn cầu. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định:
+ Sau khi thực hiện xong bài tập giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. Từ đó hướng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiến thức mới.
Trang truy cập vào trang web: world wide web
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (60 phút)
Hoạt động 2.1: Tổ chức thông tin trên Internet (25 phút)
a) Mục tiêu: 
- Sự khác nhau cách tổ chức thông tin trên một cuốn sách và trên Internet
- Biết các khái niệm: world wide web, website, địa chỉ website, trình duyệt.
b) Nội dung:- Tổ chức thông tin trên Internet.
c) Sản phẩm:- Cách tổ chức thông tin trên Internet 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Câu 1. Thông tin trong một cuốn sách được tổ chức như thế nào?
Câu 2.Các thông tin trong sách được trình bày dưới dạng gì?
Câu 3. Em đã xem thông tin trên Internet chưa?
Câu 4. Trên Internet có những dạng thông tin gì?
Câu 5. Thông tin trên sách báo hay Internet thông tin nào đa dạng hơn?
* HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
Câu 1. Trong một cuốn sách, thông tin được sắp xếp tuần tự. 
Ví dụ: Cuốn sách tin học 6 có các chủ đề, trong mỗi chủ đề có một số bài học, mỗi bài học có các phần, trong từng phần sẽ trình bày từng nội dung cụ thể.
Câu 2. Hầu hết thông tin chỉ được trình bày dưới dạng văn bản và hình ảnh.
Câu 3. Rồi/chưa
Câu 4. Trên Internet có thông tin ở các dạng: văn bản, hình ảnh, âm thanh, các phần mềm, các liên kết.
Câu 5. Các dạng thông tin trên Internet đa dạng hơn thông tin trong sách báo
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác..
* Kết luận, nhận định:
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức trọng tâm trong hộp kiến thức
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Trang siêu văn bản là gì?
Câu 2. Trang web là gì?
Câu 3. Website là gì?
Câu 4. Website do ai quản lí?
Câu 5. Trang chủ là gì? 
Câu 6. Mạng thông tin toàn cầu là gì? 
* HS thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
Câu 1. Trang siêu văn bản (Hypertext) là trang văn bản đặc biệt, tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,... và các liên kết trỏ đến vị trí khác trong trang hay các trang web khác.
Câu 2. Mỗi trang web là một trang siêu văn bản được gán cho một địa chỉ.
Câu 3. Website: là một tập hợp các trang web liên quan được truy cập thông qua một địa chỉ.
Câu 4. Website do một hoặc một số người hoặc một tổ chức quản lí.
Câu 5. Trang chủ (homepage) của Website trang được mở ra đầu tiên khi truy cập website đó. Địa chỉ của trang chủ cũng chính là địa chỉ của website
Câu 6. Hệ thống các website trên internet tạo thành mạng thông tin toàn cầu
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức trọng tâm trong hộp kiến thức
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
1. Em hãy chọn phương án đúng.
 Trang siêu văn bản là: 
A. Trang văn bản thường không chứa liên kết. 
B. Trang văn bản đặc biệt tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và chứa các liên kết. 
C. Trang văn bản đặc biệt tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và không chứa liên kết. 
2. Hãy nêu địa chỉ một số trang web phục vụ học tập?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
1. Đáp án: B. 
2. Ví dụ một số trang web phục vụ học tập: 
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
- HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về tổ chức thông tin trên Internet 
HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi bài vào vở
I. TỔ CHỨC THÔNG TIN TRÊN INTERNET: 
Tìm hiểu cách tổ chức thông tin: 
-Thông tin trên trang web được tạo nên nhiều trang web kết nối với nhau bởi các liên kết. Mỗi trang web có địa chỉ truy cập riêng. 
- World wide web là mạng thông tin toàn cầu, liên kết các website trên Internet.
- Website là một tập hợp gồm một hoặc nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới một địa chỉ truy cập chung
- Địa chỉ website là địa chỉ truy cập trung của các trang web của website.
Hoạt động 2.2: Trình duyệt (15 phút)
a) Mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là trình duyệt và nêu được một số trình duyệt thông dụng.
- Biết cách sử dụng trình duyệt để truy cập một trang web.
b) Nội dung:- Trình duyệt
c) Sản phẩm:- Cách sử dụng trình duyệt
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV đặt vấn đề giới thiệu trình duyệt: Để truy cập vào một website, ta cần dùng một phần mềm ứng dụng được gọi là trình duyệt (web browser). Duyệt web là hoạt động truy tìm theo các liên kết để tìm thông tin.
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
1. Trình duyệt web là gì?
2. Khai thác thông tin trên trang web ta làm như thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát GV minh hoạ
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
1.Trình duyệt là phần mềm giúp nguời dùng truy cập các trang web trên Internet. 
2. Người sử dụng có thể theo các liên kết để khai thác thông tin từ các trang web.
- HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức cơ bản trong phần hộp kiến thức
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
1. Em hãy kể tên một số trình duyệt mà em biết. 
2. Để truy cập một trang web, chúng ta cần làm như thế nào? 
3. Có thể cài đặt và sử dụng nhiều trình duyệt trên cùng một máy tính được không?
* HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. 
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả thảo luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
- Trình duyệt là phần mềm giúp nguời dùng truy cập các trang web trên Internet. 
- Người sử dụng có thể theo các liên kết để khai thác thông tin từ các trang web.
- Một số trình duyệt: Mozilla Firefox, Google Chrome, Microsoft Edge, Safari, Cốc Cốc, Opera, Internet Explorer, ... 
- Muốn truy cập vào một trang web, chúng ta cần sử dụng một trình duyệt. 
B1. Nháy đúp chuột vào biểu tượng của trình duyệt. 
B2. Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ của trình duyệt. 
* Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về trình duyệt 
HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi bài vào vở
II. TRÌNH DUYỆT :
- Trình duyệt Web là phần mềm ứng dụng giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW: truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên Internet
- Một số trình duyệt Web: Cốc cốc, Chorne, Firefox, 
- Người dùng có thể theo các liên kết có thể khai thác thông tin từ các trang web.
Hoạt động 2.3:Thực hành: Khai thác thông tin trên trang web (20 phút)
a) Mục tiêu:
- HS sử dụng được một trình duyệt, thực hiện theo hướng dẫn để vào được trang web có địa chỉ vi.wikipedia.org. Vào các mục chính của trang xem các bài viết.
- HS có thể khai thác thông tin trên một số trang web thông dụng sau để xem thời tiết, thời sự, tra từ: khituongvietnam.gov.vn (xem thời tiết); vtvgo.vn (xem tin tức trên VTV).
b) Nội dung:- Thực hành:Khai thác thông tin trên trang web.
c) Sản phẩm:- Sử dụng trình duyệt để vào các trang web theo hướng dẫn.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV bố trí số HS thực hành trên mỗi máy (tuỳ điều kiện phòng máy của trường).
- GV phổ biến nhiệm vụ thực hành, yêu cầu cần đạt để cả lớp nắm được
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành bài tập sau: 
Câu 1. Nêu các bước các truy cập một trang web?
Câu 2. Truy cập và trang web bách khoa toàn thư mở tiếng Việt:vi.wikipedia.org để xem thông tin
3. Thực hành: Khai thác thông tin trên Internet
Đáp án:
Câu 1. C
Câu 2. 
1.B
2.D
3. A
4. C
3. Truy cập vào trang thông tin thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc Gia để xem thời tiết: khituongvietnam.gov.vn
4. Truy cập vào trang thông tin của Đài truyền hình Việt Nam để xem thời sự, tin tức: vtvgo.vn
* HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
- Truy cập trang web: khituongvietnam.gov.vn
- Truy cập trang web: vtvgo.vn
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Gv thực hiện trên máy tính và chốt nội dung kiến thức chính và gợi mở để học sinh thực hành lưu địa chỉ các trang web trên thanh Bookmark
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu:- Khắc sâu kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm:- Kết quả hoạt động của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Hoạt động nhóm tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng nhóm, hoàn thành các câu hỏi sau: 
1. Thông tin trên Internet được tổ chức như thế nào? 
A. Tương tự như thông tin trong cuốn sách. 
B. Thành từng bản rời rạc. 
C. Các siêu văn bản liên kết với nhau bởi các liên kết. 
D. Một cách tùy ý. 
2. Em hãy ghép từng nội dung ở cột A với phù hợp nội dung ở cột B (SGK).
A
B
1) Website là tập hợp
a) sử dụng trình duyệt web.
2) Khi duyệt web, muốn chuyển đến một nội dung hoặc một trang web khác thì ta nháy chuột vào
b) website trên Internet.
3) Để truy cập các trang web ta cần
c) các trang web liên quan được truy cập thông qua một địa chỉ.
4) WWW là hệ thống các
d) liên kết trỏ đến đó.
3. Nêu một số lợi ích của mạng thông tin toàn cầu?
4. Nêu sự khác nhau của Internet và WWW?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động nhóm tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng nhóm
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả, ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
Đáp án: 
1. C. 
2. 1 - c, 
2 - d, 
3 - a, 
 4 - b.
3. Lợi ích của mạng thông tin toàn cầu (WWW):
+ Giúp liên kết các website trên Internet.
+ Tổ chức thông tin dưới dạng siêu văn bản, giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển đến một trang web cụ thể có liên quan đến nội dung cần quan tâm.
+ Là môi trường giao tiếp chính của người sử dụng trên Internet.
4. Internet là một mạng lưới các máy tính được kết nối với nhau; WWW là một tập hợp các trang được tìm thấy trên mạng máy tính này
* Kết luận, nhận định
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
LUYỆN TẬP:
Đáp án: 
1. C. 
2. 1 - c, 
2 - d, 
3 - a, 
 4 - b.
3.Lợi ích của mạng thông tin toàn cầu (WWW):
+ Giúp liên kết các website trên Internet.
+ Tổ chức thông tin dưới dạng siêu văn bản, giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển đến một trang web cụ thể có liên quan đến nội dung cần quan tâm.
+ Là môi trường giao tiếp chính của người sử dụng trên Internet.
4. Internet là một mạng lưới các máy tính được kết nối với nhau
 WWW là một tập hợp các trang được tìm thấy trên mạng máy tính này
Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút) 
a) Mục tiêu:
- Nêu được điểm khác nhau giữa cách tổ chức thông tin trong cuốn sách với cách tổ chức thông tin trên Internet; 
- Thực hiện thành thạo việc mở trình duyệt và khai thác thông tin trên một số trang web có địa chỉ: .
b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: - Khắc sâu kiến thức đã học. 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các nội dung sau: 
1. Có điểm gì khác nhau giữa cách tổ chức thông tin trong cuốn sách với cách tổ chức thông tin trên Internet? 
2. Em hãy sử dụng web browser để truy cập vào trang web có địa chỉ: và để xem thông tin có trên trang web (tên, biểu tượng, các mục chính, ...) và theo các trỏ liên kết đến các trang web khác. 
Lưu địa chỉ em thích trang web vào thanh đánh dấu.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 1 theo nhóm
- HS làm việc cá nhân trên máy tính thực hiện câu hỏi 2.
- GV quan sát, hỗ trợ khi cần
* Báo cáo, thảo luận
- HS đại diện một trình bày kết quả câu hỏi 1, 2
1.Trong sách: Thông tin được tổ chức tuần tự theo chủ đề hoặc chương trình, bài, phần, nội dung từng phần. Khi người dùng tìm kiếm thông tin thì phải theo tuần tự, xem nội dung đó thuộc các bài, mấy chương, ở mọi trang trong sách. Đây là cách tổ chức tuyến tính. 
- Trên Internet: Tổ chức thông tin dưới đạng siêu văn bản. Người sử dụng có thể dễ dàng truy cập để xem nội dung các trang web khi máy tính được kết nối với Internet. Các liên kết giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển đến một trang web cụ thể có liên quan đến nội dung cần quan tâm, không theo tuần tự. Đây là cách tổ chức phi tuyến tính. 
2.
- Duyệt web để xem thông tin trên các trang web.
- Lưu địa chỉ các trang web trên thanh đánh dấu.
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm.
Nêu những lỗi mà các em thường hay mắc phải
- Đưa ra hướng khắc phục
- Giải đáp những thắc mắc của học sinh
- Tuyên dương và ghi điểm những học sinh thực hành tốt, phê bình những em lười thực hành, mất trật tự trong giờ thực hành.
GV: Thông báo hết thời gian thực hành và yêu cầu HS tắt máy, kiểm tra các thiết bị máy tính, tiến hành vệ sinh phòng Tin học, chú ý an đảm bảo an toàn về điện.
* Hướng dẫn về nhà:
- Đọc lại kiến thức trên lớp để hiểu kĩ được các khái niệm website, liên kết (link), World wide web (WWW), trình duyệt.
- Trong điều kiện gia đình có máy tính kết nối Internet HS thực hành luyện tập khai thác thông tin trên các trang web, tìm kiếm các website có nội dung liên quan đến các môn học.
- Làm bài tập trong SBT/22, 23, 24, 25.
- Đọc trước bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet.
VẬN DỤNG:
Câu 1. Có điểm gì khác nhau giữa cách tổ chức thông tin trong cuốn sách với cách tổ chức thông tin trên Internet? 
+Trong sách: Thông tin được tổ chức tuần tự theo chủ đề hoặc chương trình, bài, phần, nội dung từng phần. Khi người dùng tìm kiếm thông tin thì phải theo tuần tự, xem nội dung đó thuộc các bài, mấy chương, ở mọi trang trong sách. Đây là cách tổ chức tuyến tính. 
+ Trên Internet: Tổ chức thông tin dưới đạng siêu văn bản. Người sử dụng có thể dễ dàng truy cập để xem nội dung các trang web khi máy tính được kết nối với Internet. Các liên kết giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển đến một trang web cụ thể có liên quan đến nội dung cần quan tâm, không theo tuần tự. Đây là cách tổ chức phi tuyến tính. 
Câu 2: 
- Duyệt web để xem thông tin trên các trang web.
- Lưu địa chỉ các trang web trên thanh đánh dấu.
Phụ lục: Sơ đồ tư duy:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx